Tổng hợp 20 đề thi học kì 1 các trường Văn 11 có đáp ánTải vềTổng hợp 20 đề thi hk1 các trường Văn 11 có đáp án và lời giải chi tiết giúp học sinh ôn tập học kì 1 hiệu quả
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Tải về
THPT Bình Chánh
Họ và tên thí sinh:………………………………….. Lớp: ……….. Số báo danh: …………………. I. ĐỌC HIỂU (4.0): Đọc hiểu văn bản và thực hiện các yêu cầu: …Trái đất rộng giàu sang bao thứ tiếng Cao quý thâm trầm rực rỡ vui tươi Tiếng Việt rung rinh nhịp đập trái tim người Như tiếng sáo như dây đàn máu nhỏ.
Buồm lộng sóng xô, mai về trúc nhớ Phá cũi lồng vời vợi cánh chim bay Tiếng nghẹn ngào như đời mẹ đắng cay Tiếng trong trẻo như hồn dân tộc Việt.
Mỗi sớm dậy nghe bốn bề thân thiết Người qua đường chung tiếng Việt cùng tôi Như vị muối chung lòng biển mặn Như dòng sông thương mến chảy muôn đời. (Lưu Quang Vũ – Thơ Việt Nam thế kỉ XX, NXB GD, 2014, Tr.901) Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ? Câu 2. Chỉ ra và phân tích hiệu quả của một phép tu từ trong khổ 1. Câu 3. Đoạn thơ trên thể hiện nội dung gì? Câu 4. Theo anh chị tác giả gửi gắm thông điệp gì từ đoạn thơ trên? (trình bày bằng đoạn văn 12 – 15 dòng) II. LÀM VĂN (6.0 điểm) Cảm nhận của anh chị về hình tượng nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm Chữ người tử tù của nhà văn Nguyễn Tuân. HocTot.XYZ THPT Tân Châu SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TÂY NINH KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2019 - 2020 TRƯỜNG THPT TÂN CHÂU Môn: Ngữ Văn (Khối 11) ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề
PHẦN I: ĐỌC HIỂU (4.0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: - Con ơi, trước khi nhắm mắt Cha con dặn con suốt đời Phải làm một người chân thật.
- Mẹ ơi, chân thật là gì? Mẹ tôi hôn lên đôi mắt Mẹ ơi một người chân thật Thấy vui muốn cười cứ cười Thấy buồn muốn khóc cứ khóc. Yêu ai cứ bảo là yêu Ghét ai cứ bảo là ghét Dù ai ngon ngọt nuông chiều. Cũng không nói yêu thành ghét. Dù ai cầm dao dọa giết Cũng không nói ghét thành yêu. (Lời mẹ dặn - Phùng Quán) Câu 1: (1,0 điểm) Đoạn trích được viết theo thể thơ nào? Xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn trích trên? Câu 2: (1,5 điểm) Chỉ ra và nêu hiệu quả của một trong cách biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn trích. Câu 3: (0.5 điểm) Anh/Chị hiểu thế nào về cụm từ: “ngon ngọt nuông chiều” trong câu “Dù ai ngon ngọt nuông chiều. Cũng không nói yêu thành ghét”? Câu 4: (1,0 điểm) Viết một đoạn văn nghị luận khoảng từ 7 đến 10 dòng, trình bày ý kiến của anh/chị về điều cần thiết “Sống thì phải làm người chân thật” PHẦN II. LÀM VĂN (6,0 điểm) Cảm nhận của anh/chị về bức tranh phố huyện lúc chiều tàn trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam, Ngữ Văn 11, tập 1. THPT Tân Đông SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TÂY NINH TRƯỜNG THPT TÂN ĐÔNG ĐỀ CHÍNH THỨC I. PHẦN ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN: (4,0 điểm) Đọc ngữ liệu và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Thương vợ Quanh năm buôn bán ở mom sông. Nuôi đủ năm con với một chồng. Lặn lội thân cò khi quãng vắng. Eo sèo mặt nước buổi đò đông. Một duyên hai nợ âu đành phận. Năm nắng mười mưa dám quản công. Cha mẹ thói đời ăn ở bạc Có chồng hờ hững cũng như không. (Thơ văn Trần Tế Xương) Câu 1: Xác định thể thơ của bài thơ (0.5điểm) Câu 2: Giải thích nghĩa của các từ sau đây trong bài thơ: mom sông, eo sèo, duyên, nợ (1,0 điểm) Câu 3: Nêu ý nghĩa của câu thơ “Cha mẹ thói đời ăn ở bạc” (0,5 điểm) Câu 4: Từ lời tự trách mình của ông Tú khi nhận thức được bản thân mình và sự vất vả của người vợ hiền - bà Tú, anh/chị viết đoạn văn từ 10 đến 15 dòng trình bày suy nghĩ về vai trò trách nhiệm của người chồng và người vợ trong gia đình Việt Nam hiện nay. (2,0 điểm) II. PHẦN LÀM VĂN (6,0 điểm) Thí sinh chọn một trong hai phần, nếu chọn cả hai phần thì không được tính điểm PHẦN A Câu 5A: Phân tích vẻ đẹp hình tượng nhân vật Huấn Cao trong truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân (Ngữ văn 11 - Tập 1 - NXBGD) PHẦN B Câu 5B: Cảm nhận của anh/chị về số phận của nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao (Ngữ văn 11 - Tập 1 - NXBGD) ..............................HẾT.................... THPT Tôn Đức Thắng
Họ và tên thí sinh: ……………………………… Lớp: ……………. SBD: ………. I.Đọc hiểu văn bản (3.0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Cầm bút lên định viết một bài thơ Chợt nhớ ra nay là ngày nhà giáo Chợt xấu hổ cho những lần cao ngạo Thì ra con cũng giống bấy nhiêu người…
