Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 1 - Chương II - Phần sinh thái học - Sinh 12Đáp án và lời giải chi tiết Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 1 - Chương II - Phần sinh thái học - Sinh 12 Đề bài Câu 1: Trong các phát biểu sau về quần xã, có bao nhiêu phát biểu đúng? A. 4 B. 2 C. 3 D. 1 Câu 2: Quần xã rừng thường có cấu trúc nổi bật là A. phân tầng thẳng đứng B. phân tầng theo chiều ngang C. phân bố ngẫu nhiên D. phân bố đồng đều Câu 3: Một số loài tảo biển khi nở hoa, gây ra "thủy triều đỏ" làm cho hàng loạt loài động vật không xương sống, cá, chim chết vì nhiễm độc trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua chuỗi thức ăn. Ví dụ này minh họa mối quan hệ A. cạnh tranh. B. ức chế cảm nhiễm C. hội sinh D. hợp tác Câu 4: Nguyên nhân bên trong gây ra diễn thế sinh thái là A. sự cạnh tranh trong loài thuộc nhóm ưu thế B. sự cạnh tranh trong loài chủ chốt C. sự cạnh tranh giữa các nhóm loài trong quần xã. D. sự cạnh tranh giữa các nhóm loài ưu thế Câu 5: Các loài trong quần xã có các vai trò là loài: I. Ưu thế. II. Đặc trưng. III. Đặc biệt. IV. Ngẫu nhiên V. Thứ yếu VI. Chủ chốt A. I, II, III, IV, V B. I, III, IV, V, VI C. I, II, IV, V, VI D. I, II, III, IV, VI Câu 6: Mối quan hệ nào dưới đây không gây hại gì cho tất cả các loài tham gia? A. Vật chủ - kí sinh B. ức chế cảm biến C. hội sinh D. con mồi – vật ăn thịt Câu 7: Quần thể đặc trưng trong quần xã phải có các đặc điểm như thế nào? A. Kích thước lớn, phân bố rộng, thường gặp. B. Kích thước bé, phân bố hẹp, có giá trị đặc biệt C. Kích thước lớn, không ổn định, thường gặp. D. Kích thước bé, ngẫu nhiên nhất thời, sức sống mạnh. Câu 8: Thông tin nào dưới đây đặc trưng cho tổ chức quần xã? A. Đa dạng về loài, tính ưu thế của loài, sự phân tầng và lưới thức ăn. B. Đa dạng về loài, sự phân bổ các nhóm tuổi, mức chết cá thể và lưới thức ăn. C. Đa dạng của các nhóm cá thể, phân bố các nhóm tuổi và lưới thức ăn D. Đa dạng về loài, mật độ, mức sống sót của các thế hệ, lưới thức ăn. Câu 9: Loài ưu thế là loài có vai trò quan trọng trong quần xã do A. có số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn hoặc hoạt động mạnh B. có khả năng tiêu diệt các loài khác. C. số lượng cá thể nhiều. D. sức sống mạnh, sinh khối lớn, hoạt động mạnh. Câu 10: Quan hệ thường xuyên và chặt chẽ giữa 2 loài hay nhiều loài. Tất cả các loài tham gia đều có lợi. Đó là mối quan hệ nào sau đây? A. Cộng sinh. B. Hợp tác. C. Hội sinh. D. Cạnh tranh Câu 11: Mối quan hệ giữa nấm, vi khuẩn và tảo đơn bào trong địa y là mối quan hệ A. cộng sinh. B. hợp tác. C. kí sinh - vật chủ D. cạnh tranh Câu 12: Quan hệ giữa muỗi sốt rét với con người thuộc dạng: A.hội sinh B.kí sinh C.hợp tác D.cộng sinh Câu 13: Trên một đảo mới được hình thành do hoạt động của núi lửa, nhóm sinh vật có thể đến cư trú đầu tiên là A. sâu bọ B. thực vật thân cỏ có hoa C. địa y D. thực vật hạt trần Câu 14: Trong các quần xã sinh vật sau đây, quần xã nào có mức đa dạng sinh học cao nhất? A. Rừng mưa nhiệt đới B. Savan C. Hoang mạc D. Thảo nguyên Câu 15: Sáo thường đậu trên lưng trâu thể hiện mối quan hệ : A. hợp tác B. hội sinh C. cộng sinh D. kí sinh Câu 16: Nhiều loài phong lan thường bám thân cây gỗ để sống kiểu phụ sinh. Đây