Giải mục II trang 83, 84 SGK Toán 10 tập 2 - Cánh diềuQuan sát Hình 40a và đọc tên một góc nhọn trong bốn góc đó. a) Quan sát Hình 41a, Hình 41b, hãy nhận xét về độ lớn của góc giữa hai đường thẳng Trong mặt phẳng toạ độ, cho hai đường thẳng Tính số đo góc giữa hai đường thẳng Tổng hợp đề thi học kì 2 lớp 10 tất cả các môn - Cánh diều Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa...
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Hoạt động 3 Trong mặt phẳng, cho hai đường thẳng Δ1 và Δ2 cắt nhau tại A tạo thành bốn góc đỉnh A (quy ước không kể góc bẹt và góc không). Quan sát Hình 40a và đọc tên một góc nhọn trong bốn góc đó. Quan sát Hình 40b và nêu đặc điểm bốn góc tại đỉnh A. Lời giải chi tiết: Trong hình 40a, ta có góc ^A1 là một góc nhọn. Trong hình 40b thì ta có 4 góc tại đỉnh A là một góc vuông. Hoạt động 4 Cho hai đường thẳng Δ1,Δ2 cắt nhau tại I và có vectơ chỉ phương lần lượt là →u1,→u2. Gọi A và B là các điểm lần lượt thuộc hai đường thẳng Δ1 và Δ2 sao cho →u1=→IA,→u2=→IB. a) Quan sát Hình 41a, Hình 41b, hãy nhận xét về độ lớn của góc giữa hai đường thẳng Δ1, Δ2 và độ lớn của góc giữa hai vectơ →IA, →IB. b) Chứng tỏ cos(Δ1,Δ2)=|cos(→IA,→IB)|. Lời giải chi tiết: a) Độ lớn của góc giữa hai đường thẳng Δ1, Δ2 và độ lớn của góc giữa hai vectơ →IA, →IB có thể bẳng nhau hoặc bù nhau. b) Nếu (→IA,→IB)≤90o thì (Δ1,Δ2)=(→IA,→IB). Do đó,cos(Δ1,Δ2)=cos(→IA,→IB) và cos(→IA,→IB)≥0. Nếu (→IA,→IB)>90othì (Δ1,Δ2)=180o−(→IA,→IB). Do đó,cos(Δ1,Δ2)=−cos(→IA,→IB) và cos(→IA,→IB)<0. Vậy ta có: cos(Δ1,Δ2)=|cos(→IA,→IB)|. Hoạt động 5 Trong mặt phẳng toạ độ, cho hai đường thẳng Δ1 và Δ2 có vectơ chỉ phương lần lượt là →u1=(a1;b1),→u2=(a2;b2). Tính cos(Δ1,Δ2). Lời giải chi tiết: Ta có: cos(Δ1,Δ2)=|cos(→u1;→u2)|=|a1a2+b1b2|√a21+b21.√a22+b22. Luyện tập – vận dụng 3 Tính số đo góc giữa hai đường thẳng Δ1 và Δ2 trong mỗi trường hợp sau: a) Δ1:{x=−3+3√3ty=2+3t và Δ2:y−4=0 b) Δ1:2x−y=0 và Δ2:−x+3y−5=0 Lời giải chi tiết: a) Δ1 có vecto chỉ phương là →u1=(3√3;3), từ đó ta suy ra vecto pháp tuyến là →n1=(−3;3√3). Các vecto pháp tuyến của Δ1, Δ2 lần lượt là →n1=(−3;3√3) và →n2=(0;1). cos(Δ1,Δ2)=|−3.0+3√3.1|√(−3)2+(3√3)2.√02+12=√32, suy ra (Δ1,Δ2)=30o. b) Các vecto pháp tuyến của Δ1, Δ2 lần lượt là →n1=(2;−1) và →n2=(−1;3). cos(Δ1,Δ2)=|2.(−1)−1.3|√22+(−1)2.√(−1)2+32=√22, suy ra (Δ1,Δ2)=45o.
|