Giải đề thi học kì 2 toán lớp 10 năm 2019 - 2020 trường THPT Yên Hòa - Hà NộiGiải chi tiết đề thi học kì 2 môn toán lớp 10 năm 2019 - 2020 trường THPT Yên Hòa - Hà Nội với cách giải nhanh và chú ý quan trọng Đề bài PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (4 điểm). Hãy chọn và ghi lại chữ cái trước đáp án mà em chọn vào bài làm. Câu 1: Trong các cung lượng giác có số đo sau, cung nào có cùng điểm cuối với cung có số đo \(\dfrac{{13\pi }}{4}?\) A. \(\dfrac{{3\pi }}{4}\) B. \( - \dfrac{{3\pi }}{4}\) C. \( - \dfrac{\pi }{4}\) D. \(\dfrac{\pi }{4}\) Câu 2: Cho \(\sin \alpha = \dfrac{1}{2},\) giá trị của biểu thức \(P = 3{\cos ^2}\alpha + 4{\sin ^2}\alpha \) bằng A. \(\dfrac{{13}}{4}\) B. \(\dfrac{7}{4}\) C. \(\dfrac{{15}}{4}\) D. \(7\) Câu 3: Cho \(A,B,C\) là ba góc của một tam giác. Khằng định nào sau đây là sai? A. \(\cos \left( {A + B} \right) = - \cos C\) B. \(\cot \dfrac{A}{2} = \tan \left( {\dfrac{{B + C}}{2}} \right)\) C. \(\cos \left( {A + C} \right) - \cos B = 0\) D. \(\cos \left( {2A + B + C} \right) = - \cos A\) Câu 4: Cho điểm \(B\left( {0;3} \right)\) và đường thẳng \(\Delta :x - 5y - 2 = 0\). Đường thẳng đi qua B và song song với \(\Delta \) có phương trình là: A. \(x - 5y - 15 = 0\) B. \(5x + y - 3 = 0\) C. \(5x - y + 3 = 0\) D. \(x - 5y + 15 = 0\) Câu 5: Trong mặt phẳng \(Oxy,\) tọa độ giao điểm của hai đường thẳng \(\left( \Delta \right):2x + y - 3 = 0\) và \(\left( d \right):\left\{ \begin{array}{l}x = 3 + t\\y = t\end{array} \right.\) là A. \(\left( {0;3} \right)\) B. \(\left( { - 2;1} \right)\) C. \(\left( {3;0} \right)\) D. \(\left( {2; - 1} \right)\) Câu 6: Phương trình tiếp tuyến tại điểm \(M\left( {3;4} \right)\) với đường tròn \(\left( C \right):{x^2} + {y^2} - 2x - 4y - 3 = 0\) là A. \(x - y - 7 = 0\) B. \(x + y + 7 = 0\) C. \(x + y - 7 = 0\) D. \(x + y - 3 = 0\) Câu 7: Cho Elip \(\left( E \right)\) có phương trình chính tắc là: \(\dfrac{{{x^2}}}{{25}} + \dfrac{{{y^2}}}{9} = 1.\) Khẳng định nào sau đây là sai ? A. Tâm sai của \(\left( E \right)\) là \(e = \dfrac{5}{4}\). B. Tọa độ các đỉnh nằm trên trục lớn là \(A\left( {5;0} \right),A'\left( { - 5;0} \right)\). C. Độ dài tiêu cự là \(8.\) D. Tọa độ các đỉnh nằm trên trục nhỏ là \(B\left( {0;3} \right),B'\left( {0; - 3} \right)\). Câu 8: Cho nhị thức \(f\left( x \right) = ax + b,a \ne 0\) và số \(\alpha \) thỏa mãn điều kiện \(a.f\left( \alpha \right) < 0\). Khi đó: A. \(a > \dfrac{{ - b}}{a}\) B. \(\alpha < \dfrac{b}{a}\) C. \(\alpha > \dfrac{b}{a}\) D. \(\alpha < \dfrac{{ - b}}{a}\) Câu 9: Giá trị của \(m\) để hàm số \(y = \left( {2m - 1} \right)x + 1\) luôn đồng biến là A. \(m = - \dfrac{1}{2}\) B. \(m = \dfrac{1}{2}\) C. \(m > \dfrac{1}{2}\) D. \(m < \dfrac{1}{2}\) Câu 10: Bảng xét dấu sau là của biểu thức \(f\left( x \right)\) nào dưới đây?