Cầm bút lên điều đầu tiên con nghĩ Đâu là cha, là mẹ, là thầy… Chỉ là những cảm xúc vu vơ, tầm thường, nhỏ nhặt… Biết bao giờ con lớn được, Thầy ơi! Con viết về thầy, lại “phấn trắng”, “bảng đen” Lại “kính mến”, lại “hy sinh thầm lặng”… Những con chữ đều đều xếp thẳng Sao lại quặn lên những giả dối đến gai người…
[…] Có những điều vô cùng giản dị Sao mãi giờ con mới nhận ra… (Không đề - Nguyễn Thị Chí Mỹ) Câu 1 (1.0 điểm): Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào? Phương thức biểu đạt chính là gì? Câu 2 (1.0 điểm): Xác định 1 biện pháp tu từ được sử dụng trong những câu thơ sau và nêu hiệu quả nghệ thuật của nó: Thầy ơi! Con viết về thầy, lại lại “phấn trắng”, “bảng đen” Lại “kính mến”, lại “hy sinh thầm lặng”… Những con chữ đều đều xếp thẳng Sao lại quặn lên những giả dối đến gai người… Câu 3 (1.0 điểm): Theo anh chị, nhà thơ đã nhận ra điều gì qua 2 câu thơ sau: Có những điều vô cùng giản dị Sao mãi giờ con mới nhận ra… II. Tạo lập văn bản (7.0 điểm) Câu 1 (2.0 điểm) Từ nội dung của văn bản phần đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 120 chữ) bàn về ý nghĩa của lối sống chân thật. Câu 2 (5.0 điểm) Phân tích bi kịch tha hóa của nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao. THPT Than Uyên
Phần I: Đọc hiểu (3.0 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: Loài người không được cho sẵn bất cứ cái gì trên mặt đất này. Tất cả những gì anh ta cần - anh ta phải làm ra chúng. Và ở đây loài người đối mặt với sự lựa chọn cơ bản nhất của mình: anh ta chỉ có thể tồn tại được theo một trong hai cách - bằng cách làm việc độc lập với bộ óc của riêng anh ta, hay là trở thành một kẻ ăn bám sống nhờ bộ óc của những người khác. Người sáng tạo chọn cách thứ nhất. Kẻ ăn bám thì chọn cách thứ hai. Người sáng tạo một mình đối mặt với tự nhiên. Kẻ ăn bám đối mặt với tự nhiên thông qua những trung gian. Mối quan tâm của người sáng tạo là chinh phục tự nhiên. Còn mối quan tâm của kẻ ăn bám là chinh phục con người. Người sáng tạo sống với lao động của mình. Anh ta không cần gì khác. Mục đích cơ bản của anh ta là chính bản thân anh ta. Kẻ ăn bám sống cuộc đời thứ cấp. Anh ta cần những người khác. Những người khác trở thành động lực chính của anh ta. (Trích tiểu thuyết Suối nguồn, Ayo Rand, NXB Trẻ, TP HCM, 2017, tr.1174) Câu 1: Xác định thao tác lập luận chính được sử dụng trong đoạn trích. Câu 2: Trong đoạn trích, tác giả đã nhắc đến những đặc điểm nào của người sáng tạo? Câu 3: Theo anh (chị) việc tác giả khẳng định: "Người sáng tạo sống với lao động của chính mình. Anh ta không cần ai khác” có ý nghĩa gì? Câu 4: Anh/chị có đồng tình với ý kiến: “Mối quan tâm của người sáng tạo là chinh phục tự nhiên. Còn mối quan tâm của kẻ ăn bám là chinh phục con người”? Vì sao? Phân tích bức tranh phố huyện lúc về đêm cho đến khi đoàn tàu đi qua trong tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam. ............................Hết................................. THPT Bình Phú
ĐỀ THI CHÍNH THỨC (Đề thi có 01 trang) Phần I: Đọc hiểu (3,0 điểm) Đọc văn bản: Bạn nói những gì, làm điều gì, cảm thấy như thế nào - tất cả đều có nguồn gốc từ trong tâm trí bạn và bắt đầu chỉ bằng một ý nghĩa. Suy nghĩ của chúng ta cũng giống như những hạt giống, mỗi suy nghĩ sẽ đơm hoa kết trái để tạo ra một hương vị riêng biệt. Suy nghĩ có thể là sự sáng tạo hay phá hủy, yêu thương hay thù hận, nâng đỡ hay vùi dập. Khi chúng ta hiểu và học cách kiểm soát những ý nghĩa của bản thân thì chúng ta sẽ trải nghiệm được sự bình an, niềm hạnh phúc và sự vững vàng trong tâm hồn. Suy nghĩ tích cực dạy chúng ta cách hành động thay vì phản ứng “hướng dẫn” cuộc đời ta thay vì để cho hành vi của người khác, những trải nghiệm quá khứ, hay hoàn cảnh hiện tại điều khiển tinh thần của ta. Theo tính toán, mỗi người trung bình có khoảng 30.000 - 50.000 ý nghĩ mỗi ngày. Một tâm trí đang trong tình trạng stress sẽ tạo ra nhiều ý nghĩ hơn, có thể lên đến 80.000 ý nghĩ. Hẳn bạn đã từng rơi vào trạng thái căng thẳng thần kinh vì gặp phải một sự kiện đột ngột xảy ra trong đời, lúc đó có đến hàng ngàn ý nghĩ chạy dồn dập trong đầu bạn. Tâm trí chúng ta có một khả năng rất lớn, làm việc không ngừng nghỉ ngơi cả khi ngủ. Như đã nói suy nghĩ chính là hạt giống cho những hành động và cả xúc. Vì vậy, bằng cách