Lý thuyết Phép chiếu song song - SGK Toán 11 Kết nối tri thức

1. Phép chiếu song song

1. Phép chiếu song song

 

Cho mặt phẳng \(\left( \alpha  \right)\)và đường thẳng \(\Delta \) cắt \(\left( \alpha  \right)\). Với mỗi điểm M trong không gian ta xác định điểm M’ như sau:

- Nếu M thuộc\(\Delta \) thì M’ là giao điểm của \(\left( \alpha  \right)\) và \(\Delta \).

- Nếu M không thuộc \(\Delta \) thì M’ là giao điểm của \(\left( \alpha  \right)\) và đường thẳng qua M song song với \(\Delta \).

- Điểm M’ được gọi là hình chiếu song song của điểm M trên mặt phẳng \(\left( \alpha  \right)\) theo phương \(\Delta \).

- Phép đặt tương ứng mỗi điểm M với hình chiếu M’ của nó được gọi là phép chiếu song song lên \(\left( \alpha  \right)\)theo phương \(\Delta \).

- Mặt phẳng \(\left( \alpha  \right)\) được gọi là mặt phẳng chiếu, phương \(\Delta \)gọi là phương chiếu.

- Cho hình \(\Re \), tập hợp các hình chiếu \(\Re '\)của các điểm M thuộc \(\Re \)qua phép chiếu song song được gọi là hình chiếu của \(\Re \) qua phép chiếu song song đó.

2. Tính chất của phép chiếu song song

- Phép chiếu song song biến 3 điểm thẳng hàng thành 3 điểm thẳng hàng và không làm thay đổi thứ tự 3 điểm đó.

- Phép chiếu song song biến đường thẳng thành đường thẳng, tia thành tia, đoạn thẳng thành đoạn thẳng.

- Phép chiếu song song biến 2 đường thẳng song song thành 2 đường thẳng song song hoặc trùng nhau.

- Phép chiếu song song giữ nguyên tỉ số độ dài của hai đoạn thẳng cùng nằm trên một đường thẳng hoặc nằm trên hai đường thẳng song song.

3. Hình biểu diễn của một hình không gian

Hình biểu diễn của một hình không gian là hình chiếu song song của hình đó trên một mặt phẳng theo phương chiếu nào đó hoặc hình đồng dạng với hình chiếu đó.

  • Giải mục 1 trang 95, 96, 97 SGK Toán 11 tập 1 - Kết nối tri thức

    Một khung cửa sổ có dạng hình tròn với các chấn song tạo thành hình vuông ABCD, hai đường chéo của hình vuông cắt nhau tại O. Dưới ánh mặt trời, khung cửa và các chắn song đổ bóng lên sàn nhà (H.4.56a). Quan sát hình vẽ và trả lời các câu hỏi sau: a) Các đường thẳng nối mỗi điểm A, B, C với bóng A’, B’, C’ có đôi một song song hay không? b) Làm thế nào để xác định được bóng đổ trên sàn nhà của mỗi điểm trên khung cửa sổ?

  • Giải mục 2 trang 97, 98 SGK Toán 11 tập 1 - Kết nối tri thức

    Quan sát Hình 4.56a và trả lời các câu hỏi sau: a) Hình chiếu O’ của điểm O có nằm trên đoạn A’C’ hay không? b) Hình chiếu của hai song cửa AB và CD như thế nào với nhau? c) Hình chiếu O’ của điểm O có phải là trung điểm của đoạn A’C’ hay

  • Giải mục 3 trang 98, 99 SGK Toán 11 tập 1 - Kết nối tri thức

    Trong ba hình dưới đây, hình nào thể hiên hình lập phương chính xác hơn?

  • Bài 4.29 trang 100 SGK Toán 11 tập 1 - Kết nối tri thức

    Những mệnh đề nào trong các mệnh đề sau đây là đúng? a) Phép chiếu song song biến đoạn thẳng thành đoạn thẳng b) Phép chiếu song song biến hai đường thẳng song song thành hai đường thẳng cắt nhau c) Phép chiếu song song biến tam giác đều thành tam giác cân d) Phép chiếu song song biến hình vuông thành hình bình hành.

  • Bài 4.30 trang 100 SGK Toán 11 tập 1 - Kết nối tri thức

    Nếu tam giác A’B’C’ là hình chiếu của tam giác ABC qua một phép chiếu song song thì tam giác ABC có phải là hình chiếu của tam giác A’B’C’ qua một phép chiếu song song hay không? Giải thích vì sao.

Tham Gia Group Dành Cho 2K8 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close