A. \(f\left( x \right) = - {x^2} + x - 6\) B. \(f\left( x \right) = {x^2} + x - 6\) C. \(f\left( x \right) = - {x^2} - x + 6\) D. \(f\left( x \right) = {x^2} - x - 6\) Câu 11: Tập nghiệm của hệ bất phương trình \(\left\{ \begin{array}{l}{x^2} - 4x + 3 < 0\\ - 6x + 12 > 0\end{array} \right.\) là A. \(\left( {1;3} \right)\) B. \(\left( {1;2} \right)\) C. \(\left( { - \infty ;1} \right) \cup \left( {3; + \infty } \right)\) D. \(\left( { - \infty ;2} \right) \cup \left( {3; + \infty } \right)\) Câu 12: Cho \(\cos a = - \dfrac{5}{{13}}\) và \(\pi < a < \dfrac{{3\pi }}{2}\). Tính \(\sin 2a\). A. \(\sin 2a = - \dfrac{{120}}{{169}}\) B. \(\sin 2a = \pm \dfrac{{120}}{{169}}\) C. \(\sin 2a = \dfrac{{119}}{{169}}\) D. \(\sin 2a = \dfrac{{120}}{{169}}\) Câu 13: Đẳng thức nào sau đây là sai? (với điều kiện các biểu thức xác đinh) A. \(\cos \left( {\alpha - \beta } \right)\) \( = \cos \alpha \cos \beta - \sin \alpha \sin \beta \) B. \(\sin \left( {\alpha - \beta } \right)\) \( = \sin \alpha \cos \beta - \cos \alpha \sin \beta \) C. \(\sin \left( {\alpha + \beta } \right)\) \( = \sin \alpha \cos \beta + \cos \alpha \sin \beta \) D. \(\tan \left( {\alpha - \beta } \right) = \dfrac{{\tan \alpha - \tan \beta }}{{1 + \tan \alpha .\tan \beta }}\) Câu 14: Biểu thức \(A = \dfrac{{1 + \sin 2x + \cos 2x}}{{1 + \sin 2x - \cos 2x}}\) được rút gọn thành A. \(\tan x\) B. \(2\cot x\) C. \(\cot x\) D. \(\tan 2x\) Câu 15: Trong mặt phẳng Oxy, cho hai đường thẳng \({\Delta _1}:x - 2y + 3 = 0\) và \({\Delta _2}:x + 3y - 5 = 0\) A. \({60^0}\) B. \({45^0}\) C. \({30^0}\) D. \({135^0}\) Câu 16: Phương trình nào sau đây là phương trình đường tròn có tâm \(I\left( {1;3} \right)\) và bán kính bằng \(3\)? A. \({x^2} + {y^2} - 2x - 6y = 0\) B. \({x^2} + {y^2} - 2x - 6y + 1 = 0\) C. \({x^2} + {y^2} - 2x + 3y = 0\) D. \({x^2} + {y^2} - 3y - 8 = 0\) PHẦN II: TỰ LUẬN (6 điểm). Câu 17: (1,5 điểm) a) (0,75 điểm) Chứng minh biểu thức sau không phụ thuộc vào \(x\). \(A = \sin \left( {x + 3\pi } \right) + \cos \left( {\dfrac{{5\pi }}{2} - x} \right)\) \( + \tan \left( {\dfrac{{3\pi }}{2} + x} \right) + \cot \left( {x + 5\pi } \right)\) b) (0,75 điểm) Rút gọn biểu thức \(B = \dfrac{{\sin 3x\cos x + \sin 2x - \cos 3x\sin x}}{{2\cos x}}\) Câu 18: (1,5 điểm) Cho \(f\left( x \right) = \left( {{m^2} - 4} \right){x^2} + \left( {m - 2} \right)x + 1\). Tìm các giá trị của m để bất phương trình \(f\left( x \right) < 0\) vô nghiệm. Câu 19: (2,5 điểm) Cho điểm A(1; 3) và đường tròn \(\left( C \right)\) có tâm I có phương trình \({x^2} + {y^2} - 6x + 2y + 6 = 0\). a) (1 điểm) Viết phương trình tổng quát của đường thẳng AI. b) (1 điểm) Viết phương trình tiếp tuyến của đường tròn \(\left( C \right)\) kẻ từ điểm A. c) (0,5 điểm) Tìm tất cả các điểm \(J\) nằm trên đường thẳng \(x = - 1\) sao cho ba điểm \(A,I,J\) tạo thành tam giác cân tại \(A\) Câu 20: (0,5 điểm) Cho hai số \(x,y\) thỏa mãn \(4{x^2} + {y^2} = 4\). Tìm giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của \(M = {x^2} - 3xy + 2{y^2}\). Lời giải chi tiết HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT Thực hiện: Ban chuyên môn HocTot.XYZ PHẦN I: TRẮC NGHIỆM
