Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 2 - Chương II - Phần sinh thái học - Sinh 12

Đáp án và lời giải chi tiết Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 2 - Chương II - Phần sinh thái học - Sinh 12

Đề bài

Câu 1: Quần xã là

A. một tập hợp các sinh vật cùng loài, cùng sống trong 1 khoảng không gian xác định.

B. một tập hợp các quần thể khác loài, cùng sống trong 1 khoảng không gian và thời gian xác định, gắn bó với nhau như 1 thể thống nhất và có cấu trúc tương đối ổn định.

C. một tập hợp các quần thể khác loài, cùng sống trong 1 khu vực, vào 1 thời điểm nhất định.

D. một tập hợp các quần thể khác loài, cùng sống trong 1 khoảng không gian xác định, vào 1 thời điểm nhất định.

Câu 2: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về mối quan hệ giữa các loài trong quần xã sinh vật?

A. Những loài cùng sử dụng một nguồn thức ăn không thể chung sống trong cùng một sinh cảnh.

B. Quan hệ cạnh tranh giữa các loài trong quần xã được xem là một trong những động lực của quá trình tiến hóa.

C. Mối quan hệ vật chủ - vật kí sinh là sự biến tướng của mối quan hệ con mồi – vật ăn thịt.

D. Trong tiến hóa, các loài gần nhau về nguồn gốc thường hướng đến sự phân li về ổ sinh thái của mình

Câu 3: Loài ưu thế là loài có vai trò quan trọng trong quần xã, có

A. số lượng cá thể nhiều                               

B. sức sống mạnh, sinh khối lớn, hoạt động mạnh

C. khả năng tiêu diệt các loài khác           

D. số lượng cá thể nhiều, sinh khối lơn, hoạt động mạnh

Câu 4: Ý nghĩa của sự phân tầng trong quần xã là

A. làm tăng khả năng sử dụng nguồn sống, do các loài có nhu cầu ánh sáng khác nhau

B. làm tiết kiệm diện tích, do các loài có nhu cầu nhiệt độ khác nhau

C. làm giảm sự cạnh tranh nguồn sống giữa các loài, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn sống

D. giúp các loài thích nghi với các điều kiện sống khác nhau

Câu 5: Trong các quần xã sinh vật sau đây, quần xã nào có mức đa dạng sinh học cao nhất?

A. Hoang mạc và sa mạc.                   B. Rừng lá rụng ôn đới.

C. Savan.                                          D. Rừng mưa nhiệt đới.

Câu 6: Cho các nhóm sinh vật sau, mỗi nhóm sống trong một sinh cảnh nhất định:

(1). Cá sống trong hồ nước ngọt.

(2). Sáo mỏ vàng sống trên đồng cỏ.

(3). Chim sống trong rừng Cúc Phương.

(4). Cá rô phi sống trong ao nước ngọt.

(5). Động vật ăn cỏ sống trong rừng nhiệt đới.

Có bao nhiêu nhóm sinh vật là quần xã?

A. 1                            B. 2                             C. 3                             D. 4

Câu 7: Sau chiến tranh chống Mỹ, khu vực rừng ngập mặn Cần Giờ (thành phố Hồ Chí Minh) bị tàn phá nghiêm trọng. Ngày nay, khu vườn ngập mặn Cần Giờ đã được khôi phục lại và được công nhận là Khu dự trữ Sinh quyển thế giới của Việt Nam. Đây là biểu hiện của hiện tượng:

A. Diễn thế nguyên sinh                B. Diễn thế thứ sinh.

C. Diễn thế khôi phục                   D. Diễn thế nguyên sinh hoặc Diễn thế khôi phục

Câu 8: Mối quan hệ giữa hai loài sinh vật, trong đó một loài có lợi còn loài kia không có lợi cũng không bị hại thuộc về 

A. quan hệ cạnh tranh.  B. quan hệ kí sinh.  C. quan hệ cộng sinh.   D. quan hệ hội sinh.

Câu 9: Khi nói về mối quan hệ ăn thịt – con mồi, phát biểu nào sau đây không đúng? 

A. Con mồi thường có số lượng cá thể nhiều hơn số lượng vật ăn thịt. 

B. Sự biến động số lượng con mồi và số lượng vật ăn thịt có liên quan chặt chẽ với nhau.

C. Trong quá trình tiến hóa, vật ăn thịt hình thành đặc điểm thích nghi nhanh hơn con mồi. 

D. Vật ăn thịt thường có kích thước cơ thể lớn hơn kích thước con mồi.

Câu 10: Những nguyên nhân nào sau đây không phải là nguyên nhân bên ngoài gây ra diễn thế?
A. Sự thay thế loài ưu thế này bằng loài ưu thế khác.
B. Mưa, bão, lụt.
C. Hạn hán, cháy rừng.
D. Khai thác tài nguyên bừa bãi.

Câu 11: Trong điều kiện nào thì hình thành những sinh vật đầu tiên trong diễn thế nguyên sinh?
A. Môi trường hữu cơ                        C. Môi trường sinh vật.

BMôi trường trống trơn.                  D. Môi trường khoáng.

