Văn bản Nguyễn Trãi – Nhà ngoại giao, nhà hiền triết, nhà thơ

Theo đề nghị của Uỷ ban Quốc gia UNESCO của Việt Nam, Tổ chức Văn hoá, Khoa học và Giáo dục của Liên hợp quốc (UNESCO) đã quyết định ghi tên Nguyễn Trãi vào danh sách những danh nhân thế giới được kỉ niệm trọng thể năm sinh, trong năm 1980.

Nguyễn Trãi – Nhà ngoại giao, nhà hiền triết, nhà thơ

A-ma-du Ma-la Mo Bâu

Theo đề nghị của Uỷ ban Quốc gia UNESCO của Việt Nam, Tổ chức Văn hoá, Khoa học và Giáo dục của Liên hợp quốc (UNESCO) đã quyết định ghi tên Nguyễn Trãi vào danh sách những danh nhân thế giới được kỉ niệm trọng thể năm sinh, trong năm 1980. Việc tổ chức lần thứ 600 năm sinh của nhà thơ cổ điển này của Việt Nam chứng tỏ những cố gắng của UNESCO nhằm đưa vào di sản thế giới những đại biểu ưu tú nhất của mỗi nền văn hoá dân tộc. Thật vậy, thời đại chúng ta là thời đại đầu tiên trong lịch sử lấy toàn bộ những biểu tượng tinh thần hay vật chất, văn học hay nghệ thuật của thế giới làm một di sản không thể chia cắt của nhân loại.

Các nhà thơ của một đất nước thường là sứ giả của dân tộc họ. Họ càng xứng đáng với danh hiệu ấy khi, hàng thế kỉ sau lúc họ qua đời, những điều gửi gắm của họ, đêm đêm vẫn thức dậy trong tâm trí của những thế hệ nối tiếp. Đó chính là vai trò dành cho sự nghiệp của Nguyễn Trãi trong lịch sử Việt Nam. Tiếng nói của ông vẫn nguyên vẹn trong đó, một cách tuyệt diệu, tiếng nói “của một nhà yêu nước vĩ đại, da diết trong lòng Tổ quốc mình".

Nhà thơ Việt Nam, đồng thời là một thành viên kiệt xuất của cộng đồng loài người ấy, để lại cho chúng ta bài học gì? Có nên phân biệt tách bạch ở ông nhà ngoại giao, nhà hiền triết và nhà thơ không?

Những người chuyên nghiên cứu tác phẩm của Nguyễn Trãi khẳng định rằng không thể tiến hành một sự cắt xén trong công trình của ông. Mỗi thành tố trong bộ ốc sớm uyên thâm của ông gắn liền với những thành tố khác: nhà thơ không tách khỏi nhà ngoại giao; nhà triết học, khỏi nhà chính trị; nhà đạo đức học, khỏi nhà hành động Cuộc đời và sựnghiệp của ông hành vi và tư tưởng của ông cùng tiến triển và chín muỗi cho tới lúc cùng hoàn mãn, theo những đòi hỏi của thế kỉ XV ở Việt Nam.

Nguyễn Trãi sống từ 1380 đến 1442. Vào thời kì này, Việt Nam đã là một quốc gia lâu đời với những tín ngưỡng, phong tục, thể chế, văn học và nghệ thuật biểu thị một cá tính dân tộc đặc thù. Sinh ra trong một gia đình nhà nho, Nguyễn Trãi đỗ tiến sĩ năm hai mươi tuổi. Lúc trẻ, ông đưa tài năng phục vụ triều đại nhà Hồ. Nhưng sau khi nhà Hồ thất bại, ông toàn tâm toàn ý gắn bó với triều đại của vua Lê Lợi.

Viết theo một văn phong cực kì giản dị, Quân trung từ mệnh tập biểu thị sáng chói cơ sở tư tưởng của Nguyễn Trãi. Đối với ông, “đạo làm tướng phải lấy nhân nghĩa làm gốc, trí dũng làm nền”. Nguyễn Trãi đưa vào “binh thư” truyền thống một phạm vi đặc biệt, bộc lộ lầm rộng lớn của quan điểm nhân đạo của ông: đó là khái niệm “đánh vào lòng người”. Theo ông, vây hãm thành trì cũng quan trọng như tấn công bằng tinh thần, khiến kẻ địch phải hổ thẹn về hành động chiến tranh của chúng và mỏ ra cho chúng một lối thoát để cứu vãn danh dự. Cũng chính những tình cảm nhân nghĩa này đặc trưng cho quan niệm của Nguyễn Trãi về nhân dân. Từ buổi thiếu thời, dưới ảnh hưởng của thân sinh ông Nguyễn Phi Khanh, một nhà nho lỗi lạc – Nguyễn Trãi đã lập hiểu biết và yêu mến nhân dân, không ngừng lo lắng nỗi niềm lo lắng của dân. Ông viết:

