Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 3 - Chương II - Phần sinh thái học - Sinh 12Đáp án và lời giải chi tiết Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 3 - Chương II - Phần sinh thái học - Sinh 12 Đề bài Câu 1: Điều nào dưới đây nói về độ đa dạng của quần xã là không đúng : A. độ đa dạng là tính chất có ở quần xã sinh vật B. độ đa dạng của các quần xã khác nhau là khác nhau C. độ đa dạng phản ánh điều kiện của môi trường sống D. khi điều kiện thuận lợi độ đa dạng của quần xã là thấp Câu 2: Các đặc trưng cơ bản của quần xã là A. thành phần loài, tỉ lệ nhóm tuổi, mật độ. B. độ phong phú, sự phân bố các cá thể trong quần xã. C. thành phần loài, sức sinh sản và sự tử vong. D. thành phần loài, sự phân bố các cá thể trong quần xã, quan hệ dinh dưỡng của các nhóm loài Câu 3: Quần xã là A. một tập hợp các sinh vật cùng loài, cùng sống trong một khoảng không gian xác định. B. một tập hợp các quần thể khác loài, cùng sống trong một khoảng không gian và thời gian xác định, gắn bó với nhau như một thể thống nhất có cấu trúc tương đối ổn định. C. một tập hợp các quần thể khác loài, cùng sống trong một khu vực, vào một thời điểm nhất định. D. một tập hợp các quần thể khác loài, cùng sống trong một khoảng không gian xác định, vào một thời điểm nhất định. Câu 4: Trong quần xã, nhóm loài cho sản lượng sinh vật cao nhất thuộc về A. động vật ăn cỏ B. động vật ăn thịt C. sinh vật tự dưỡng D. sinh vật ăn các chất mùn bã hữu cơ Câu 5: Ở rừng nhiệt đới Tam Đảo, thì loài đặc trưng là A. cá cóc B. cây cọ C. cây sim D. bọ que Câu 6: Cho các quần xã sinh vật sau: (1) Rừng thưa cây gỗ nhỏ ưa sáng (2) Cây bụi và cây cỏ chiếm ưu thế (3) Cây gỗ nhỏ và cây bụi (4) Rừng lim nguyên sinh (5) Trảng cỏ Sơ đồ đúng về quá trình diễn thế thứ sinh dẫn đến quần xã bị suy thoái tại rừng lim Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn là A. (4) => (5) => (1) => (3) => (2) B. (2) => (3) => (1) => (5) => (4) C. (5) => (3) => (1) => (2) => (4) D. (4) => (1) => (3) => (2) => (5) Câu 7: Ví dụ nào sau đây phản ánh quan hệ kí sinh giữa các loài? A. Vi khuẩn lam sống trong nốt sần rễ đậu B. Chim sáo đậu trên lưng trâu rừng C. Động vật nguyên sinh sống trong ruột mối. D. Cây tầm gửi sống trên thân cây gỗ. Câu 8: Điều nào sau đây không đúng với diễn thế nguyên sinh? A. Khởi đầu từ môi trường trống trơn B. Các quần xã sinh vật biến đổi tuần tự, thay thế lẫn nhau và ngày càng phát triển đa dạng C. Không thể hình thành nên quần xã tương đối ổn định. D. Hình thành quần xã tương đối ổn định Câu 9: Tảo biển khi nở hoa gây ra nạn “thuỷ triều đỏ” ảnh hưởng tới các sinh vật khác sống xung quanh. Hiện tượng này gọi là quan hệ: A. hội sinh B. hợp tác C. ức chế - cảm nhiễm D. cạnh tranh Câu 10: Ví dụ nào sau đây phản ánh quan hệ cộng sinh giữa các loài: A. vi khuẩn lam sống trong nốt sần rễ đậu B. chim sáo đậu trên lưng trâu rừng C. cây phong lan bám trên thân cây gỗ D. cây tầm gửi sống trên thân cây gỗ. Câu 11: phát biểu nào dưới đây đúng khi nói về diễn thế nguyên sinh A. Diễn thế nguyên sinh xảy ra ở môi trường đã từng có quần xã tồn tại trước đó. B. Một khu rừng bị tàn phá bởi hoạt động của núi lửa, sau đó diễn thế thứ sinh sẽ xảy ra. C. Diễn thế nguyên sinh trải qua 4 giai đoạn. D. Khi đảo đại dương mới được hình thành, diễn thế nguyên sinh sẽ xảy ra. Câu 12: Sau khi thu hoạch một ao nuôi cá người ta vệ sinh ao để chuẩn bị cho đợt nuôi cá tiếp theo. Sau khi bổ sung nước vào ao, hiện tượng gì sẽ xảy ra? A. Diễn thế thứ sinh B. Diễn thế nguyên sinh C. Biến động số lượng cá thể D. Biến động thành phần cá thể Câu 13: Quá trình nào dưới đây không dẫn đến diễn thế sinh thái A. Núi lửa phun trào dẫn đến tiêu diệt hầu hết các quần thể sinh vật. Câu 14: Trong quá trình diễn thế, các chỉ số sinh thái đều thay đổi có quy luật. Phát biểu nào sau đây sai? A. Lưới thức ăn trở nên phức tạp, quan hệ sinh học giữa các loài ngày càng căng thẳng. B. Hô hấp của quần xã tăng, sản lượng sơ cấp tinh (PNPN) giảm. C. Thành phần loài ngày càng đa dạng còn số lượng cá thể của mỗi loài ngày càng giảm. D. Tổng sản lượng của quần xã tăng còn sinh khối của quần xã giảm. Câu 15: Điều nào sau đây không đúng khi nói về mối quan hệ cạnh tranh: A. Cạnh tranh là động lực thúc đẩy các loài trong thiên nhiên phát triển một cách ổn định. B. Các cá thể cùng loài thường ít cạnh tranh hoặc không cạnh tranh với nhau. C. Trong quan hệ cạnh tranh, các loài sinh vật đều bị ảnh hưởng bất lợi. D. Trong quần xã, các loài sinh vật có cùng thức ăn, nơi ở thường có quan hệ cạnh tranh. Câu 16: Quan hệ nào dưới đây không phải là quan hệ đối kháng A. Hiện tượng tảo nở hoa gây chết các loài sinh vật sống trong hồ. Câu 17: Tập hợp sinh vật nào dưới đây không phải là quần xã? A. Những cá thể sinh vật sống trong vườn bách thú. Câu 18: cho các phát biểu sau: 1. Trong mối quan hệ kí sinh - vật chủ, loài kí sinh bị bất lợi còn vật chủ có lợi. 2. Sinh vật ăn thịt bao giờ cũng có số lượng cá thể nhiều hơn con mồi. 3. Sinh vật kí sinh bao giờ cũng có số lượng nhiều hơn sinh vật chủ. 4. Trong mối quan hệ vật dữ - con mồi, loài ăn thịt bị bất lợi còn con mồi được lợi. Số phát biểu đúng khi nói về mối quan hệ kí sinh – vật chủ và mối quan hệ vật dữ - con mồi? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 19: Nhóm sinh vật nào dưới đây không phải loài đặc trưng A. Bò rừng Bizong sống trong các đồng cỏ ở Bắc Mỹ. B. Cây cọ sống ở vùng đồi Vĩnh Phú. C. Cây tràm trong quần xã rừng U Minh. D. Cây su su trong quần xã rừng ở Tam Đảo. Câu 20: Sự phân bố theo chiều thẳng đứng của nhiều tầng cây trong rừng thể hiện: A. Sự tận dụng diện tích và nguồn thức ăn của các loài trong rừng. B. Sự thích nghi của thực vật với điều kiện độ ẩm khác nhau. C. Sự thích nghi của thực vật với điều kiện chiếu sáng khác nhau. D. Sự hỗ trợ của các loài cây để tìm kiếm nguồn dinh dưỡng. Câu 21: Khi nói về quần xã sinh vật, phát biểu nào sau đây không đúng? A. Mức độ đa dạng của quần xã được thể hiện qua số lượng loài và số lượng cá thể của mỗi loài. B. Sinh vật trong quần xã luôn tác động lẫn nhau đồng thời tác động qua lại với môi trường. C. Phân bố cá thể trong không gian của quần xã tùy thuộc vào nhu cầu sống của từng loài. D. Quần xã càng đa dạng về thành phần loài thì lưới thức ăn trong quần xã càng đơn giản. Câu 22: Khi nói về diễn thế thứ sinh, phát biểu nào sau đây là đúng? A. Diễn thế thứ sinh có thể dẫn đến hình thành nên quần xã tương đối ổn định. B. Diễn thế thứ sinh không làm thay đổi thành phần loài của quần xã. C. Diễn thế thứ sinh không làm thay đổi điều kiện môi trường sống của quần xã. D. Diễn thế thứ sinh xảy ra ở môi trường mà trước đó chưa có quần xã sinh vật. Câu 23: Những tuyên bố nào về loài ngoại lai có nhiều khả năng chính xác? A. Các loài ngoại lai thường sinh sản chậm hơn các loài bản địa. B. Các loài ngoại lai thường dễ kiểm soát. C. Các loài ngoại lai có thể là các đối thủ cạnh tranh tích cực, và do đó làm tăng đa dạng sinh học. D. Một số loài ngoại lai có thể thay đổi cấu trúc vật lí của môi trường sống mới của chúng. Câu 24: Khi nói về diễn thế sinh thái, trong số các phát biểu dưới đây, có bao nhiêu phát biểu chính xác? I. Song song với diễn thế trong quần xã có sự biến đổi về độ ẩm, hàm lượng mùn trong đất. II. Các quần xã bị hủy diệt có thể trở thành quần xã suy thoái do khả năng phục hồi thấp. III. Trong quần xã, nhóm loài ưu thế đóng vai trò quan trọng nhất gây ra diễn thế sinh thái. IV. Theo đà của diễn thế nguyên sinh, các lưới thức ăn ngày càng phức tạp và xuất hiện nhiều chuỗi thức ăn sử dụng mùn bã hữu cơ. A. 1 B. 2 C. 4 D. 3 Câu 25: Trên tro tàn núi lửa xuất hiện quần xã tiên phong. Quần xã này sinh sống và phát triển làm tăng độ ẩm và làm giàu thêm nguồn dinh dưỡng hữu cơ, tạo thuận lợi cho cỏ thay thế. Theo thời gian, sau cỏ là trảng cây thân thảo, thân gỗ và cuối cùng là rừng nguyên sinh. Theo lí thuyết, khi nói về quá trình này, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Đây là quá trình diễn thế sinh thái. II. Rừng nguyên sinh là quần xã đỉnh cực của quá trình biến đổi này. III. Độ đa dạng sinh học giảm dần trong quá trình biến đổi này. IV. Một trong những nguyên nhân gây ra quá trình biến đổi này là sự cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã. A. 1 B. 2 C. 4 D. 3 Lời giải chi tiết
HocTot.XYZ
|