Giải đề thi học kì 2 toán lớp 10 năm 2019 - 2020 trường THPT Phú Lương - Thái NguyênGiải chi tiết đề thi học kì 2 môn toán lớp 10 năm 2019 - 2020 trường THPT Phú Lương - Thái Nguyên với cách giải nhanh và chú ý quan trọng Đề bài Phần I. Trắc nghiệm (6 điểm) Câu 1. Tìm điều kiện xác định của bất phương trình sau:\(\dfrac{{1 - x}}{{{x^2} + 1}} > \dfrac{1}{{x + 1}}\). A.\(\forall x \in \mathbb{R}\) B. \(x \ne \pm 1\) C. \(x \ne 1\) D. \(x \ne - 1\) Câu 2. Bảng xét dấu sau là của nhị thức nào trong các nhị thức đã cho? A.\(f(x) = 3x + 6\) B. \(f(x) = 4 - 2x\) C. \(f(x) = - 2x - 4\) D. \(f(x) = 6 - 3x\) Câu 3. Cho tam thức bậc hai \(f(x) = a{x^2} + bx + c,a \ne 0,\)\(\Delta = {b^2} - 4ac\). Mệnh đề nào sau đây đúng? A. Tam thức luôn cùng dấu với \(a\) khi \(\Delta = 0\). B. Tam thức luôn cùng dấu với \(a\)khi \(\Delta < 0\). C. Tam thức luôn cùng dấu với \(a\)khi \(\Delta \le 0\). D. Tam thức luôn cùng dấu với \(a\) khi \(\Delta > 0\). Câu 4.Trên đường tròn lượng giác điểm M biểu diễn cung \(\dfrac{{5\pi }}{6} + k2\pi ,k \in Z\). M ở góc phần tư nào ? A. I. B. II. C. III. D. IV. Câu 5. Trong các công thức sau công thức nào sai? A. \(\sin (a - b) = \sin a.\cos b - \cos a.\sin b\) B. \(\sin (a + b) = \sin a.\cos b + \cos a.\sin b\) C. \(\cos (a + b) = \cos a.\cos b + \sin a.\sin b\) C. \(\cos (a - b) = \cos a.\cos b + \sin a.\sin b\) Câu 6. Véc tơ nào sau đây là một véc tơ pháp tuyến của đường thẳng \(2x - y + 3 = 0\)? A. \(\overrightarrow u ( - 2;1)\). B. \(\overrightarrow n (2;1)\) C. \(\overrightarrow a (1; - 2)\) D. \(\overrightarrow b ( - 1;2)\) Câu 7. Đường thẳng \(\Delta \) có véc tơ chỉ phương \(\overrightarrow u (2; - 3)\). Mệnh đề nào sau đây đúng? A. \(m = \dfrac{{ - 2}}{3}\) là hệ số góc của \(\Delta \) B. \(\overrightarrow b (3;2)\) là một véc tơ pháp tuyến của\(\Delta \) C.\(m = \dfrac{3}{2}\) là hệ số góc của \(\Delta \) D. \(\overrightarrow n (2;3)\) là một véc tơ pháp tuyến của \(\Delta \) Câu 8. Trong các điểm sau, điểm nào thuộc đường thẳng \(\left\{ \begin{array}{l}x = 1 + t\\y = 2 - t\end{array} \right.\) A. \(A(2;3)\) B. \(B(3;1)\) C. \(C(1; - 2)\) D. \(A(0;3)\) Câu 9. Tính khoảng cách từ điểm \(A( - 2;3)\) đến đường thẳng \(4x - 3y - 3 = 0\) ta được kết quả. A. \(d = 2\) B. \(d = 4\) C. \(d = - 5\) D. \(d = \dfrac{{20}}{{\sqrt {13} }}\) Câu 10. Xác định tọa độ tâm I của đường tròn có phương trình: \({x^2} + {y^2} + 4x - 6y - 1 = 0\). A. \(I( - 2;3)\) B. \(I(4; - 6)\) C. \(I(2; - 3)\) D. \(I( - 4;6)\) Câu 11. Tam thức bậc hai \(f(x) = {x^2} - 3x\) nhận giá trị âm trên khoảng nào? A. \(( - \infty ;0)\) B. \(( - 1;3)\) C. \((1;3)\) D. \((3; + \infty )\) Câu 12. Tập nghiệm của bất phương trình \(\dfrac{{x - 1}}{{3 - x}} \ge 0\)là. A. \((1;3)\) B. \([1;3)\) C. \([1;3]\) D.\((1;3]\) Câu 13. Tính\(\sin a\) biết \(\cos a = - \dfrac{1}{3}\)và \(\dfrac{\pi }{2} < a < \pi \) A. \(\sin a = \dfrac{{2\sqrt 2 }}{3}\) B. \(\sin a = - \dfrac{{2\sqrt 2 }}{3}\) C. \(\sin a = - \dfrac{{\sqrt {10} }}{3}\) D. \(\sin a = \dfrac{{\sqrt {10} }}{3}\) Câu 14. Cho\(\tan a = 2\) tính giá trị \(A = \dfrac{1}{{{{\cos }^2}a}} + \dfrac{{\cos a + \sin a}}{{\cos a - \sin a}} - 5\) A. \(A = 5\) B. \(A = 4\) C. \(A = - 3\) D. \(A = - 2\) Câu 15. Biến tổng sau thành tích \(B = \sin a + \cos 2a - \sin 3a\) được kết quả A. \(\cos 2a(1 - 2\cos a)\) B. \(\cos 2a(1 + 2\sin a)\) C. \( - \cos 2a(2\cos a + 1)\) D. \(\cos 2a(1 - 2\sin a)\) Câu 16.Phương trình tổng quát của đường thẳng\(\left\{ \begin{array}{l}x = t\\y = 2 + t\end{array} \right.