Giải bài Đừng gây tổn thương trang 29 sách bài tập văn 10 - Cánh diềuĐoạn văn sau cho thấy tác giả muốn thuyết phục người đọc điều gì? Kết quả nghiên cứu của Tổ chức Hớt Mát về “sự ảnh hưởng của cách cư xử thiếu tử tế đối với tình trạng thể chết con người” được tác giả dẫn ra nhằm mục đích gì?
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Câu 1 Đừng gây tổn thương là: Phương pháp giải: Chọn đáp án phù hợp. Lời giải chi tiết: Đáp án B Câu 2 Đoạn văn sau cho thấy tác giả muốn thuyết phục người đọc điều gì? Phương pháp giải: Đọc kĩ đoạn văn và trả lời câu hỏi. Lời giải chi tiết: Đáp án C Câu 3 Kết quả nghiên cứu của Tổ chức Hớt Mát về “sự ảnh hưởng của cách cư xử thiếu tử tế đối với tình trạng thể chết con người” được tác giả dẫn ra nhằm mục đích gì? Phương pháp giải: Đọc kĩ văn bản. Lời giải chi tiết: Đáp án A Câu 4 Dựa vào văn bản, hãy làm sáng tỏ ý kiến của tác giả nêu ở phần đầu văn bản: “Sự tổn thương ẩn nấp dưới nhiều dáng vẻ khác nhau”. Phương pháp giải: - Đọc kĩ văn bản. - Chú ý những chi tiết làm sáng rõ luận điểm “Sự tổn thương ẩn nấp dưới nhiều dáng vẻ khác nhau”. Lời giải chi tiết: “Sự tổn thương ẩn nấp dưới nhiều dáng vẻ khác nhau”: - Trong lúc bạn phát ngôn, bạn không chắc đã ý thức được lời phê bình của mình ảnh hưởng đến người khác. - Bạn có thể đã đáp trả lại lời chỉ trích của người khác bằng nhận xét đầy ác ý → Gây tổn thương cho người khác bằng lời nói. - Cặp mắt trừng trừng, ánh nhìn lơ đi, cái nhếch mép, đôi môi trễ xuống… → Gây tổn thương cho người khác bằng cử chỉ, thái độ. Câu 5 Phân tích tác hại của việc làm tổn thương người khác và những hệ quả tích cực từ lời cam kết: “Không làm tổn thương người khác”. Phương pháp giải: - Đọc kĩ văn bản. - Đánh dấu những tác hại của việc làm tổn thương người khác và những hệ quả tích cực từ lời cam kết: “Không làm tổn thương người khác”. Lời giải chi tiết: - Tác hại của việc làm tổn thương người khác: + Không chỉ người khác bị chúng ta đối xử tệ mà bản thân chúng ta cũng bị ảnh hưởng về mặt trí tuệ, cảm xúc, thể chất và tinh thần. + Cả người gây ra tổn thương và người bị tổn thương đều không cảm thấy hạnh phúc. + Nạn nhân có thể thấy mình bị xúc phạm sau buổi gặp gỡ mà không hiểu lí do → cảm giác tổn thương vẫn tồn tại mãi. - Những hệ quả tích cực từ lời cam kết: “Không làm tổn thương người khác”: + Chúng ta cảm thấy nhẹ nhõm và thanh thản về cả thể chất và tinh thần. + Chúng ta không phải đoán già đoán non liệu những hành động của mình sẽ gây ra tác động hay hậu quả thế nào đối với người khác. + Mỗi ngày đem đến một dòng chảy mới đem cảm giác hạnh phúc và bình yên cho chúng ta. Câu 6 Theo em, vấn đề đặt ra trong văn bản có ý nghĩa gì với cuộc sống ngày nay? Phương pháp giải: - Đọc kĩ văn bản. - Tìm những câu văn, đoạn văn như những lời khuyên hoặc câu danh ngôn về lối sống xuất hiện trong văn bản Đừng gây tổn thương. - Nêu lên quan điểm của bản thân về vấn đề được đặt ra trong văn bản với cuộc sống ngày nay. Lời giải chi tiết: - Câu văn, đoạn văn như những lời khuyên hoặc câu danh ngôn về lối sống xuất hiện trong văn bản Đừng gây tổn thương. + Đừng nói với người khác những điều mà bạn không muốn nghe. + Nói đơn giản hơn là bạn chẳng được lợi gì khi đối xử với người khác không tử tế. + Chọn cách ứng xử cùng với yêu thương không quá khó so với chọn cách đáp trả tàn nhẫn. + Chúng ta chỉ được giao phó một nhiệm vụ duy nhất, đó là yêu thương lẫn nhau. Nếu không thể làm được như vậy thì ít nhất hãy cố gắng kiềm chế để không xúc phạm nhau. - Theo em, vấn đề đặt ra trong văn bản có ý nghĩa to lớn với cuộc sống ngày nay. Đây chính là những thông điệp mà mọi người cần chú ý: Đừng bao giờ gây tổn thương tới người khác dưới bất kì hình thức nào. Chúng ta hãy sống yêu thương lẫn nhau vì con người đã quá mệt mỏi trong guồng quay công việc bộn bề của xã hội hiện đại rồi.
|