Câu 12:Việc nghiên cứu diễn thế giúp con người: 
A. xây dựng các qui hoạch lâu dài về nông, lâm, ngư nghiệp.
B. nắm được các qui luật phát triển của quần xã sinh vật.
C. chủ động điều khiển diễn thế theo hướng có lợi cho con người.
D. cả a, b, c.

Câu 13: Trong diễn thế sinh thái, hệ sinh vật nào sau đây có vai trò quan trọng trong việc hình thành quần xã mới?
A. Hệ động vật.                                                         CHệ thực vật.

B. Hệ động vật và vi sinh vật.                                    D. Vi sinh vật.

Câu 14: Trong diễn thế sinh thái nói chung, quần xã đỉnh cực là sẽ có những đặc điểm như thế nào?
A. Quần xã tiên phong.                               C. Quần xã suy thoái.
B. Quần xã trung gian.                                D. Quần xã phát triển ổn định.

Câu 15: Để diệt sâu đục thân lúa, người ta thả ong mắt đỏ vào ruộng lúa. Đó là phương pháp đấu tranh sinh học dựa vào:

A. cạnh tranh cùng loài      B. khống chế sinh học

C. cân bằng sinh học         D. cân bằng quần thể

Câu 16: Ví dụ nào sau đây phản ánh quan hệ hợp tác giữa các loài?

A. Vi khuẩn lam sống trong nốt sần rễ đậu

B. Chim sáo đậu trên lưng trâu rừng

C. Cây phong lan bám trên thân cây gỗ

D. Cây tầm gửi sống trên thân cây gỗ

Câu 17: Hiện tượng cá sấu há to miệng cho một loài chim “xỉa răng” hộ là biểu hiện quan hệ:

A. cộng sinh      B. hội sinh       C. hợp tác        D. kí sinh

Câu 18: Ví dụ nào sau đây phản ánh quan hệ cộng sinh giữa các loài:

A. vi khuẩn lam sống trong nốt sần rễ đậu

B. chim sáo đậu trên lưng trâu rừng

C. cây phong lan bám trên thân cây gỗ

D. cây tầm gửi sống trên thân cây gỗ.

Câu 19: Ví dụ nào sau đây phản ánh quan hệ hội sinh giữa các loài:

A. vi khuẩn lam sống trong nốt sần rễ đậu

B. chim sáo đậu trên lưng trâu rừng

C. cây phong lan bám trên thân cây gỗ

D. cây tầm gửi sống trên thân cây gỗ

Câu 20: Ở biển có loài cá ép thường bám chặt vào thân cá lớn để “đi nhờ”, thuận lợi cho phát tán và kiếm ăn của loài. Đây là biểu hiện của:

A. cộng sinh      B. hội sinh        C. hợp tác       D. kí sinh

Câu 21: Ví dụ về mối quan hệ cạnh tranh là:

A. giun sán sống trong cơ thể lợn

B. các loài cỏ dại và lúa cùng sống trên ruộng đồng

C. khuẩn lam thường sống cùng với nhiều loài động vật xung quanh

D. thỏ và chó sói sống trong rừng.

Câu 22: Sự hình thành ao cá tự nhiên từ một hố bom được gọi là:

A. diễn thế nguyên sinh       B. diễn thế thứ sinh

C. diễn thế phân huỷ            D. diễn thế nhân tạo

Câu 23: Ví dụ về mối quan hệ hợp tác là:

A. động vật nguyên sinh sống trong ruột mối có khả năng phân huỷ xelulozo thành đường

B. nhiều loài phong lan sống bám thân cây gỗ của loài khác.

C. nấm và vi khuẩn lam quan hệ với nhau chặt chẽ đến mức tạo nên một dạng sống đặc biệt là địa y

D. sáo thường đậu trên lưng trâu, bò bắt “chấy rận” để ăn

Câu 24: Quan hệ đối kháng giữa hai loài gồm:
1. Cạnh tranh                3. Ức chế cảm nhiễm
2. Kí sinh                      4. Sinh vật này ăn sinh vật khác
Hãy sắp xếp theo trật tự quan hệ loài càng bị hại nhiều càng xếp về sau. Trật tự đúng là:

A. 2, 3, 1, 4                  B. 1, 3, 2, 4                 C. 2, 1, 3, 4                 D. 1, 2, 3, 4

Câu 25: Loài côn trùng A là loài duy nhất có khả năng thụ phấn cho loài thực vật B. Côn trùng A bay đến hoa của cây B mang theo nhiều hạt phấn và tiến hành thụ phấn cho hoa. Nhưng trong quá trình này, côn trùng A đồng thời đẻ trứng vào bầu nhụy của một số hoa ở loài B. Ở những hoa này, khi côn trùng nở gây chết noãn trong các bầu nhụy. Nếu noãn bị hỏng, quả cũng bị hỏng và dẫn đến ấu trùng của côn trùng A cũng bị chết. Đây là một ví dụ về mối quan hệ nào?

A. Kí sinh                    B. Cạnh tranh              C. Hội sinh                  D. Ức chế cảm nhiễm

Lời giải chi tiết

1 2 3 4 5
B A D A D
6 7 8 9 10
C B D C A
11 12 13 14 15
B D C D B
16 17 18 19 20
B C A C B
21 22 23 24 25
B A D A D

HocTot.XYZ

Group Ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí

close