\) là: A. \(x + y - 2 = 0\) B. \(x - y + 2 = 0\) C. \(x - y - 2 = 0\) D. \(x + y + 2 = 0\) Câu 17. Vị trí tương đối của hai đường thẳng \({\Delta _1}:2x + y + 3 = 0;\)\({\Delta _2}:x + 2y + 3 = 0\) là: A. Vuông góc. B. Cắt nhau nhưng không vuông góc. C. Song song. D.Trùng nhau . Câu 18. Tính cosin của góc giữa hai đường thẳng \({\Delta _1}:x - y + 3 = 0;\)\({\Delta _2}:3x + 4y + 3 = 0\) A. \(\cos ({\Delta _1},{\Delta _2}) = - \dfrac{{\sqrt 2 }}{{10}}\) B. \(\cos ({\Delta _1},{\Delta _2}) = - \dfrac{{\sqrt 5 }}{{10}}\) C. \(\cos ({\Delta _1},{\Delta _2}) = \dfrac{{\sqrt 2 }}{{10}}\) D. \(\cos ({\Delta _1},{\Delta _2}) = \dfrac{{\sqrt 5 }}{{10}}\) Câu 19.Viết phương trình đường tròn tâm \(I(2; - 1)\) và tiếp xúc với đường thẳng \(\Delta :4x - 3y - 1 = 0\). A. \({(x - 2)^2} + {(y + 1)^2} = 1\) B. \({(x + 2)^2} + {(y - 1)^2} = 1\) C. \({(x - 2)^2} + {(y + 1)^2} = 2\) D. \({(x - 2)^2} + {(y + 1)^2} = 4\) Câu 20.Cho tam giác \(ABC\) mệnh đề nào sau đây sai? A. \(\sin (A + B) = - \sin C\) B. \(\cos (A + B) = - \cos C\) C. \(\sin \dfrac{{A + B}}{2} = \cos \dfrac{C}{2}\) D. \(\tan \dfrac{{A + B}}{2} = \cot \dfrac{C}{2}\) Câu 21. Rút gọn biểu thức \(M = 2{\cos ^2}(\dfrac{\pi }{2} - \dfrac{a}{2}) + \sqrt 2 \sin (\dfrac{\pi }{4} + a) - 1\) A. \(M = \sin a\) B. \(M = - \sin a\) C. \(M = \cos a\) D. \(M = - \cos a\) Câu 22. Đường thẳng nào sau đây đi qua điểm \(M(0;2)\) và vuông góc với đường thẳng \(\left\{ \begin{array}{l}x = 1 - t\\y = 2 + t\end{array} \right.\). A. \(\left\{ \begin{array}{l}x = - t\\y = 2 + t\end{array} \right.\) B. \(\left\{ \begin{array}{l}x = - t\\y = t\end{array} \right.\) C. \(\left\{ \begin{array}{l}x = t\\y = 2 - t\end{array} \right.\) D. \(\left\{ \begin{array}{l}x = t\\y = 2 + t\end{array} \right.\) Câu 23. Có bao nhiêu số nguyên \(m\) để tam thức \(f(x) = - {x^2} + 2(m + 2)x + 9m - 4\) luôn âm trên \(\mathbb{R}\). A.0 B.13 C.12 D. vô số Câu 24. Tìm trên đường tròn \({(x - 3)^2} + {(y - 3)^2} = 9\) điểm M sao cho M cách đường thẳng \(y = - 2\)khoảng lớn nhất. A. \(M(0;3)\) B. \(M(3;6)\) C. \(M(1;\sqrt 5 + 3)\) D. \(M(4;7)\) Phần 2. Tự luận (4 điểm) Bài 1. Giải bất phương trình: \(x + \sqrt {x - 1} > \sqrt {x - 1} - 2\) Bài 2. Cho \(\sin a = - \dfrac{2}{3}\). Tính \(9.\cos 2a\) Bài 3. Cho hai điểm \(A(1;2),B(3;4)\). a) Viết phương trình tổng quát của đường thẳng qua A và vuông góc với AB b) Viết phương trình đường tròn đường kính AB Bài 4.Tìm \(m\)để phương trình \(m{x^2} + 2(m - 1)x - 4 = 0\) có hai nghiệm phân biệt Bài 5. Chứng minh rằng tam giác ABC vuông nếu: \(\cot \dfrac{B}{2} = \dfrac{{a + c}}{b}\) Lời giải chi tiết HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT Thực hiện: Ban chuyên môn HocTot.XYZ PHẦN TRẮC NGHIỆM