tạo nên những suy nghĩ tích cực và lành mạnh, chúng ta đã kích hoạt tiềm năng tích cực của chính mình. (Frederic, Labarthe, Anthony Strano - Tư duy tích cực, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, 2014, trang 20, 21) Thực hiện những yêu cầu sau: Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên (0.5 điểm) Câu 2: Theo tác giả, ý nghĩ phụ thuộc như thế nào vào trạng thái tinh thần của con người? (0.5 điểm) Câu 3: Theo anh/chị, vì sao tác giả cho rằng: “Khi chúng ta hiểu và học cách kiểm soát những ý nghĩ của bản thân thì chúng ta sẽ trải nghiệm được sự bình an, niềm hạnh phúc và sự vững vàng trong tâm hồn”? (1.0 điểm) Câu 4: Anh/chị có cho rằng: “Suy nghĩ chính là hạt giống cho những hành động và cảm xúc” không? Vì sao? (1.0 điểm) Phần II: Làm văn (7.0 điểm) Câu 1: (1.0 điểm) Anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 100 chữ) nêu những suy nghĩ của mình về vai trò của suy nghĩ tích cực trong cuộc sống. Câu 2: (6 điểm) Phân tích quá trình thức tỉnh của Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao. ..............................Hết........................ THPT Bình Thuận
ĐỀ 1 I. ĐỌC - HIỂU (3 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu ở dưới: “....Anh ra khơi Mây treo ngang trời những cánh buồm trắng Phút chia tay anh dạo trên bến cảng Biển một bên và em một bên...
Biển ồn ào em lại dịu êm Em vừa nói câu chi rồi mỉm cười lặng lẽ Anh như con tàu, lắng sóng từ hai phía Biển một bên và em một bên...
Ngày mai, ngày mai khi thành phố lên đèn Tàu anh buông neo giữa chùm sao xa lắc Thăm thẳm nước trời nhưng anh không cô độc Biển một bên và em một bên...
Đất nước gian lao chưa bao giờ bình yên Bão táp chưa ngưng trong những vành tang trắng Anh đứng gác. Trời khuya. Đảo vắng Biển một bên và em một bên...” (Trích Thơ tình người lính biển - Trần Đăng Khoa, 1982) Câu 1: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên. (0.5 điểm) Câu 2: Xác định phong cách ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản trên (0.5 điểm) Câu 3: Xác định và phân tích 01 biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ sau? (1.0 điểm) “Anh như con tàu lắng sóng từ hai phía Biển một bên và em một bên...” Câu 4: Nêu nội dung chính của văn bản (1.0 điểm) II. LÀM VĂN (7.0 điểm) Câu 1: (2.0 điểm) Từ nội dung văn bản phần đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của biển đảo quê hương và trách nhiệm của mỗi người đối với chủ quyền biển đảo? Câu 2: (5.0 điểm) Phân tích hình tượng nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân. ...............................HẾT................................... THPT Chương Mỹ A
I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc bài thơ sau và thực hiện yêu các câu hỏi từ 1 đến 4: Hãy sống như đời sống để biết yêu nguồn cội Hãy sống như đời núi vươn tới những tầm cao Hãy sống như biển trào, như biển trào để thấy bờ biển rộng Hãy sống và ước vọng để thấy đời mênh mông
Và sao không là gió, là mây để thấy trời bao la Và sao không là phù sa dâng mỡ màu cho hoa Sao không là bài ca của tình yêu đôi lứa Sao không là mặt trời gieo hạt nắng vô tư
Và sao không là bão, là giông, là ánh lửa đêm đông Và sao không là hạt giống xanh đất mẹ bao dung Sao không là đàn chim gọi bình minh thức giấc Sao không là mặt trời gieo hạt nắng vô tư... (Khát vọng - Phạm Minh Tuấn) Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của bài thơ trên? (0.5 điểm) Câu 2: Chỉ ra và phân tích hiệu quả của những biện pháp tu từ được sử dụng trong bài thơ? (0.75 điểm) Câu 3: Theo anh/chị, lời bài thơ gửi gắm đến người đọc điều gì? (0.75 điểm) Câu 4: Từ những lời thơ trên, hãy phát biểu uy nghĩ của anh/chị về lối sống của tuổi trẻ học đường hiện nay? (Trình bày ngắn gọn trong khoảng 5 - 7 dòng) (1.0 điểm) II. LÀM VĂN (7.0 điểm) Cảm nhận của anh/chị về cảnh đám tang trong đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia (Trích Số đỏ) của Vũ Trọng Phụng. ..........................Hết......................... THPT Long Thạnh
