Bệnh sĩ lây lan, sống thật rất khóCó lẽ bệnh sĩ diện là căn bệnh trầm kha của người Việt, từ đó mà sinh ra bệnh thành tích, bệnh háo danh, bệnh hình thức và gần đây nhất là bệnh sống ảo trên mạng. Hầu như ai cũng gặp phải một vài vấn đề liên quan tới căn bệnh này.
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Bài mẫu 1 Có lẽ bệnh sĩ diện là căn bệnh trầm kha của người Việt, từ đó mà sinh ra bệnh thành tích, bệnh háo danh, bệnh hình thức và gần đây nhất là bệnh sống ảo trên mạng. Hầu như ai cũng gặp phải một vài vấn đề liên quan tới căn bệnh này. Thật ra, sống để người khác nhìn vào hay nhìn vào người khác để sống đều bất hạnh như nhau! Tôi rất thích cách so sánh của bạn Duc Nguyen (bài “Làm mộ to vì tức nhau tiếng gáy”, Pháp Luật TP.HCM ngày 21-3) về hai nền văn hóa Tây và ta để tự soi rọi lại mình. Không phải Tây cái gì cũng tốt nhưng phải thừa nhận rằng họ rất coi trọng tính trung thực, ít khi màu mè, sĩ diện hão như ta. Những đứa trẻ ở đó ngay từ nhỏ đã được giáo dục phải luôn trung thực, trung thực với chính suy nghĩ của mình. Vì vậy, cha mẹ chúng không được bắt ép chúng phải học để thành ông nọ, bà kia, để dòng họ được “nở mày nở mặt”. Trong khi đó, rất nhiều đứa trẻ ở xứ ta đang ngày đêm cắm cúi vào trường chọn, lớp chuyên, rồi học thêm đủ kiểu vì những kỳ vọng của cha mẹ. Con phải vào đại học bằng được thì cha mẹ mới vui lòng. Học xong mấy năm đại học, bước ra đời, các em lại chạy đua kiệt sức với các danh hiệu này kia… Ổn định được chỗ làm lại chạy đua tới quyền chức với mong muốn “một người làm quan cả họ được nhờ”. Nhiều bậc cha mẹ gửi con ra nước ngoài học với mong mỏi con được hưởng nền giáo dục tốt nhất. Nhưng trong nền giáo dục ấy, họ chú trọng phát triển con người hơn là “luyện” các em thành gà chiến chinh phục các bằng cấp đỉnh cao. Vậy là cha mẹ lại than thở, thất vọng vì bỏ tiền cho con sang tận Mỹ học nhưng nó không trở thành bác sĩ, lại muốn trở thành diễn viên múa… Họ mắc kẹt trong niềm khát khao bằng cấp và địa vị để tự hào với mọi người. Một bạn trên mạng xã hội bày tỏ rằng bạn sẽ không tước đi tuổi thơ của con, cho con phát triển tự nhiên. Con bạn lớn lên làm gì cũng được, làm người bán tạp hóa cũng được, miễn trở thành người lương thiện. Suy nghĩ đó thật dũng cảm trong xã hội hiện nay. Có lẽ cũng giống như tôi, nhiều người gặp không ít khó xử khi gia đình mình gồng lên vì sĩ diện. Tết vừa rồi tôi chọn ở lại TP.HCM, lủi thủi một mình. Giữa TP rộng lớn và vắng vẻ ngày tết, tôi cảm thấy rất cô đơn. Nhưng về quê thì tôi khổ lắm. Trước đó, tôi về dự đám giỗ của một người ông trong họ, được tổ chức rất lớn. Ai cũng mừng cho tôi “ở trong Nam mới về”. Sau đó, mọi người họp lại bàn chuyện góp tiền để sửa sang nhà thờ họ cho hoành tráng hơn, vì “các dòng họ khác họ đã làm nhà thờ rất đẹp”. Tôi góp ý rằng làm như thế là lãng phí, bèn bị trách “đi Nam một thời gian sắp mất gốc rồi”. Bạn của tôi, là Việt kiều ở Mỹ, gần chục năm mới về thăm quê một lần. Tuy vậy, anh cũng luôn né dịp tết bởi việc lì xì cũng là một áp lực lớn, ít thì bị họ hàng chê trách, nhiều thì quá tốn kém. Lắm lúc anh khổ sở bởi “mác” Việt kiều, vì được gợi ý đóng góp để sửa xây nhà thờ họ, đóng góp cho các hoạt động trong khuôn khổ dòng họ, dù không cần thiết. Câu chuyện ngại về quê của tôi, tôi đã suy nghĩ lại và quyết định năm sau không tránh né nữa. Tôi