Câu 1 (TH): Phương pháp: Sử dụng phân thức \(\dfrac{{A\left( x \right)}}{{B\left( x \right)}}\) xác định khi \(B\left( x \right) \ne 0\) Cách giải: Điều kiện xác định: \(\left\{ \begin{array}{l}{x^2} + 1 \ne 0\\x + 1 \ne 0\end{array} \right.\) \( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}{x^2} \ne - 1\left( {ld} \right)\\x \ne - 1\end{array} \right.\) \( \Rightarrow x \ne - 1\) Chọn D Câu 2 (TH): Phương pháp: Sử dụng qui tắc xét dấu của nhị thức \(f\left( x \right) = ax + b\) \(\left( {a \ne 0} \right)\) +) \(a.f\left( x \right) > 0\) với \(x > \dfrac{{ - b}}{a}\) +) \(a.f\left( x \right) < 0\) với \(x < - \dfrac{b}{a}\) Cách giải: Từ bảng xét dấu ta thấy nhị thức \(f\left( x \right) = ax + b\) có nghiệm \(x = - 2\) và có hệ số \(a < 0\) nên trong các đáp án chỉ có đáp án C với \(f\left( x \right) = - 2x - 4\) thỏa mãn (vì có hệ số \(a = - 2 < 0\) và \( - 2x - 4 = 0\) \( \Leftrightarrow x = - 2\)). Chọn C Câu 3 (NB): Phương pháp: Sử dụng qui tắc xét dấu của tam thức bậc hai \(f\left( x \right) = a{x^2} + bx + c\) \(\left( {a \ne 0} \right)\) Nếu \(\Delta < 0\) thì \(a.f\left( x \right) > 0\) Cách giải: Tam thức luôn cùng dấu với \(a\)khi \(\Delta < 0\) là khẳng định đúng. Chọn B Câu 4 (NB): Phương pháp: Với \(\dfrac{\pi }{2} < \alpha < \pi \) thì điểm M biểu diễn cung \(\alpha + k2\pi ,k \in \mathbb{Z}\) thuộc góc phần tư thứ hai Cách giải: Vì \(\dfrac{\pi }{2} < \dfrac{{5\pi }}{6} < \pi \) nên điểm M biểu diễn cung \(\dfrac{{5\pi }}{6} + k2\pi ,k \in Z\) thuộc góc phần tư thứ hai. Chọn B Câu 5 (NB): Phương pháp: Sử dụng các công thức lượng giác: \(\begin{array}{l}\sin \left( {a \pm b} \right) = \sin a\cos b \pm \cos a\sin b\\\cos \left( {a \pm b} \right) = \cos a\cos b \mp \sin a\sin b\end{array}\) Cách giải: Ta có: \(\cos \left( {a + b} \right) = \cos a\cos b - \sin a\sin b\) nên C sai. Chọn C Câu 6 (NB): Phương pháp: Đường thẳng \(ax + by + c = 0\) có 1 VTPT là \(\overrightarrow n = \left( {a;b} \right)\) Cách giải: Đường thẳng \(2x - y + 3 = 0\) có 1 VTPT là \(\overrightarrow n = \left( {2; - 1} \right)\) Suy ra \(\overrightarrow u = \left( { - 2;1} \right)\) cũng là 1 VTPT của đường thẳng \(2x - y + 3 = 0\). Chọn A Câu 7 (TH): Phương pháp: Đường thẳng \(\Delta \) có VTCP là \(\overrightarrow u = \left( {a;b} \right)\) \(\left( {a;b \ne 0} \right)\) thì có hệ số góc \(k = \dfrac{b}{a}\) và có VTPT \(\overrightarrow n = \left( { - b;a} \right)\) Cách giải: Ta có: \(\overrightarrow u = \left( {2; - 3} \right)\) là VTCP của \(\Delta \) nên đường thẳng \(\Delta \) có hệ số góc \(k = - \dfrac{3}{2}\) và VTPT \(\overrightarrow n = \left( {3;2} \right)\) Chọn B Câu 8 (TH): Phương pháp: Thay tọa độ từng điểm vào phương trình đường thẳng để chọn ra điểm thuộc đường thẳng đó. Cách giải: +) Với \(A\left( {2;3} \right)\) ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}2 = 1 + t\\3 = 2 - t\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}t = 1\\t = - 1\end{array} \right.\) (vô lý) nên loại A +) Với \(B\left( {3;1} \right)\) ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}3 = 1 + t\\1 = 2 - t\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}t = 2\\t = 1\end{array} \right.\) (vô lý) nên loại B +) Với \(C\left( {1; - 2} \right)\) ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}1 = 1 + t\\ - 2 = 2 - t\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}t = 0\\t = 4\end{array} \right.