A. PHẦN ĐỌC - HIỂU (3.0 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi bên dưới: Thành công và thất bại chỉ đơn thuần là những điểm mốc nối tiếp nhau trong cuộc sống để tôi luyện nên sự trưởng thành của con người. Thất bại giúp con người đúc kết được kinh nghiệm để vươn tới chiến thắng và khiến những thành công đạt được thêm phần ý nghĩa. Không có ai luôn thành công hay thất bại, tuyết đối thông minh hay dại khờ, tất cả đều phụ thuộc vào nhận thức, tư duy tích cực hay tiêu cực của mỗi người. Như chính trị gia người Anh, Sir Winston Churchill, từng nói: “Người bi quan nhìn thấy khó khăn trong mỗi cơ hội, còn người lạc quan nhìn thấy cơ hội trong mỗi khó khăn". Sẽ có những người bị ám ảnh bởi thất bại, bị chúng bủa vây, che lấp những cơ hội dẫn tới thành công. Tuy nhiên, đừng sa vào vũng lầy bi quan đó, thất bại là một lẽ tự nhiên và là một phần tất yếu của cuộc sống. Đó là một điều bạn không thể tránh khỏi, nếu không muốn nói thực sự là trải nghiệm mà bạn nên có trong đời. Vì vậy, hãy thất bại một cách tích cực.” (Học vấp ngã để từng bước thành công - John C.Maxwell) Câu 1 (0.5 điểm): Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên? Câu 2 (0.5 điểm): Xác định chủ đề của đoạn trích? Câu 3 (1.0 điểm): Hãy xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu: “Người bi quan nhìn thấy khó khăn trong mỗi cơ hội, còn người lạc quan nhìn thấy cơ hội trong mỗi khó khăn.” Câu 4 (1.0 điểm): Tại sao tác giả lại nói: "...thất bại là một lẽ tự nhiên và là một phần tất yếu của cuộc sống”? B. PHẦN LÀM VĂN (7.0 điểm) Câu 1 (2 điểm) Hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến sau: “Người thành công luôn tìm thấy cơ hội trong mọi khó khăn. Kẻ thất bại luôn thấy khó khăn trong mọi cơ hội.” Câu 2 (5.0 điểm) Phân tích diễn biến tâm trạng Chí Phèo (sau khi gặp Thị Nở) trong truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao. .............................Hết...........................
Sở GD và ĐT Vĩnh Phúc
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3.0 ĐIỂM) Đọc đoạn văn bản sau và thực hiện các yêu cầu dưới đây: Điện thoại đã được cấm sử dụng trong các giờ học ở Pháp, tuy nhiên vào năm học tới, học sinh nước này còn bị cấm sử dụng điện thoại trong giờ ra chơi, giờ ăn trưa và thời gian luân chuyển giữa các tiết học. Phản ứng của giáo viên và phụ huynh trước lệnh cấm này được chia thành 2 phe đối lập. Một số nói rằng, trẻ phải được “sống trong thời gian riêng của mình”. Ở Pháp, khoảng 93% trẻ từ 12-17 tuổi sở hữu điện thoại di động. “Ngày nay, trẻ không còn hứng thú với việc vui chơi chạy nhảy trong giờ ra chơi nữa. Tất cả chúng đều dán mắt vào điện thoại. Và dưới góc độ giáo dục thì đó là một vấn đề” – ông Jean-Michel Blanquer, Bộ trưởng Giáo dục Pháp nhận định. “Điều này là để đảm bảo rằng các quy định và điều luật được tôn trọng. Việc sử dụng điện thoại bị cấm trong lớp học. Với các hiệu trưởng, giáo viên và phụ huynh, chúng ta phải tìm ra cách để bảo vệ học sinh khỏi việc bị mất tập trung vì màn hình và điện thoại” – ông nói. (Trích bài báo Trường học Pháp cấm điện thoại cả trong giờ ra chơi - dẫn theo Vietnamnet.vn 13/12/2017) Câu 1: Xác định câu chủ đề của đoạn văn bản trên (0.5 điểm) Câu 2: Lý do Bộ trưởng Giáo dục Pháp cấm học sinh sử dụng điện thoại trong giờ ra chơi là gì? (0.5 điểm) Câu 3: Anh/chị hiểu “sống trong thời gian riêng của mình” là như thế nào? (1.0 điểm) Câu 4: Là học sinh, anh/chị có đồng tình với quan điểm của Bộ trưởng Giáo dục Pháp hay không? Vì sao? (1.0 điểm) II. PHẦN LÀM VĂN (7.0 ĐIỂM) Cảm nhận của anh/chị về cách đợi tàu của hai chị em Liên trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam (Ngữ văn 11, tập một, NXB giáo dục, 2017) .............................................Hết......................................... THPT Bắc Thăng Long
I. ĐỌC HIỂU (3 ĐIỂM) Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu: Ăn tết rừng xong Lá me vàng lăn tăn trải thảm phố hè Người bạn tôi không về tới nơi này (Trích Tiếng tắc kè kêu trong thành phố, Nguyễn Duy) Câu 1: Chỉ ra các phương thức biểu đạt của đoạn thơ trên. Câu 2: Thành phố trong ngày người lính trở về được miêu tả qua những hình ảnh nào? Câu 3: Anh/chị có suy nghĩ gì về hình ảnh người lính trong những câu thơ: “Anh gục ngã bên kìa cầu xa lộ Anh nằm lại trước cửa vào thành phố Giây phút cuối cùng chấm dứt cuộc chiến tranh”? Câu 4: Điều ước cuối cùng trong bài thơ gợi lên mong mỏi gì của người lính nói riêng và toàn dân tộc nói chung? II. LÀM VĂN (7 ĐIỂM) Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật Chí Phèo (trong truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao) từ buổi sáng sau khi gặp Thị Nở đến khi kết thúc cuộc đời để thấy rõ bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của nhân vật này? ..............................................Hết.............................................