Lo trước bình sinh ôm một chi, Thúc chong ngồi lạnh chỉ ôm chiên

Ông hết lòng nâng niu năng lực sáng tạo của nhân dân, mà ông thường ví như  “sức nước chở được thuyền mà cũng có thể lật úp được thuyền”. Bao giờ ông cũng nói tới nhân dân với một niềm ưu ái đặc biệt, trong văn xuôi, cũng như trong thơ ca.

Ở Nguyễn Trãi, niềm ưu ái ấy – vốn là cái nguồn khích lệ cuộc đòi chịu đựng thiếu thốn và hi sinh của ông – kết hợp với một quan điểm khoáng đạt về thiên nhiên, như hai câu thơ dưới đây bộc lộ:

Đêm vắng tựa không xem tạo biển,

Gió thu thừ hứng cuối kình bơi",

Ở Việt Nam, người ta thường xem bài Đại cáo bình Ngô là kiệt tác của Nguyễn Trãi. Đây là một tác phẩm sử thi lớn, trong đó ngày nay người Việt Nam vẫn còn tìm thấy một cách xúc động một trong những ngọn nguồn tươi mát nhất của cá tính dân tộc. Ngay từ những câu đầu tiên, Việt Nam được giới thiệu và ca ngợi với tất cả những gì tạo nên tính đặc thù của đất nước

Xét như nước Đại Việt ta,

Thật là một nước văn hiến.

Bờ cõi non sông đã riêng,

Phong tục Bắc Nam cũng khác.

Ngoài Quân trung từ mệnh tập nổi tiếng và Dư địa chí — một tiểu luận địa lí học xưa nhất của Việt Nam – ngoài thơ bằng tiếng Hán cổ, Nguyễn Trãi còn có một tập thơ 254 bài viết bằng tiếng Việt. Cùng với ý nghĩa trữ tình thực sự của những viên ngọc này, là giá trị to lớn của chúng trên các bình diện ngữ văn học, ngôn ngữ học và tu từ học [...]

Trong những ngày cuối cùng, sau khi làm tròn bổn phận, Nguyễn Trãi, nhà hiền triết hơn là nhà thơ, về ẩn ở Côn Sơn, mảnh đất thanh bình đã từng để lại dấu ấn cho quãng đời niên thiếu của ông. Đề tài chủ yếu trong thơ ông là vẻ đẹp của nơi ẩn dật, niềm vui bốn mùa trong cảnh trí xung quanh. [...] Ông tự ví mình như một chiếc thuyền con bị những sự nhiễu nhương trên vũ đài chính trị vùi dập:

Thuyền mọn còn chèo chứng khứng đỗ,

Trời ban tối ước

Phía sau cái giọng ưu lư và thất vọng ấy, đó đây lại nổi lên niềm phấn chấn của

một cá tỉnh ít cam chịu nhẫn nhục:

Bui một tức lòng ưu ái cũ,

Đêm ngày cuồn cuộn nước triều đông.

Con thuyền “ưu ái cũ” ấy, một sáng sớm, đã tan vỡ ở Lệ Chi viên, gần Côn Sơn. Là nạn nhân của những mưu đồ đen lối, Nguyễn Trãi bị hành hình cùng với hầu hết gia tộc […].

Sáu trăm năm sau, nỗi thao thức canh cánh của nhà hành động và nhà thơ Nguyễn Trãi vẫn là nỗi thao thức canh cánh bên lòng của tất cả những người yêu công lí và nhân đạo trên đòi này.

(Nguyễn Trọng Định dịch, in trong Nguyễn Trãi – Về tác gia và tác phẩm, Nguyễn Hữu Sơn (tuyển chọn và giới thiệu), NXB Giáo dục, 1999, tr. 1023 – 1026)

 

Tham Gia Group Dành Cho 2K9 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close