Câu 1 (TH): Phương pháp: Sử dụng hai cung lượng giác hơn kém nhau \(k2\pi \) có cùng điểm cuối với nhau Cách giải: Ta thấy \(\dfrac{{13\pi }}{4} - \left( { - \dfrac{{3\pi }}{4}} \right) = \dfrac{{16\pi }}{4} = 4\pi \) \( = 2.2\pi \) nên hai cung có số đo \(\dfrac{{13\pi }}{4}\) và \( - \dfrac{{3\pi }}{4}\) có cùng điểm cuối. Chọn B Câu 2 (TH): Phương pháp: Sử dụng \({\sin ^2}\alpha + {\cos ^2}\alpha = 1\) Cách giải: Ta có: \(\begin{array}{l}P = 3{\cos ^2}\alpha + 4{\sin ^2}\alpha \\ = 3{\cos ^2}\alpha + 3{\sin ^2}\alpha + {\sin ^2}\alpha \\ = 3\left( {{{\cos }^2}\alpha + {{\sin }^2}\alpha } \right) + {\sin ^2}\alpha \\ = 3.1 + {\left( {\dfrac{1}{2}} \right)^2} = \dfrac{{13}}{4}\end{array}\) Chọn A Câu 3 (TH): Phương pháp: Sử dụng mối quan hệ giữa các cung đặc biệt \(\begin{array}{l}\cos \alpha = - \cos \left( {\pi - \alpha } \right)\\\cot \alpha = \tan \left( {\dfrac{\pi }{2} - \alpha } \right)\\\cos \alpha = - \cos \left( {\pi + \alpha } \right)\\\cos \left( { - \alpha } \right) = \cos \alpha \end{array}\) Cách giải: Ta có \(\widehat A + \widehat B + \widehat C = \pi \) nên: \(\cos \left( {A + B} \right) = \cos \left( {\pi - C} \right)\) \( = - \cos C\), do đó A đúng \(\cot \dfrac{A}{2} = \tan \left( {\dfrac{\pi }{2} - \dfrac{A}{2}} \right)\) \( = \tan \left( {\dfrac{{A + B + C - A}}{2}} \right) = \tan \dfrac{{B + C}}{2}\) nên B đúng \(\cos \left( {A + C} \right) = \cos \left( {\pi - B} \right)\) \( = - \cos B\) nên \(\cos \left( {A + C} \right) + \cos B = 0\), do đó C sai \(\cos \left( {2A + B + C} \right)\) \( = \cos \left( {A + A + B + C} \right)\) \( = \cos \left( {\pi + A} \right) = - \cos A\) nên D đúng Chọn C Câu 4 (TH): Phương pháp: Đường thẳng đi qua \(M\left( {{x_0};{y_0}} \right)\) và có 1 VTPT \(\overrightarrow n = \left( {a;b} \right)\) có phương trình: \(a\left( {x - {x_0}} \right) + b\left( {y - {y_0}} \right) = 0\) Cách giải: Đường thẳng \(d\) song song với \(\Delta :x - 5y - 2 = 0\) có dạng \(x - 5y + c = 0\) với \(c \ne - 2\) Lại có \(B \in d\) nên \(0 - 5.3 + c = 0 \Leftrightarrow c = 15\) (thỏa mãn) Vậy phương trình đường thẳng cần tìm là \(x - 5y + 15 = 0\) Chọn D Câu 5 (TH): Phương pháp: Giải hệ phương trình gồm 2 phương trình đường thẳng ta có tọa độ giao điểm cần tìm Cách giải: Tọa độ giao điểm \(\left( {x;y} \right)\) của \(\left( \Delta \right)\) và \(\left( d \right)\) là nghiêm của hệ phương trình: \(\begin{array}{l}\left\{ \begin{array}{l}2x + y - 3 = 0\\x = 3 + t\\y = t\end{array} \right.\\ \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x = 3 + t\\y = t\\2\left( {3 + t} \right) + t - 3 = 0\end{array} \right.\\ \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x = 3 + t\\y = t\\3t + 3 = 0\end{array} \right.\\ \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}t = - 1\\x = 2\\y = - 1\end{array} \right.\end{array}\) Vậy tọa độ giao điểm cần tìm là \(\left( {2; - 1} \right)\) Chọn D Câu 6 (TH): Phương pháp: Phương trình tiếp tuyến tại \(M\left( {{x_0};{y_0}} \right)\) của đường tròn tâm \(I\left( {a;b} \right)\) nhận \(\overrightarrow {IM} = \left( {{x_0} - a;{y_0} - b} \right)\) làm VTPT là: \(\left( {{x_0} - a} \right)\left( {x - {x_0}} \right) + \left( {{y_0} - b} \right)\left( {y - {y_0}} \right) = 0\) Cách giải: Đường tròn \(\left( C \right)\) có tâm \(I\left( {1;2} \right)\) Phương trình tiếp tuyến của \(\left( C \right)\) tại \(M\left( {3;4} \right)\) là: \(\left( {3 - 1} \right)\left( {x - 3} \right) + \left( {4 - 2} \right)\left( {y - 4} \right) = 0\) \( \Leftrightarrow 2x + 2y - 14 = 0\) \( \Leftrightarrow x + y - 7 = 0\) Chọn C Câu 7 (TH): Phương pháp: Sử dụng: Elip \(\left( E \right):\dfrac{{{x^2}}}{{{a^2}}} + \dfrac{{{y^2}}}{{{b^2}}} = 1\left( {a > b > 0} \right)\) Có \({c^2} = {a^2} - {b^2}\) Tâm sai \(e = \dfrac{c}{a}\) Tiêu cự có độ dài \(2c\) Các đỉnh của \(\left( E \right)\) có tọa độ là \(\left( {a;0} \right),\left( { - a;0} \right),\) \(\left( {0;b} \right),\left( {0; - b} \right)\) Cách giải: Elip \(\left( E \right):\dfrac{{{x^2}}}{{25}} + \dfrac{{{y^2}}}{9} = 1\) có \(a = 5;b = 3\) \( \Rightarrow c = \sqrt {{a^2} - {b^2}} = 4\) Nên tâm sai \(e = \dfrac{c}{a} = \dfrac{4}{5}\) , do đó A sai. Chọn A Câu 8 (TH): Phương pháp: Thay \(\alpha \) vào \(f\left( a \right)\) rồi giải bất phương trình thu được Cách giải: Ta có: \(a.f\left( \alpha \right) < 0\) \(\begin{array}{l} \Leftrightarrow a.\left( {a\alpha + b} \right) < 0\\ \Leftrightarrow {a^2}\alpha + ab < 0\\ \Leftrightarrow {a^2}\alpha < - ab\end{array}\) \( \Leftrightarrow \alpha < - \dfrac{{ab}}{{{a^2}}}\) (vì \({a^2} > 0\) với \(a \ne 0\)) \( \Leftrightarrow \alpha < - \dfrac{b}{a}\) Chọn D Câu 9 (TH): Phương pháp: Hàm số \(y = ax + b\) đồng biến khi \(a > 0\) Cách giải: Hàm số \(y = \left( {2m - 1} \right)x + 1\) đồng biến khi \(2m - 1 > 0 \Leftrightarrow m > \dfrac{1}{2}\) Chọn C Câu 10 (TH): Phương pháp: Sử dụng quy tắc xét dấu tam thức bậc hai \(f\left( x \right) = a{x^2} + bx + c\left( {a \ne 0} \right)\) có hai nghiệm \({x_1} < {x_2}\) Nếu \(a < 0\) thì \(f\left( x \right) < 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x < {x_1}\\x > {x_2}\end{array} \right.\) và \(f\left( x \right) > 0 \Leftrightarrow {x_1} < x < {x_2}\) Cách giải: Từ bảng xét dấu suy ra tam thức cần tìm có hệ số \(a < 0\) và có hai nghiệm \(x = - 3;x = 2\) Vì \(a < 0\) nên ta loại B và D Thay \(x = 2\) vào hai hàm số ở A và C ta thấy ở đáp án A có \(f\left( 2 \right) = - {2^2} + 2 - 6\) \( = - 8 \ne 0\) và đáp án C có \(f\left( 2 \right) = - {2^2} - 2 + 6 = 0\), nên loại A, chọn C. Chọn C Câu 11 (TH): Phương pháp: Giải hai bất phương trình rồi lấy giao hai tập nghiệm Cách giải: Ta có \(\left\{ \begin{array}{l}{x^2} - 4x + 3 < 0\\ - 6x + 12 > 0\end{array} \right.\) \(\begin{array}{l} \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}\left( {x - 1} \right)\left( {x - 3} \right) < 0\\ - 6x > - 12\end{array} \right.\\ \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}1 < x < 3\\x < 2\end{array} \right.\\ \Rightarrow 1 < x < 2\end{array}\) Vậy hệ bất phương trình có tập nghiệm \(S = \left( {1;2} \right)\) Chọn B Câu 12 (TH): Phương pháp: Sử dụng: \({\sin ^2}\alpha + {\cos ^2}\alpha = 1\) và \(\sin 2\alpha = 2\sin \alpha \cos \alpha \) Cách giải: Ta có: \({\sin ^2}\alpha + {\cos ^2}\alpha = 1\) \(\begin{array}{l} \Leftrightarrow {\sin ^2}\alpha + {\left( { - \dfrac{5}{{13}}} \right)^2} = 1\\ \Leftrightarrow {\sin ^2}\alpha = \dfrac{{144}}{{169}}\end{array}\) \( \Rightarrow \sin \alpha = - \dfrac{{12}}{{13}}\) (do \(\pi < \alpha < \dfrac{{3\pi }}{2} \Rightarrow \sin \alpha < 0\)) Khi đó \(\sin 2\alpha = 2\sin \alpha \cos \alpha \) \( = 2.