THPT Quang Trung
I. ĐỌC - HIỂU (3.0 ĐIỂM) Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu: “....Người cao nhất, to nhất, giỏi nhất, đáng sợ nhất, nhiều kẻ thù nhất Việt Nam ... là thằng “con nhà người ta” Rồi nữa, đã hết đâu! “Bằng tuổi con bây giờ, ngày xưa, mẹ đã phải đi làm đồng, đi bán hàng, đi kiếm tiền, đi lao động....” (Nói chung là ngoan!) “Bằng tuổi con ngày xưa, mẹ không bao giờ cãi bà, mẹ nghe lời ông, mẹ học giỏi!” (Nói chung cũng là ngoan!) “Bằng tuổi con ngày xưa, ba đâu có được dùng điện thoại, đâu có được xem ti vi, không được ăn gà rán nhưng vẫn lao động và học tập rất giỏi....” (Nói chung là vô cùng ngoan!!!) .... Ngày xưa thì nêu gương là một trong bốn phương pháp quan trọng của dạy học, nhưng giờ thì bỏ rồi, không so sánh nữa. Hằng trăm chỗ lệch, so làm sao được mà cứ so chứ?.... Ngày xưa, báo Hoa Học Trò còn thỉnh thoảng viết về thủ khoa, về các bạn học giỏi. Giờ thì thôi rồi, vì thấy tác dụng phụ của những tấm gương đó là toàn gây ra stress cho trẻ con và châm ngòi cho các cuộc cãi cọ trong nhà. Mọi so sánh đều là khập khiễng! Điều kiện gia đình khác nhau, hoàn cảnh khác nhau, xuất phát điểm khác nhau, gene khác nhau, phúc phần khác nhau.... Vậy nên, cuối cùng thì bảng xếp hạng quan trọng nhất mà chúng ta cần quan tâm là bảng xếp hạng của con mình với chính nó. Con mình là ai, ở đâu? Nó thích cái gì, nó giỏi cái gì, nó kém cái gì, nó có hài lòng không? Nó có chiến lược nào riêng không? Chỉ so nó với chính nó ngày hôm qua hoặc so với tương lai, kiểu như “Nếu muốn ngày sau làm bác sĩ thì con còn thiếu cái abc này....” Chỉ nên so sánh con mình với chính nó, còn lại vứt hết các thể loại “con nhà người ta” đi! Nhé, năn nỉ đấy! (Trích Con nghĩ đi, mẹ không biết! - Nhà báo Thu Hà - NXB Văn Học, 2016) Câu 1: (1,0 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính được tác giả sử dụng trong văn bản trên? Câu 2: (1.0 điểm) Trong văn bản, các bậc cha mẹ thường so sánh con với đối tượng nào và so sánh như thế nào? Câu 3: (1.0 điểm) Anh/chị có tán đồng với sự so sánh của các bậc cha mẹ đó không? Vì sao? II. LÀM VĂN (7.0 ĐIỂM) Câu 1 (2.0 điểm) Từ nội dung của văn bản đọc - hiểu, anh/chi hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ để bày tỏ suy nghĩ của mình về quan điểm. Cha mẹ “Chỉ nên so sánh con mình với chính nó, còn lại vứt hết các thể loại “con nhà người ta” đi” Câu 2 (5.0 điểm) Bằng sự hiểu biết của mình về truyện ngắn Chữ người tử từ của nhà văn Nguyễn Tuân, anh/chị hãy lý giải vì sao cảnh cho chữ trong tác phẩm lại là “một cảnh tượng xưa nay chưa từng có”? .................................Hết........................................ THPT Chu Văn An
I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc văn bản Con tôi sẽ phải học tất cả những điều này[....] Rằng cứ mỗi một kẻ thù ta gặp ở nơi này thì ở nơi khác ta lại tìm thấy một người bạn. Bài học này sẽ mất nhiều thời gian, tôi biết, nhưng xin thầy hãy dạy cho cháu hiểu rằng một đồng đô-la kiếm được do công sức của mình bỏ ra còn quý hơn nhiều so với năm đô-la nhặt được trên hè phố.... Xin hãy dạy cho cháu cách chấp nhận thất bại và cách tận hưởng niềm tin chiến thắng. Xin hãy dạy cho cháu tránh xa sự đố kị. Xin dạy cho cháu biết được bí quyết của niềm vui thầm lặng. Dạy cho cháu rằng những kẻ hay bắt nạt người khác là những kẻ dễ bị đánh bại nhất.... (Trích Thư của tổng thống Mĩ A.Lin-côn gửi thầy hiệu trưởng của con trai mình, trong Những câu chuyện về người thầy, NXB Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh, 2004) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1: Xác định nội dung của đoạn trích (0.5 điểm) Câu 2: Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích (0.5 điểm) Câu 3: Xác định biện pháp tu từ và chỉ ra hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn in đậm của đoạn trích (1.0 điểm) Câu 4: Từ câu nói “Rằng cứ mỗi kẻ thù ta gặp ở nơi này thì ở nơi khác ta lại tìm thấy một người bạn". Anh/chị rút ra được bài học gì? (1.0 điểm) II. LÀM VĂN (7 điểm) Câu 1: (2.0 điểm) Từ ý kiến trong phần đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) về bản thân cần chấp nhận sự thất bại như thế nào để thành công trong cuộc sống. Câu 2: (5.0 điểm) Phân tích vẻ đẹp của hình tượng nhân vật Huấn Cao trong truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân. ......................................Hết........................... THPT Lương Văn Can