là biểu hiện quan hệ: A. hợp tác B. cộng sinh C. hội sinh D. kí sinh Câu 17: Tập hợp các sinh vật cùng loài và khác loài có lịch sử chung sống trong một không gian xác định, vào một thời điểm gọi là A. quần tụ B. quần thể C. hệ sinh thái D. quần xã Câu 18: Các loài trong quần xã có mối quan hệ nào sau đây? A. Quan hệ hỗ trợ. B. Quan hệ đối kháng. C. Quan hệ hỗ trợ hoặc đối kháng. D. Không có quan hệ gì. Câu 19: Trong quần xã sinh vật, nếu một loài sống bình thường nhưng vô tình gây hại cho cho loài khác, đó là mối quan hệ A. sinh vật này ăn sinh vật khác B. hợp tác C. kí sinh D. ức chế cảm nhiễm Câu 20: Quá trình DTST tại rừng lim Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn như thế nào? A. Rừng lim nguyên sinh bị hết → cây bụi và cỏ chiếm ưu thế → rừng thưa cây gỗ nhỏ → cây gỗ nhỏ và cây bụi → trảng cỏ B. Rừng lim nguyên sinh bị chặt hết → cây gỗ nhỏ và cây bụi → rừng thưa cây gỗ nhỏ → cây bụi và cỏ chiếm ưu thế → trảng cỏ C. Rừng lim nguyên sinh bị hặt hết → rừng thưa cây gỗ nhỏ → cây gỗ nhỏ và cây bụi → cây bụi và cỏ chiếm ưu thế → trảng cỏ D. Rừng lim nguyên sinh bị chết → rừng thưa cây gỗ nhỏ → cây bụi và cỏ chiếm ưu thế → cây gỗ nhỏ và cây bụi → trảng cỏ Câu 21: Mức độ phong phú về số lượng loài trong quần xã thể hiện A. độ nhiều. B. độ đa dạng. C. độ thường gặp. D. sự phổ biến. Câu 22: Độ đa dạng của quần xã sinh vật là A. mật độ cá thể của từng loài trong quần xã B. mức độ phong phú về số lượng loài trong quần xã và số lượng cá thể của mỗi loài C. số loài đóng vai trò quan trọng trong quần xã D. tỷ lệ % số địa điểm bắt gặp một loài trong tổng số địa điểm quan sát Câu 23: Quần thể bò rừng phát triển quá mạnh, ăn và phá nhiều cây cỏ làm cây rừng tàn lụi. Nhân tố gây diễn thế này thuộc loại: A. nguyên nhân bên ngoài B. nguyên nhân hỗn hợp C. tác động dây chuyền D. nguyên nhân bên trong Câu 24: Trong quần xã tự nhiên, một loài này trực tiếp tiêu diệt loài khác bằng quan hệ sinh học gọi là: A. đối thủ B. thiên địch C. sinh vật ăn thịt D. kẻ thù câu Câu 25: Núi lở lấp đầy một hồ nước ngọt. Sau một thời gian, cỏ cây mọc lên, dần trở thành một khu rừng nhỏ ngay trên chỗ trước kia là hệ sinh thái nước đứng. Đó là: A. biến đổi tiếp diễn B. diễn thế hỗn hợp C. diễn thế thứ sinh D. diễn thế nguyên sinh Câu 26: Quan hệ giữa 2 loài hội sinh với nhau có đặc điểm là: A. chỉ 1 bên có lợi B. cùng có lợi C. không bắt buộc D. bắt buộc Câu 27: Hiện tượng khống chế sinh học trong quần xã dẫn đến A. sự tiêu diệt của một loài nào đó trong quần xã. B. sự phát triển của một loài nào đó trong quần xã. C. trạng thái cân bằng sinh học trong quần xã. D. làm giảm độ đa dạng sinh học của quần xã. Câu 28: Trong các đặc trưng sau đây, đặc trưng nào là đặc trưng của quần xã sinh vật? A. Nhóm tuổi. B. Sự phân bố của các loài trong không gian. C. Tỉ lệ giới tính. D. Số lượng cá thể cùng loài trên một đơn vị diện tích hay thể tích. Câu 29: Vi khuẩn cố định đạm sống trong nốt sần của cây họ Đậu là biểu hiện của mối quan hệ A. cộng sinh B. hội sinh C. hợp tác D. kí sinh - vật chủ Câu 30: Trong một cái ao, kiểu quan hệ có thể xảy ra giữa hai loài cá có cùng nhu cầu thức ăn là A. ức chế cảm nhiễm. B. cạnh tranh. C. vật ăn thịt - con mồi. D. ký sinh. Lời giải chi tiết
HocTot.XYZ
|