\dfrac{{ - 12}}{{13}}.\dfrac{{ - 5}}{{13}} = \dfrac{{120}}{{169}}\) Chọn D Câu 13 (NB): Phương pháp: Sử dụng các công thức: \(\begin{array}{l}\sin \left( {a \pm b} \right) = \sin a\cos b \pm \cos a\sin b\\\cos \left( {a \pm b} \right) = \cos a\cos b \mp \sin a\sin b\end{array}\) Cách giải: Ta có \(\cos \left( {\alpha - \beta } \right) = \cos \alpha \cos \beta + \sin a\sin \beta \) nên A sai. Chọn A Câu 14 (VD): Phương pháp: Sử dụng công thức \(\cos 2\alpha = 2{\cos ^2}\alpha - 1\)\( = 1 - 2{\sin ^2}\alpha \) và \(\sin 2\alpha = 2\sin \alpha \cos \alpha \) Cách giải: Ta có: \(A = \dfrac{{1 + \sin 2x + \cos 2x}}{{1 + \sin 2x - \cos 2x}}\) \( = \dfrac{{1 + \sin 2x + 2{{\cos }^2}x - 1}}{{1 + \sin 2x - \left( {1 - 2{{\sin }^2}x} \right)}}\) \( = \dfrac{{2\sin x\cos + 2{{\cos }^2}x}}{{2\sin x\cos x + 2{{\sin }^2}x}}\) \( = \dfrac{{2\cos x\left( {\sin x + \cos x} \right)}}{{2\sin x\left( {\cos x + \sin x} \right)}}\) \( = \dfrac{{\cos x}}{{\sin x}} = \cot x\) Chọn C Câu 15 (TH): Phương pháp: Sử dụng: Góc giữa \({\Delta _1}:{a_1}x + {b_1}y + {c_1} = 0\) và \({\Delta _2}:{a_2}x + {b_2}y + {c_2} = 0\) là \(\alpha \) Ta có: \(\cos \alpha = \dfrac{{\left| {{a_1}{a_2} + {b_1}{b_2}} \right|}}{{\sqrt {a_1^2 + b_1^2} .\sqrt {a_2^2 + b_2^2} }}\) Cách giải: Gọi góc giữa hai đường thẳng \({\Delta _1};{\Delta _2}\) là \(\alpha \) Ta có: \(\cos \alpha = \dfrac{{\left| {1.1 + \left( { - 2} \right).3} \right|}}{{\sqrt {{1^2} + {{\left( { - 2} \right)}^2}} .\sqrt {{1^2} + {3^2}} }}\) \( = \dfrac{5}{{5\sqrt 2 }} = \dfrac{1}{{\sqrt 2 }}\) Suy ra \(\alpha = {45^0}\) . Chọn B Câu 16 (NB): Phương pháp: Phương trình đường tròn tâm \(I\left( {a;b} \right)\) và bán kính \(R\) là \({\left( {x - a} \right)^2} + {\left( {y - b} \right)^2} = {R^2}\) Cách giải: Phương trình đường tròn tâm \(I\left( {1;3} \right)\) và bán kính bằng \(3\) là \({\left( {x - 1} \right)^2} + {\left( {y - 3} \right)^2} = 9\) \( \Leftrightarrow {x^2} + {y^2} - 2x - 6y + 1 = 0\) Chọn B PHẦN II: TỰ LUẬN (6 điểm) Câu 17 (VD): Phương pháp: a) Sử dụng giá trị lượng giác của các góc đặc biệt để rút gọn biểu thức. b) Sử dụng công thức cộng và công thức nhân đôi: \(\sin \left( {a - b} \right)\) \( = \sin a\cos b - \sin b\cos a\) \(\sin 2a = 2\sin a\cos a\) Cách giải: a) (0,75 điểm) Chứng minh biểu thức sau không phụ thuộc vào \(x\). \(A = \sin \left( {x + 3\pi } \right) + \cos \left( {\dfrac{{5\pi }}{2} - x} \right)\) \( + \tan \left( {\dfrac{{3\pi }}{2} + x} \right) + \cot \left( {x + 5\pi } \right)\) Ta có: \(\begin{array}{l} + )\,\sin \left( {x + 3\pi } \right)\\ = \sin \left( {x + \pi + 2\pi } \right)\\ = \sin \left( {x + \pi } \right) = - \sin x\\ + )\,\,\cos \left( {\dfrac{{5\pi }}{2} - x} \right)\\ = \cos \left( {2\pi + \dfrac{\pi }{2} - x} \right)\\ = \cos \left( {\dfrac{\pi }{2} - x} \right) = \sin x\\ + )\,\tan \left( {\dfrac{{3\pi }}{2} + x} \right)\\ = \tan \left( {2\pi - \dfrac{\pi }{2} + x} \right)\\ = \tan \left( { - \dfrac{\pi }{2} + x} \right)\\ = \tan \left[ { - \left( {\dfrac{\pi }{2} - x} \right)} \right]\\ = - \tan \left( {\dfrac{\pi }{2} - x} \right) = - \cot x\\ + )\,\cot \left( {x + 5\pi } \right) = \cot x\end{array}\) \( \Rightarrow A = - \sin x + \sin x - \cot x + \cot x\) \( = 0\) b) (0,75 điểm) Rút gọn biểu thức \(\begin{array}{l}B = \dfrac{{\sin 3x\cos x + \sin 2x - \cos 3x\sin x}}{{2\cos x}}\\ = \dfrac{{\left( {\sin 3x\cos x - \cos 3x\sin x} \right) + \sin 2x}}{{2\cos x}}\\ = \dfrac{{\sin \left( {3x - x} \right) + \sin 2x}}{{2\cos x}}\\ = \dfrac{{\sin 2x + \sin 2x}}{{2\cos x}}\\ = \dfrac{{2\sin 2x}}{{2\cos x}} = \dfrac{{\sin 2x}}{{\cos x}}\\ = \dfrac{{2\sin x\cos x}}{{\cos x}} = 2\sin x\end{array}\) Câu 18 (VD): Phương pháp: Chia hai trường hợp \({m^2} - 4 = 0\) và \({m^2} - 4 \ne 0\). BPT \(f\left( x \right) < 0\) vô nghiệm \( \Leftrightarrow f\left( x \right) \ge 0\) luôn đúng với mọi \(x \in \mathbb{R}\)\( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}a > 0\\\Delta \le 0\end{array} \right.\) Cách giải: Cho \(f\left( x \right) = \left( {{m^2} - 4} \right){x^2} + \left( {m - 2} \right)x + 1\). Tìm các giá trị của m để bất phương trình \(f\left( x \right) < 0\) vô nghiệm. TH1: \({m^2} - 4 = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}m = 2\\m = - 2\end{array} \right.\) +) Nếu \(m = 2\) thì \(f\left( x \right) = 1 > 0\) với mọi \(x \in \mathbb{R}\) nên bpt \(f\left( x \right) < 0\) vô nghiệm (thỏa mãn) +) Nếu \(m = - 2\) thì \(f\left( x \right) = - 4x + 1\). \(\begin{array}{l}f\left( x \right) < 0 \Leftrightarrow - 4x + 1 < 0\\ \Leftrightarrow - 4x < - 1 \Leftrightarrow x > \dfrac{1}{4}\end{array}\) Do đó bpt có nghiệm \(x > \dfrac{1}{4}\) (không thỏa mãn). TH2: \({m^2} - 4 \ne 0 \Leftrightarrow m \ne \pm 2\) Khi đó bpt \(f\left( x \right) < 0\) \( \Leftrightarrow f\left( x \right) \ge 0,\forall x \in \mathbb{R}\) \(\begin{array}{l} \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}a > 0\\\Delta \le 0\end{array} \right.\\ \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}{m^2} - 4 > 0\\{\left( {m - 2} \right)^2} - 4\left( {{m^2} - 4} \right) \le 0\end{array} \right.\\ \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}\left[ \begin{array}{l}m > 2\\m < - 2\end{array} \right.\\{m^2} - 4m + 4 - 4{m^2} + 16 \le 0\end{array} \right.\\ \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}\left[ \begin{array}{l}m > 2\\m < - 2\end{array} \right.\\ - 3{m^2} - 4m + 20 \le 0\end{array} \right.\\ \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}\left[ \begin{array}{l}m > 2\\m < - 2\end{array} \right.\\\left[ \begin{array}{l}m > 2\\m < - \dfrac{{10}}{3}\end{array} \right.\end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}m > 2\\m < - \dfrac{{10}}{3}\end{array} \right.