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3.0 ĐIỂM) Đọc văn bản sau đây và trả lời các câu hỏi: Kì thực thời gian nhàn rỗi là cực kỳ quý báu. Đó là thời gian để mỗi người sống cuộc sống riêng của mình. Đó là thời gian để đọc sách báo, tự học, xem ti vi, chơi thể thao, đàn hát, nhảy múa, vẽ tranh, làm thơ, đi mua sắm, giao lưu với bạn bè, thăm viếng những người ruột thịt,... Thời gian nhàn rỗi làm cho người ta giàu có hơn về trí tuệ, tăng cường thêm về sức khỏe, phát triển thêm về năng khiếu, cá tính, phong phú thêm về tinh thần, quan hệ. Thiếu thời gian nhàn rỗi, đời sống con người sẽ nghèo nàn, thậm chí là không có cuộc sống riêng nữa! Đánh giá đời sống của mỗi người cao hay thấp hãy nhìn vào thời gian nhàn rỗi của họ. Có người làm việc "đầu tắt mặt tối" không có lấy chút nhàn rỗi. Có người phung phí thời gian ấy vào các cuộc nhậu nhẹt triền miên. Có người biết dùng thời gian ấy để phát triển chính mình. Phải làm sao để mỗi người có thời gian nhàn rỗi và biết sử dụng hữu ích thời gian ấy là một vấn đề lớn của xã hội có văn hóa. (Theo Hữu Thọ, Ngữ Văn 11 Nâng cao, tập hai, NXB Giáo dục, 2007, tr. 94) Thực hiện các yêu cầu: 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích? 2. Theo tác giả, nếu thiếu thời gian nhàn rỗi thì đời sống của con người sẽ như thế nào? 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu sau: “Thời gian nhàn rỗi làm cho con người ta giàu có hơn về trí tuệ, tăng cường thêm về sức khỏe, phát triển thêm về năng khiếu, cá tính, phong phú thêm về tinh thần, quan hệ.” 4. Anh/ chị có đồng tình với tác giả khi ông cho rằng: “Đánh giá đời sống của mỗi người cao hay thấp hãy nhìn vào thời gian nhàn rỗi của họ? Lý giải vì sao? II. PHẦN LÀM VĂN (7 điểm) Câu 1: (2 điểm) Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết 01 đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về thực trạng lãng phí thời gian nhàn rỗi của thanh niên Việt Nam hiện nay. Câu 2: (5 điểm) Phân tích cảnh cho chữ trong tác phẩm Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân ..................................Hết................................ THPT Mường Nhé
PHẦN I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc văn bản dưới đây và thực hiện các yêu cầu: Hai anh em Ngày xưa ở một làng nọ, có hai anh em đẻ sinh đôi, trẻ tuổi, đáng yêu. Tuy nhiên tính tình của họ rất ngỗ nghịch. Và mọi việc trở nên nghiêm trọng khi hai anh em bắt đầu đi ăn trộm cừu của những người nông dân trong vùng – một hành vi bị coi là trọng tội. Một lần nọ, cả hai anh em bị bắt quả tang. Dân làng quyết định trừng phạt bằng cách trích lên trán họ hai chữ “ ST” (sheep thief – tên trộm cừu) như một dấu ấn tội lỗi sẽ theo họ suốt đời. Một người trong hai anh em vì quá xấu hổ, nên đã bỏ làng đi biệt xứ. Kể từ đó, chẳng còn ai biết tin tức được gì về anh ta. Còn người thứ hai vô cùng ân hận, đã ở lại làng và cố gắng hết sức để bù đắp lại những lỗi lầm của mình. Lúc đầu mọi người đều e dè và chẳng muốn dính líu gì với anh ta. Tuy nhiên anh ta vẫn quyết tâm chuộc lỗi. Hễ trong làng có ai đau yếu anh đều tìm đến ân cần chăm sóc và lo lắng. Bất cứ ai có việc gì nặng nhọc, anh đều giúp đỡ hết mình, chẳng cần biết đó là ai, giàu hai nghèo. Cứ thế, anh luôn sống vì người khác mà chẳng hề đòi ban thưởng hay trả công. Nhiều năm trôi qua, một bữa nọ, có một vị khách đi ngang qua ngôi làng. Trong lúc ngồi quán nước bên đường, ông trông thấy một cụ già, trên trán có khắc một dấu khác lạ. Bất kì ai trong làng đi qua đều dừng lại kính cẩn chào hỏi cụ; đám trẻ con chơi xong cũng chạy đến sà vào lòng cụ. Tất cả mọi người đều thể hiện thái độ yêu quý, kính trọng ông cụ. Vị khách tò mò hỏi chủ quán: – Hai kí tự trên trán ông cụ có nghĩa là gì thế? – Tôi cũng không rõ nữa. Chuyện xảy ra cách đây đã lâu lắm rồi – người chủ quán đáp. Sau đó ông ngừng suy nghĩ một chút rồi nói – nhưng theo tôi chắc nó có nghĩa là “Thánh nhân” (Saint) (Theo sách Hạt giống tâm hồn) Câu 1. Cho biết phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên? (0,5 