vẫn sẽ về quê và sống thật với điều mình muốn, nói những điều mình nghĩ là hợp lý, dù biết rất “khó nghe” với dòng họ. Tôi không thể để mình nhiễm bệnh sĩ, làm khổ chính đời mình, lây lan sang đời con mình, cháu mình… (Nguồn: NGÔ HỒNG (Quận Tân Bình, TP.HCM) Bài mẫu 2 Hiểu đơn giản, "bệnh sĩ" là thuật ngữ mô tả những người thường xuyên thể hiện sự kiêu ngạo, khoe khoang, và thường tìm cách che giấu sự thiếu thốn, cả về vật chất và tinh thần của bản thân. Họ thường tỏ ra giàu có, sang trọng, giỏi giang, với nhiều thế mạnh vượt trội hơn người khác. Hiện tượng "bệnh sĩ" không chỉ tạo áp lực về mặt tâm lý cho những người xung quanh mà còn tác động tiêu cực đến hành vi và quyết định của họ. Nhiều bạn trẻ, bị ảnh hưởng bởi ảnh hưởng này, thường xuyên cố gắng mua sắm những đồ dùng, quần áo đắt tiền mặc dù tình hình tài chính không cho phép. Sinh viên, trong khi gia đình phải tiết kiệm từng đồng để hỗ trợ họ, lại thường xuyên tỏ ra hào phóng và chi tiêu không cần thiết khi thân thiện với bạn bè. Hậu quả của "bệnh sĩ" không chỉ dừng lại ở mức độ cá nhân mà còn lan rộng ra xã hội. Nhiều người, dưới áp lực của hiện tượng này, trở nên không dám sống chân thật với bản thân, buộc phải dối trá và thậm chí là lừa bịp người khác. Điều này góp phần tạo nên một môi trường xã hội không chân thật và không trung thực. Tổng kết lại, có thể thấy rõ rằng "bệnh sĩ" không chỉ gây tổn thương cho cá nhân mà còn tạo ra những hậu quả xã hội đáng kể. Việc loại bỏ thói quen này khỏi cuộc sống là một bước quan trọng để xây dựng một cộng đồng xã hội chân thật, minh bạch và tích cực. Bài mẫu 3 "Bệnh sĩ" không chỉ là một hiện tượng phổ biến trong xã hội ở quá khứ mà còn tiếp tục tồn tại và lan truyền trong hiện tại, đặt ra nhiều thách thức và tác động tiêu cực đối với sự phát triển của cộng đồng. Căn bệnh này không chỉ đơn thuần là một vấn đề cá nhân mà còn ảnh hưởng đến toàn bộ xã hội. Đối với những người mắc "bệnh sĩ", chủ yếu là sự ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý và tâm hồn của họ. Mong muốn luôn được coi là xuất sắc hơn người khác thường dẫn đến hành vi nói dối, giấu giếm những khía cạnh tiêu cực của bản thân và thậm chí là việc sử dụng mọi phương tiện để tạo ra hình ảnh tốt đẹp hơn về bản thân. Ví dụ, có những trường hợp người mắc "bệnh sĩ" sẵn sàng thực hiện hành vi trộm cướp chỉ để sở hữu những vật phẩm xa xỉ, làm cho hình ảnh cá nhân trở nên "sang chảnh" mặc dù đó là hành động phạm tội. Những người xung quanh, chúng ta cũng phải chịu tác động tiêu cực từ những người mang "bệnh sĩ". Họ thường xuyên gây lừa dối và sử dụng những chiêu trò tinh vi để đạt được mục đích cá nhân của mình. Ví dụ, có những trường hợp người mắc "bệnh sĩ" tạo ra cảm giác thương cảm ở người khác, sau đó lợi dụng sự nhân đạo để đạt được lợi ích riêng, chẳng hạn như vay tiền và sử dụng số tiền đó để tiêu xài cho cuộc sống xa hoa và hào nhoáng trên mạng xã hội. Toàn bộ xã hội chịu tác động không nhỏ từ "bệnh sĩ", đặt ra nhiều thách thức về mặt đạo đức và xã hội. Việc giả mạo, lừa dối không chỉ tạo ra môi trường sống không chân thực mà còn ảnh hưởng đến lòng tin và sự công bằng trong cộng đồng. Để xây dựng một xã hội lành mạnh, chúng ta cần phải tập trung vào việc loại bỏ "bệnh sĩ" thông qua việc tăng cường giáo dục đạo đức và phát triển tâm hồn tích cực cho cả cá nhân và cộng đồng.
|