\end{array}\) Kết hợp với \(m = 2\) ta được \(m \ge 2\) hoặc \(m < - \dfrac{{10}}{3}\). Câu 19 (VD): Phương pháp: a) Tìm tọa độ \(\overrightarrow {AI} \) suy ra tọa độ VTPT của AI. Từ đó viết được phương trình đường thẳng đi qua A và I. Phương trình tổng quát của đường thẳng đi qua điểm \(M\left( {{x_0};{y_0}} \right)\) và nhận \(\overrightarrow n = \left( {a;b} \right)\) làm VTPT là: \(a\left( {x - {x_0}} \right) + b\left( {y - {y_0}} \right) = 0\) b) Gọi \(\overrightarrow n = \left( {a;b} \right)\) là VTPT của tiếp tuyến \(\Delta \). Viết dạng phương trình của \(\Delta \) đi qua điểm \(A\). Sử dụng điều kiện \(\Delta \) là tiếp tuyến với \(\left( C \right)\) thì \(d\left( {I,\Delta } \right) = R\) để tìm mối quan hệ giữa a và b. c) Gọi \(J\left( { - 1;m} \right)\) thuộc đường thẳng \(x = - 1\). Sử dụng điều kiện \(\Delta AIJ\) cân tại A thì \(AI = AJ\) tìm \(m\). Kiểm tra lại điểm J tìm được có thỏa mãn bài toán hay không. Cách giải: Cho điểm A(1; 3) và đường tròn \(\left( C \right)\) có tâm I có phương trình \({x^2} + {y^2} - 6x + 2y + 6 = 0\). a) (1 điểm) Viết phương trình tổng quát của đường thẳng AI. Đường \(\left( C \right)\) có tâm \(I\left( {3; - 1} \right)\). Ta có: \(\overrightarrow {AI} = \left( {2; - 4} \right)\) \( \Rightarrow \overrightarrow {{n_{AI}}} = \left( {4;2} \right)\) là một VTPT của \(AI\). Mà AI đi qua \(A\left( {1;3} \right)\) nên có phương trình tổng quát: \(\begin{array}{l}4\left( {x - 1} \right) + 2\left( {y - 3} \right) = 0\\ \Leftrightarrow 4x - 4 + 2y - 6 = 0\\ \Leftrightarrow 4x + 2y - 10 = 0\\ \Leftrightarrow 2x + y - 5 = 0\end{array}\) Vậy \(AI:2x + y - 5 = 0\). b) (1 điểm) Viết phương trình tiếp tuyến của đường tròn \(\left( C \right)\) kẻ từ điểm A. Đường \(\left( C \right)\) có tâm \(I\left( {3; - 1} \right)\) và bán kính \(R = \sqrt {{3^2} + {{\left( { - 1} \right)}^2} - 6} = 2\). Gọi \(\overrightarrow n = \left( {a;b} \right)\) là VTPT của tiếp tuyến \(\Delta \). \(\Delta \) đi qua \(A\left( {1;3} \right)\) nên phương trình \(\Delta \) có dạng: \(\begin{array}{l}a\left( {x - 1} \right) + b\left( {y - 3} \right) = 0\\ \Leftrightarrow ax - a + by - 3b = 0\\ \Leftrightarrow ax + by - a - 3b = 0\end{array}\) \(\Delta \) là tiếp tuyến với \(\left( C \right)\) \(\begin{array}{l} \Leftrightarrow d\left( {I,\Delta } \right) = R\\ \Leftrightarrow \dfrac{{\left| {3a - b - a - 3b} \right|}}{{\sqrt {{a^2} + {b^2}} }} = 2\\ \Leftrightarrow \dfrac{{\left| {2a - 4b} \right|}}{{\sqrt {{a^2} + {b^2}} }} = 2\\ \Leftrightarrow \left| {2\left( {a - 2b} \right)} \right| = 2\sqrt {{a^2} + {b^2}} \\ \Leftrightarrow \left| {a - 2b} \right| = \sqrt {{a^2} + {b^2}} \\ \Leftrightarrow {\left( {a - 2b} \right)^2} = {a^2} + {b^2}\\ \Leftrightarrow {a^2} - 4ab + 4{b^2} = {a^2} + {b^2}\\ \Leftrightarrow - 4ab + 3{b^2} = 0\\ \Leftrightarrow b\left( { - 4a + 3b} \right) = 0\\ \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}b = 0\\3b = 4a\end{array} \right.\end{array}\) TH1: \(b = 0\), chọn \(a = 1\) ta được \(\Delta :x - 1 = 0\). TH2: \(3b = 4a\), chọn \(a = 3,b = 4\) ta được \(\Delta :3x + 4y - 15 = 0\). Vậy có hai tiếp tuyến cần tìm là: \({\Delta _1}:x - 1 = 0\) và \({\Delta _2}:3x + 4y - 15 = 0\). c) (0,5 điểm) Tìm tất cả các điểm \(J\) nằm trên đường thẳng \(x = - 1\) sao cho ba điểm \(A,I,J\) tạo thành tam giác cân tại \(A\) Gọi \(J\left( { - 1;m} \right)\) nằm trên đường thẳng \(x = - 1\). Ta có: \(AI = \sqrt {{{\left( {3 - 1} \right)}^2} + {{\left( { - 1 - 3} \right)}^2}} = 2\sqrt 5 \) \(AJ = \sqrt {{{\left( { - 1 - 1} \right)}^2} + {{\left( {m - 3} \right)}^2}} \) \( = \sqrt {4 + {{\left( {m - 3} \right)}^2}} \) Tam giác AIJ cân tại A \(\begin{array}{l} \Rightarrow AI = AJ\\ \Leftrightarrow 2\sqrt 5 = \sqrt {4 + {{\left( {m - 3} \right)}^2}} \\ \Leftrightarrow 20 = 4 + {\left( {m - 3} \right)^2}\\ \Leftrightarrow 16 = {\left( {m - 3} \right)^2}\\ \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}m - 3 = 4\\m - 3 = - 4\end{array} \right.