\) (vô lý) nên loại C +) Với \(A\left( {0;3} \right)\) ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}0 = 1 + t\\3 = 2 - t\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}t = - 1\\t = - 1\end{array} \right.\) (thỏa mãn) nên \(A\left( {0;3} \right)\) thuộc đường thẳng đã cho Chọn D Câu 9 (TH): Phương pháp: Sử dụng công thức tính khoảng cách từ \(M\left( {{x_0};{y_0}} \right)\) đến đường thẳng \(\Delta :ax + by + c = 0\) là: \(d\left( {M;\Delta } \right) = \dfrac{{\left| {a{x_0} + b{y_0} + c} \right|}}{{\sqrt {{a^2} + {b^2}} }}\) Cách giải: Gọi đường thẳng \(\Delta :4x - 3y - 3 = 0\) Khoảng cách cần tìm là: \(d\left( {A;\Delta } \right) = \dfrac{{\left| {4.\left( { - 2} \right) - 3.3 - 3} \right|}}{{\sqrt {{4^2} + {{\left( { - 3} \right)}^2}} }} = 4\) Chọn B Câu 10 (TH): Phương pháp: Đường tròn \(\left( C \right):{x^2} + {y^2} - 2ax - 2by + c = 0\) có tâm \(I\left( {a;b} \right)\) Cách giải: Tâm \(I\) của đường tròn có phương trình: \({x^2} + {y^2} + 4x - 6y - 1 = 0\) là \(I\left( {\dfrac{4}{{ - 2}};\dfrac{{ - 6}}{{ - 2}}} \right)\) hay \(I\left( { - 2;3} \right)\) Chọn A Câu 11 (TH): Phương pháp: Sử dụng định lý dấu của tam thức bậc hai \(f\left( x \right) = a{x^2} + bx + c\) có hai nghiệm \({x_1} < {x_2}\) Nếu \({x_1} < x < {x_2}\) thì \(a.f\left( x \right) < 0\) Nếu \(\left[ \begin{array}{l}x < {x_1}\\x > {x_2}\end{array} \right.\) thì \(a.f\left( x \right) > 0\) Cách giải: Đa thức \(f\left( x \right) = {x^2} - 3x\) có hai nghiệm \(x = 0;x = 3\) Ta có bảng xét dấu:
Từ bảng xét dấu ta có \(f\left( x \right) < 0 \Leftrightarrow 0 < x < 3\) Như vậy tam thức đã cho có giá trị âm trên khoảng \(\left( {0;3} \right)\) nên nó có giá trị âm trên \(\left( {1;3} \right)\) Chọn C Câu 12 (TH): Phương pháp: Sử dụng \(\dfrac{{A\left( x \right)}}{{B\left( x \right)}} \ge 0\) \( \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}\left\{ \begin{array}{l}A\left( x \right) \ge 0\\B\left( x \right) > 0\end{array} \right.\\\left\{ \begin{array}{l}A\left( x \right) \le 0\\B\left( x \right) < 0\end{array} \right.\end{array} \right.\) Cách giải: Ta có: \(\dfrac{{x - 1}}{{3 - x}} \ge 0\) \( \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}\left\{ \begin{array}{l}x - 1 \ge 0\\3 - x > 0\end{array} \right.\\\left\{ \begin{array}{l}x - 1 \le 0\\3 - x < 0\end{array} \right.\end{array} \right.\) \(\begin{array}{l} \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}\left\{ \begin{array}{l}x \ge 1\\x < 3\end{array} \right.\\\left\{ \begin{array}{l}x \le 1\\x > 3\end{array} \right.\left( {VN} \right)\end{array} \right.\\ \Rightarrow 1 \le x < 3\end{array}\) Vậy bất phương trình có tập nghiệm \(S = \left[ {1;3} \right)\) Chọn B Câu 13 (TH): Phương pháp: Sử dụng \({\sin ^2}\alpha + {\cos ^2}\alpha = 1\) Cách giải: Ta có: \({\sin ^2}\alpha + {\cos ^2}\alpha = 1\) \(\begin{array}{l} \Leftrightarrow {\sin ^2}\alpha + {\left( { - \dfrac{1}{3}} \right)^2} = 1\\ \Leftrightarrow {\sin ^2}\alpha = \dfrac{8}{9}\end{array}\) \( \Rightarrow \sin \alpha = \dfrac{{2\sqrt 2 }}{3}\) (do \(\dfrac{\pi }{2} < a < \pi \)) Chọn A Câu 14 (TH): Phương pháp: Sử dụng công thức \(1 + {\tan ^2}\alpha = \dfrac{1}{{{{\cos }^2}\alpha }}\) Cách giải: Vì \(\tan \alpha = 2 \Rightarrow \cos \alpha \ne 0\), ta có: \(A = \dfrac{1}{{{{\cos }^2}a}} + \dfrac{{\cos a + \sin a}}{{\cos a - \sin a}} - 5\) \( = 1 + {\tan ^2}\alpha + \dfrac{{\dfrac{{\cos \alpha }}{{\cos \alpha }} + \dfrac{{\sin \alpha }}{{\cos \alpha }}}}{{\dfrac{{\cos \alpha }}{{\cos \alpha }} - \dfrac{{\sin \alpha }}{{\cos \alpha }}}} - 5\) \( = 1 + {\tan ^2}\alpha + \dfrac{{1 + \tan \alpha }}{{1 - \tan \alpha }} - 5\) \( = 1 + {2^2} + \dfrac{{1 + 2}}{{1 - 2}} - 5 = - 3\) Chọn C Câu 14 (TH): Phương pháp: Sử dụng công thức \(\sin a - \sin b = 2\cos \dfrac{{a + b}}{2}\sin \dfrac{{a - b}}{2}\) Cách giải: Ta có: \(B = \sin a + \cos 2a - \sin 3a\) \(\begin{array}{l} = \left( {\sin a - \sin 3a} \right) + \cos 2a\\ = 2\cos \dfrac{{a + 3a}}{2}.\sin \dfrac{{a - 3a}}{2} + \cos 2a\\ = 2\cos 2a.\sin \left( { - a} \right) + \cos 2a\\ = - 2\cos 2a\sin a + \cos 2a\\ = \cos 2a\left( {1 - 2\sin a} \right)\end{array}\) Chọn D Câu 16 (TH): Phương pháp: Rút \(t\) theo \(x;y\), từ đó suy ra phương trình tổng quát Cách giải: Ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}x = t\\y = 2 + t\end{array} \right.\) \( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}t = x\\t = y - 2\end{array} \right.\)\( \Rightarrow x = y - 2 \Leftrightarrow x - y + 2 = 0\) Vậy phương trình tổng quát của đường thẳng đã cho là \(x - y + 2 = 0\) Chọn B Câu 17 (TH): Phương pháp: Sử dụng: Đường thẳng \(\Delta :ax + by + c = 0\) và đường thẳng \({\Delta _1}:a'x + b'y + c = 0\) cắt nhau \( \Leftrightarrow \dfrac{a}{{a'}} \ne \dfrac{b}{{b'}}\left( {a';b' \ne 0} \right)\) Cách giải: Đường thẳng \({\Delta _1}\) có VTPT \(\overrightarrow {{n_1}} = \left( {2;1} \right)\) Đường thẳng \({\Delta _2}\) có VTPT \(\overrightarrow {{n_2}} = \left( {1;2} \right)\) Vì \(\dfrac{2}{1} \ne \dfrac{1}{2}\) nên \({\Delta _1}\) và \({\Delta _2}\) cắt nhau. Lại có \(\overrightarrow {{n_1}} .\overrightarrow {{n_2}} \) \( = 2.1 + 1.2 = 4 \ne 0\) nên \({\Delta _1}\) và \({\Delta _2}\) không vuông góc. Chọn B Câu 18 (TH): Phương pháp: Góc giữa đường thẳng \(\Delta :ax + by + c = 0\) và đường thẳng \({\Delta _1}:a'x + b'y + c = 0\) là \(\alpha \) thỏa mãn \(\cos \alpha = \dfrac{{\left| {a.a' + b.b'} \right|}}{{\sqrt {{a^2} + {b^2}} .\sqrt {a{'^2}} + b{'^2}}}\) Cách giải: Gọi góc giữa hai đường thẳng \({\Delta _1};{\Delta _2}\) là \(\alpha \), ta có: \(\cos \alpha = \dfrac{{\left| {1.3 + \left( { - 1} \right).4} \right|}}{{\sqrt {{1^2} + {{\left( { - 1} \right)}^2}} .\sqrt {{3^2} + {4^2}} }}\) \( = \dfrac{1}{{5\sqrt 2 }} = \dfrac{{\sqrt 2 }}{{10}}\) Chọn C Câu 19 (TH): Phương pháp: Đường tròn tâm \(I\left( {a;b} \right)\) và bán kính \(R\) có phương trình \({\left( {x - a} \right)^2} + {\left( {y - b} \right)^2} = {R^2}\) Cách giải: Bán kính đường tròn là \(R = d\left( {I;\Delta } \right)\)\( = \dfrac{{\left| {4.2 - 3.