điểm) PHẦN II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Anh/chị hãy phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật Chí Phèo sau khi gặp Thị Nở trong truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao. .............................Hết...................... THPT Trường Thịnh I. ĐỌC HIỂU (3.0 ĐIỂM) Đọc đoạn trích dưới đây và thực hiện các yêu cầu: Làm thế nào để hiểu được chính mình là câu hỏi lớn của nhiều người trẻ. Người không trẻ chưa hẳn đã hiểu chính mình, nhưng họ nhiều khi đã ngừng đặt câu hỏi. Hiểu được bản thân là điều đầu tiên để phát triển, để từ đó làm việc mình thích và có một cuộc đời như mơ ước. Việc này không phải một sớm một chiều có thể xong được. Tôi chưa thấy ai một sáng thức dậy bỗng nhận ra rằng bây giờ mình đã hiểu mình là ai. Mỗi người trong chúng ta là một cá thể khác biệt. Ai cũng có thế mạnh, sở trường. Điều quan trọng là mình hiểu được mình, biết được điểm mạnh, điểm yếu của mình, biết được mình thích gì, muốn gì, mình phù hợp với cái gì để rồi từ đó mài giũa bản thân theo nó. Để bắt đầu tìm hiểu chính mình, điều cần làm là ngừng so sánh mình với người khác, ngừng suy nghĩ tiêu cực về bản thân, học cách lắng nghe và yêu thương chính mình. Muốn khám phá bản thân, có thể dựa vào những cách từ bên ngoài và bên trong. Về bên ngoài, nếu hoàn toàn mù mờ về bản thân thì bạn có thể bắt đầu bằng những thứ cơ bản: các trắc nghiệm tính cách… Một cách khác để hiểu bản thân hơn là hỏi. Đặt ra những câu hỏi cho những người xung quanh mình, gia đình, bạn bè, đồng nghiệp thân thiết, người yêu… những người bạn nghĩ rằng họ hiểu bạn. Cách tiếp theo để tìm hiểu bản thân là thay vì hỏi người bên ngoài thì tự hỏi chính mình. Dành thời gian yên tĩnh một mình để nhìn vào bên trong, hồi tưởng quá khứ, tìm hiểu những giá trị cốt lõi của bản thân mình. (Trích Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu – Rosie Nguyễn, NXB Hội Nhà văn, 2016, tr.42) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản. Câu 2. Theo tác giả, việc hiểu được bản thân là khó hay dễ? Điều đó có ý nghĩa quan trọng như thế nào? Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về ý kiến: Mỗi người trong chúng ta là một cá thể khác biệt? Câu 4. Anh/chị có đồng tình với quan điểm sau của tác giả không: Cách tiếp theo để tìm hiểu bản thân là thay vì hỏi người bên ngoài thì tự hỏi chính mình? Vì sao? II. Làm văn (7.0 điểm) Phân tích bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của Chí Phèo (từ khi Chí Phèo gặp Thị Nở đến khi Chí Phèo đâm chết Bá Kiến rồi tự sát) trong truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao. TTGDTX tỉnh Đồng Nai PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: (1) Người có tính khiêm tốn thường hay tự cho mình là kém, còn phải phấn đấu thêm, trau dồi thêm, cần được trao đổi, học hỏi nhiều thêm nữa. Người có tính khiêm tốn không bao giờ chịu chấp nhận sự thành công của cá nhân mình trong hoàn cảnh hiện tại, lúc nào cũng cho sự thành công của mình là tầm thường, không đáng kể, luôn luôn tìm cách để học hỏi thêm nữa. (2) Tại sao con người lại phải khiêm tốn như thế? Đó là vì cuộc đời là một cuộc đấu tranh bất tận, mà tài nghệ của mỗi cá nhân tuy là quan trọng, nhưng thật ra chỉ là những giọt nước bé nhỏ giữa đại dương bao la. Sự hiểu biết của mỗi cá nhân không thể đem so sánh với mọi người cùng chung sống với mình. Vì thế, dù tài năng đến đâu cũng luôn luôn phải học thêm, học mãi mãi. (3) Tóm lại, con người khiêm tốn là con người hoàn toàn biết mình, hiểu người, không tự mình đề cao vai trò, ca tụng chiến công của cá nhân mình cũng như không bao giờ chấp nhận một ý thức chịu thua mang nhiều mặc cảm tự ti đối với mọi người. (4) Khiêm tốn là một điều không thể thiếu cho những ai muốn thành công trên đường đời. (Trích Tinh hoa xử thế, Lâm Ngữ Đường, Ngữ văn 7, tập 2, NXB Giáo dục, 2015, tr.70 – 71) Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên. Câu 2: Anh/chị hiểu như thế nào về ý kiến sau: "Tài nghệ của mỗi cá nhân tuy là quan trọng, nhưng thật ra chỉ là giọt nước bé nhỏ giữa đại dương bao la". Câu 3: Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp liệt kê được sử dụng trong đoạn văn thứ nhất. PHẦN II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1: Viết đoạn văn ngắn (khoảng 10 dòng) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến được nêu ở phần Đọc hiểu: "Khiêm tốn là một điều không thể thiếu cho những ai muốn thành công trên con đường đời". Câu 2: Cảm nhận của anh/chị về bức tranh phố huyện lúc chiều tàn trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam, Ngữ Văn 11, tập 1. THPT Lý Văn Lâm I. ĐỌC HIỂU (3 ĐIỂM) Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu: Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu – Trưởng Bộ môn Tâm lý học Ứng dụng, ĐH Sư phạm TPHCM nhận định: “Hành động tự thiêu để câu like là một minh chứng hùng hồn cho trào lưu sống ảo của một bộ phận bạn trẻ ngày nay. Trào lưu xấu xí này đã lên đến đỉnh điểm khi một số bạn bắt đầu bất chấp cả tính mạng để có thể nổi tiếng phút chốc trên mạng xã hội. Nên nhớ, giữa số like và trí tuệ thì trí tuệ mới chính là thứ giúp bạn nổi tiếng hoặc thành công thật sự và lâu dài. Còn mạo hiểm tính mạng, bạn có thể có số like cao nhất thời nhưng nếu gặp sự cố sẽ để lại di chứng cho đến suốt đời. Hành động tương tự như trên nghĩa là bạn tàn phá cơ thể, tàn phá công lao nuôi dưỡng của gia đình, đang tàn phá cả tương lai”. Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu cũng khuyến cáo thêm: “Cư dân mạng hãy tỉnh táo, đừng bao giờ phí nút like cho những hành động kiểu này, nếu không, chính chúng ta là một kẻ tiếp tay cho những cá nhân “thèm khát nổi tiếng đến mức không thể tin nổi” đưa mình vào vòng nguy hiểm. Ngưng sống ảo, tập trung vào làm việc. Cuộc sống của bạn sẽ tốt hơn nhiều. Ngừng like dạo, chỉ lan truyền những trào lưu đẹp. Cuộc đời quanh bạn sẽ thú vị hơn nhiều”. (Theo Võ Thắm, Like là làm – Trào lưu mới phản cảm, Báo Sài Gòn giải phóng, 25/09/2016) Câu 1: Chỉ ra các phương thức biểu đạt của văn bản trên Câu 2: Theo em, vì sao tác giả cho rằng: “Ngừng sống ảo, tập trung vào làm việc. Cuộc sống của bạn sẽ tốt hơn nhiều”? Câu 3: Thông điệp nào trong đoạn trích trên có ý nghĩa nhất với em? Lý giải cụ thể cho sự lựa chọn đó. II. LÀM VĂN (7 ĐIỂM) Câu 1: Dựa vào phần Đọc – hiểu, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về ý kiến: “Nên nhớ, giữa số like và trí tuệ thì trí tuệ mới chính là thứ giúp bạn nổi tiếng hoặc thành công thật sự và lâu dài”. Câu 2: Phân tích diễn biến tâm lý nhân vật Chí Phèo từ sau khi gặp Thị Nở ..............................................Hết............................................. THPT Phan Ngọc Hiển PHẦN I: ĐỌC HIỂU ( 3.0 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: Tuổi trẻ không là khái niệm chỉ một giai đoạn trong đời người, mà chỉ một trạng thái tâm hồn. Tuổi trẻ không nhất thiết phải gắn liền với sức khỏe và vẻ tráng kiện bên ngoài, mà lại gắn với ý chí mạnh mẽ, trí tưởng tượng phong phú, sự mãnh liệt của tình cảm và cảm nhận phấn khởi với suối nguồn cuộc sống. Tuổi trẻ thể hiện ở lòng can đảm chứ không phải tính nhút nhát, ở sở thích phiêu lưu trải nghiệm hơn là ở sự tìm kiếm an nhàn. Những đức tính đó thường dễ thấy ở những người năm sáu mươi tuổi hơn là ở đa số thanh niên tuổi đôi mươi. Không ai già đi vì tuổi tác, chúng ta chỉ già đi khi để tâm hồn mình héo hon. Thời gian hình thành tuổi tác, thái độ tạo nên tâm hồn. Năm tháng in hằn những vết nhăn trên da thịt, còn sự thờ ơ với cuộc sống tạo những vết nhăn trong tâm hồn. Lo lắng, sợ hãi, mất lòng tin vào bản thân là những thói xấu hủy hoại tinh thần của chúng ta. (Trích Điều kỳ diệu của thái độ sống – Mac Anderson, tr.68, Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản. Câu 2. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp liệt kê được sử dụng trong đoạn trích. Câu 3. Trong vế câu “Sự thờ ơ với cuộc sống sẽ tạo nên những vết nhăn trong tâm hồn”, từ nào được dùng theo nghĩa chuyển? Nêu cách hiểu ngắn gọn của anh/chị về nghĩa của từ đó. Câu 4. Văn bản gửi đến anh/chị thông điệp gì? PHẦN II: LÀM VĂN (7.0 điểm) Câu 1. (2.0 điểm) Viết đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về nội dung: "Sống để tuổi thanh xuân có ý nghĩa"? Câu 2. (5.0 điểm) Phân tích tâm trạng của nhân vật Liên qua tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam.
|