\\ \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}m = 7\\m = - 1\end{array} \right.\end{array}\) Với \(m = 7\) ta được \(J\left( { - 1;7} \right)\). Dễ thấy \(\left\{ \begin{array}{l}\dfrac{{{x_I} + {x_J}}}{2} = \dfrac{{3 + \left( { - 1} \right)}}{2} = 1 = {x_A}\\\dfrac{{{y_I} + {y_J}}}{2} = \dfrac{{ - 1 + 7}}{2} = 3 = {y_A}\end{array} \right.\) nên A là trung điểm của IJ (loại). Với \(m = - 1\) ta được \(J\left( { - 1; - 1} \right)\) (TM) Vậy \(J\left( { - 1; - 1} \right)\). Chú ý: Một số em có thể sẽ quên kiểm tra lại điểm J và chọn cả hai điểm là sai. Câu 20 (VDC): Phương pháp: Đặt \(\left\{ \begin{array}{l}x = \sin t\\y = 2\cos t\end{array} \right.\) thay vào M và tìm GTLN, GTNN của biểu thức. Cách giải: Cho hai số \(x,y\) thỏa mãn \(4{x^2} + {y^2} = 4\). Tìm giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của \(M = {x^2} - 3xy + 2{y^2}\). Ta có: \(4{x^2} + {y^2} = 4\) \( \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}4{x^2} \le 4\\{y^2} \le 4\end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}{x^2} \le 1\\{y^2} \le 4\end{array} \right.\) \( \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l} - 1 \le x \le 1\\ - 2 \le y \le 2\end{array} \right.\) \(\begin{array}{l}4{x^2} + {y^2} = 4\\ \Leftrightarrow {x^2} + \dfrac{{{y^2}}}{4} = 1\\ \Leftrightarrow {x^2} + {\left( {\dfrac{y}{2}} \right)^2} = 1\end{array}\) Đặt \(\left\{ \begin{array}{l}x = \sin t\\\dfrac{y}{2} = \cos t\end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}x = \sin t\\y = 2\cos t\end{array} \right.\) Ta có: \(M = {x^2} - 3xy + 2{y^2}\) \(\begin{array}{l} = {\left( {\sin t} \right)^2} - 3.\sin t.2\cos t + 2{\left( {2\cos t} \right)^2}\\ = {\sin ^2}t - 3\sin 2t + 8{\cos ^2}t\\ = \dfrac{{1 - \cos 2t}}{2} - 3\sin 2t + 8.\dfrac{{1 + \cos 2t}}{2}\\ = \dfrac{{1 - \cos 2t - 6\sin 2t + 8\left( {1 + \cos 2t} \right)}}{2}\\ = \dfrac{{1 - \cos 2t - 6\sin 2t + 8 + 8\cos 2t}}{2}\\ = \dfrac{{9 + 7\cos 2t - 6\sin 2t}}{2}\end{array}\) Xét \(N = 7\cos 2t - 6\sin 2t\). Áp dụng BĐT \({\left( {ax + by} \right)^2} \le \left( {{a^2} + {b^2}} \right)\left( {{x^2} + {y^2}} \right)\) ta có: \(\begin{array}{l}{N^2} = {\left( {7\cos 2t - 6\sin 2t} \right)^2}\\ \le \left( {{7^2} + {{\left( { - 6} \right)}^2}} \right)\left( {{{\cos }^2}2t + {{\sin }^2}2t} \right)\\ = 85.1 = 85\\ \Rightarrow {N^2} \le 85 \Rightarrow - \sqrt {85} \le N \le \sqrt {85} \end{array}\) \(\begin{array}{l} \Rightarrow 9 - \sqrt {85} \le 9 + N \le 9 + \sqrt {85} \\ \Rightarrow \dfrac{{9 - \sqrt {85} }}{2} \le M \le \dfrac{{9 + \sqrt {85} }}{2}\end{array}\) Do đó GTNN của \(M\) là \(\dfrac{{9 - \sqrt {85} }}{2}\) và GTLN của \(M\) là \(\dfrac{{9 + \sqrt {85} }}{2}\). HocTot.XYZ
|