\left( { - 1} \right) - 1} \right|}}{{\sqrt {{4^2} + {{\left( { - 3} \right)}^2}} }} = 2\) Phương trình đường tròn tâm \(I\left( {2; - 1} \right)\) và bán kính \(R = 2\) là: \({\left( {x - 2} \right)^2} + {\left( {y + 1} \right)^2} = 4\) Chọn D Câu 20 (TH): Phương pháp: Sử dụng: \(\sin \left( {\pi - \alpha } \right) = \sin \alpha \) , \(\cos \left( {\pi - \alpha } \right) = - \cos \alpha \) \(\sin \left( {\dfrac{\pi }{2} - \alpha } \right) = \cos \alpha ,\) \(\tan \left( {\dfrac{\pi }{2} - \alpha } \right) = \cot \alpha \) Cách giải: Ta có: \(\widehat A + \widehat B + \widehat C = \pi \) (tổng ba góc trong tam giác) +) \(\sin \left( {A + B} \right)\) \( = \sin \left( {\pi - C} \right) = \sin C\) nên A sai +) \(\cos \left( {A + B} \right) = \cos \left( {\pi - C} \right)\) \( = - \cos C\) nên B đúng +) \(\sin \left( {\dfrac{{A + B}}{2}} \right)\) \( = \cos \left( {\dfrac{\pi }{2} - \dfrac{{A + B}}{2}} \right) = \cos \dfrac{C}{2}\) nên C đúng +) \(\tan \dfrac{{A + B}}{2}\) \( = \cot \left( {\dfrac{\pi }{2} - \dfrac{{A + B}}{2}} \right) = \cot \dfrac{C}{2}\) nên D đúng Chọn A Câu 21 (TH): Phương pháp: Sử dụng \({\cos ^2}\alpha = \dfrac{{1 + \cos 2\alpha }}{2}\) và \(\sin \left( {a + b} \right) = \sin a\cos b + \cos a\sin b\) Cách giải: Ta có: \(M = 2{\cos ^2}(\dfrac{\pi }{2} - \dfrac{a}{2}) + \sqrt 2 \sin (\dfrac{\pi }{4} + a) - 1\) \( = 2.\dfrac{{1 + \cos \left( {\pi - a} \right)}}{2}\) \( + \sqrt 2 \left( {\sin a\cos \dfrac{\pi }{4} + \cos a\sin \dfrac{\pi }{4}} \right) - 1\) \( = 1 + \cos \left( {\pi - a} \right)\) \( + \sqrt 2 .\left( {\sin a.\dfrac{1}{{\sqrt 2 }} + \cos a.\dfrac{1}{{\sqrt 2 }}} \right) - 1\) \( = - \cos a + \sin a + \cos a\) \( = \sin a\) Chọn A Câu 22 (TH): Phương pháp: Đường thẳng đi qua \(M\left( {{x_0};{y_0}} \right)\) và có VTCP \(\overrightarrow u = \left( {a;b} \right)\) có phương trình \(\left\{ \begin{array}{l}x = {x_0} + at\\y = {y_0} + bt\end{array} \right.\) Cách giải: Gọi đường thẳng cần tìm là \(d\) Vì \(d \bot \Delta :\left\{ \begin{array}{l}x = 1 - t\\y = 2 + t\end{array} \right.\) nên \(d\) nhận \(\overrightarrow {{u_\Delta }} = \left( { - 1;1} \right)\) làm VTPT Suy ra \(\overrightarrow {{u_d}} = \left( {1;1} \right)\) là 1 VTCP của \(d\) Phương trình đường thẳng \(d:\left\{ \begin{array}{l}x = t\\y = 2 + t\end{array} \right.\) Chọn D Câu 23 (VD): Phương pháp: Sử dụng: Tam thức \(f\left( x \right) = a{x^2} + bx + c < 0\) với \(\forall x \in \mathbb{R} \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}a < 0\\\Delta ' < 0\end{array} \right.\) Cách giải: Ta có: \(f(x) = - {x^2} + 2(m + 2)x + 9m - 4 < 0\) \(\forall x \in \mathbb{R}\) \( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}a < 0\\\Delta ' < 0\end{array} \right.\)\( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} - 1 < 0\left( {ld} \right)\\{\left( {m + 2} \right)^2} + 9m - 4 < 0\end{array} \right.\) \( \Leftrightarrow {m^2} + 13m < 0\) \( \Leftrightarrow - 13 < m < 0\) Mà \(m \in \mathbb{Z} \Rightarrow m \in \left\{ { - 12; - 11;...; - 1} \right\}\) nên có 12 giá trị của m thỏa mãn đề bài. Chọn C Câu 24 (VD): Phương pháp: Sử dụng công thức tính khoảng cách từ \(M\left( {{x_0};{y_0}} \right)\) đến đường thẳng \(\Delta :ax + by + c = 0\) là: \(d\left( {M;\Delta } \right) = \dfrac{{\left| {a{x_0} + b{y_0} + c} \right|}}{{\sqrt {{a^2} + {b^2}} }}\) Và vẽ hình, lập luận giá trị lớn nhất của khoảng cách. Cách giải: Đường tròn \(\left( C \right):{\left( {x - 3} \right)^2} + {\left( {y - 3} \right)^2} = 9\) có tâm \(I\left( {3;3} \right)\) và bán kính \(R = 3.\) Đường thẳng \(\Delta :y = - 2 \Leftrightarrow y + 2 = 0\) Xét \(d\left( {I;\Delta } \right) = \dfrac{{\left| {3 + 2} \right|}}{{\sqrt 1 }} = 5 > 3\) nên đường thẳng \(\Delta \) không cắt đường tròn \(\left( C \right)\)
Khi đó khoảng cách lớn nhất từ \(M \in \left( C \right)\) đến đường thẳng \(\Delta \) là \(MH\) với \(M\) là giao điểm của đường thẳng \(d\) đi qua \(I\) và vuông góc với \(\Delta \) với đường tròn \(\left( C \right)\) . Đường thẳng \(d \bot \Delta \) nên có VTCP \(\overrightarrow u = \left( {0;1} \right)\), suy ra \(\overrightarrow n = \left( {1;0} \right)\) là 1 VTPT của \(d\) Phương trình đường thẳng \(d\): \(x - 3 = 0\) \( \Leftrightarrow x = 3\) Tọa độ giao điểm của d và \(\left( C \right)\) thỏa mãn hệ: \(\left\{ \begin{array}{l}x = 3\\{\left( {x - 3} \right)^2} + {\left( {y - 3} \right)^2} = 9\end{array} \right.\) \(\begin{array}{l} \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x = 3\\{\left( {y - 3} \right)^2} = 9\end{array} \right.\\ \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}\left\{ \begin{array}{l}x = 3\\y = 0\end{array} \right.\\\left\{ \begin{array}{l}x = 3\\y = 6\end{array} \right.\end{array} \right.\end{array}\) Suy ra \({M_1}\left( {3;0} \right),{M_2}\left( {3;6} \right)\) Ta có \(d\left( {{M_1};\Delta } \right) = \dfrac{{\left| 2 \right|}}{1} = 2\) và \(d\left( {{M_2};\Delta } \right) = \dfrac{{\left| {6 + 2} \right|}}{1} = 8\) Nên khoảng cách lớn nhất là \(8 \Leftrightarrow M \equiv {M_2}\left( {3;6} \right)\) Chọn B PHẦN TỰ LUẬN Bài 1 (TH): Phương pháp: Tìm điều kiện xác định rồi chuyển vế đổi dấu để giải bất phương trình Cách giải: Giải bất phương trình: \(x + \sqrt {x - 1} > \sqrt {x - 1} - 2\) Điều kiện: \(x \ge 1\) Ta có: \(\begin{array}{l}x + \sqrt {x - 1} > \sqrt {x - 1} - 2\\ \Leftrightarrow x > - 2\end{array}\) Kết hợp điều kiện ta có \(x \ge 1\) Bất phương trình có tập nghiệm \(S = \left[ {1; + \infty } \right)\) Bài 2 (TH): Phương pháp: Sử dụng công thức \(\cos 2a = 1 - 2{\sin ^2}a\) Cách giải: Cho \(\sin a = - \dfrac{2}{3}\). Tính \(9.\cos 2a\) Ta có: \(9.\cos 2a = 9.\left( {1 - 2{{\sin }^2}a} \right)\) \( = 9 - 18{\sin ^2}a\) \( = 9 - 18.{\left( { - \dfrac{2}{3}} \right)^2}\) \( = 1\) Bài 3 (VD): Phương pháp: a) Đường thẳng đi qua \(M\left( {{x_0};{y_0}} \right)\) và có VTPT \(\overrightarrow n = \left( {a;b} \right)\) có phương trình \(a\left( {x - {x_0}} \right) + b\left( {y - {y_0}} \right) = 0\) b) Đường tròn tâm \(I\left( {a;b} \right)\) và bán kính \(R\) có phương trình \({\left( {x - a} \right)^2} + {\left( {y - b} \right)^2} = {R^2}\) Cách giải: Cho hai điểm \(A(1;2),B(3;4)\). a) Viết phương trình tổng quát của đường thẳng qua A và vuông góc với AB Ta có: \(\overrightarrow {AB} = \left( {2;2} \right)\) Đường thẳng đi qua A và vuông góc với AB nên nhận \(\overrightarrow {AB} = \left( {2;2} \right)\) làm VTPT Phương trình đường thẳng cần tìm là: \(2\left( {x - 1} \right) + 2\left( {y - 2} \right) = 0\) \( \Leftrightarrow 2x - 2y - 6 = 0\) \( \Leftrightarrow x - y - 3 = 0\) b) Viết phương trình đường tròn đường kính AB Ta có: \(AB = \sqrt {{2^2} + {2^2}} = 2\sqrt 2 \) và trung điểm của \(AB\) là \(I\left( {\dfrac{{1 + 3}}{2};\dfrac{{2 + 4}}{2}} \right)\) hay \(I\left( {2;3} \right)\) Đường tròn có đường kính \(AB\) nên có bán kính \(R = \dfrac{{AB}}{2} = \sqrt 2 \) và có tâm là trung điểm \(I\left( {2;3} \right)\) của đoạn \(AB.\) Phương trình đường tròn là: \({\left( {x - 2} \right)^2} + {\left( {y - 3} \right)^2} = 2\) Bài 4 (VD): Phương pháp: Phương trình \(a{x^2} + bx + c = 0\) có hai nghiệm phân biệt \( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}a \ne 0\\\Delta ' > 0\end{array} \right.\) Cách giải: Tìm \(m\)để phương trình \(m{x^2} + 2(m - 1)x - 4 = 0\) có hai nghiệm phân biệt Phương trình \(m{x^2} + 2(m - 1)x - 4 = 0\) có hai nghiệm phân biệt khi: \(\left\{ \begin{array}{l}m \ne 0\\\Delta ' = {\left( {m - 1} \right)^2} + 4m > 0\end{array} \right.\) \(\begin{array}{l} \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}m \ne 0\\{m^2} - 2m + 1 + 4m > 0\end{array} \right.\\ \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}m \ne 0\\{m^2} + 2m + 1 > 0\end{array} \right.\\ \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}m \ne 0\\{\left( {m + 1} \right)^2} > 0\end{array} \right.\\ \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}m \ne 0\\m \ne - 1\end{array} \right.\end{array}\) Vậy với \(m \ne 0\) và \(m \ne - 1\) thì phương trình đã cho có hai nghiệm phân biệt Bài 5 (VDC): Phương pháp: Sử dụng định lý hàm số sin cho tam giác \(ABC\) : \(\dfrac{{AB}}{{\sin C}} = \dfrac{{AC}}{{\sin B}} = \dfrac{{BC}}{{\sin A}} = 2R\) Cách giải: Chứng minh rằng tam giác ABC vuông nếu: \(\cot \dfrac{B}{2} = \dfrac{{a + c}}{b}\) Áp dụng định lý hàm số sin ta có:\(\dfrac{a}{{\sin A}} = \dfrac{b}{{\sin B}}\)\( = \dfrac{c}{{\sin C}} = 2R\) với \(R\) là bán kính đường tròn ngoại tiếp \(\Delta ABC\) \( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}a = 2R\sin A\\b = 2R\sin B\\c = 2R\sin C\end{array} \right.\) Khi đó: \(\cot \dfrac{B}{2} = \dfrac{{a + c}}{b}\) \(\begin{array}{l} \Leftrightarrow \dfrac{{\cos \dfrac{B}{2}}}{{\sin \dfrac{B}{2}}} = \dfrac{{2R\sin A + 2R\sin C}}{{2R\sin B}}\\ \Leftrightarrow \dfrac{{\cos \dfrac{B}{2}}}{{\sin \dfrac{B}{2}}} = \dfrac{{\sin A + \sin C}}{{\sin B}}\\ \Leftrightarrow \dfrac{{\sin B.\cos \dfrac{B}{2}}}{{\sin \dfrac{B}{2}}} = \sin A + \sin C\end{array}\) \( \Leftrightarrow \dfrac{{2\sin \dfrac{B}{2}.\cos \dfrac{B}{2}.\cos \dfrac{B}{2}}}{{\sin \dfrac{B}{2}}}\) \( = \sin A + \sin C\) \( \Leftrightarrow 2{\cos ^2}\dfrac{B}{2} = 2\sin \dfrac{{A + C}}{2}\cos \dfrac{{A - C}}{2}\) \( \Leftrightarrow {\cos ^2}\dfrac{B}{2} = \cos \dfrac{B}{2}\cos \dfrac{{A - C}}{2}\) (vì \(\dfrac{{A + C}}{2} + \dfrac{B}{2} = \dfrac{\pi }{2}\) nên \(\sin \dfrac{{A + C}}{2} = \cos \dfrac{B}{2}\)) \(\begin{array}{l} \Leftrightarrow \cos \dfrac{B}{2} = \cos \dfrac{{A - C}}{2}\\ \Rightarrow \dfrac{B}{2} = \dfrac{{A - C}}{2}\\ \Leftrightarrow B = A - C\\ \Leftrightarrow B + C = A\end{array}\) Mà \(A + B + C = {180^0}\) (tổng ba góc trong tam giác) Nên \(\widehat A = {90^0}\) hay \(\Delta ABC\) vuông tại A. HocTot.XYZ
|