Giải bài tập Viết trang 18 sách bài tập văn 10 - Cánh diều

Dưới đây là các bước cần thiết để viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện. Hãy sắp xếp các bước đó theo thứ tự phù hợp

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Bài văn nghị luận về một tác phẩm truyện là gì?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ phần Kiến thức ngữ văn bài 6.


Lời giải chi tiết:

Đáp án C

Câu 2

Dưới đây là các bước cần thiết để viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện. Hãy sắp xếp các bước đó theo thứ tự phù hợp:


Phương pháp giải:

Đọc kĩ phần Kiến thức ngữ văn bài 6.


Lời giải chi tiết:

1. D

2. B

3. A

4. C

Câu 3

Tìm ý cho đề văn: Phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích Kiêu binh nổi loạn (Hoàng Lê nhất thống chí – Ngô gia văn phái).


Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức đã học để hoàn thành bài.


Lời giải chi tiết:

Đoạn trích “Kiêu binh nổi loạn” trong Hoàng Lê nhất thống chí đã cho thấy sự thối nát của phủ chúa Trịnh.

Cuộc tranh giành đó Trịnh Tông là kẻ đang bị thất thế, có nguy cơ bị hại, phải nhờ mẹ là thái phi họ Dương kêu với quận Huy mới bảo toàn được tính mệnh.
Lính kiêu binh phần nhiều đều thuộc phe của Trịnh Tông. 

Mục đích nổi loạn cùa kiêu binh là trả thù, rửa hận. Lời nói của Dự Vũ đã cho thấy quân lính “căm ghét”, “hậm hực” khinh bỉ cách làm của chúa Trịnh và quận Huy, chỉ muốn diệt trừ cho hả giận. 

Đề xuất kế sách của Bằng Vũ chứng tỏ quân lính rất khinh nhờn thế lực của phủ chúa: “Đánh một hồi trống làm hiệu, rồi kẻo ùa cả vào, nắm cẳng hắn, vứt chỏng gọng xuống dưới thềm một cái là xong thôi mà!”.
Sự can thiệp của bọn quý tộc, thân tộc trong phủ như quận Viêm, con hắn là Chiếu lĩnh bá, quận Hoàn, Thánh mẫu... cho thấy chúng chỉ muốn lợi dụng để hớt lấy công hoặc che chắn đế bảo vệ quyền lợi mình. 

Đoạn văn đã miêu tả một cuộc nổi loạn của binh lính. Thế lực của họ thật mạnh. Xuất phát từ lòng căm phẫn, khinh bỉ, muốn rửa hận, trả thù, quân kiêu binh đã tụ tập, bàn định và thống nhất với nhau rất nhanh.
Đoạn giết quận Huy đã thế hiện sức mạnh của kiêu binh. 


Câu 4

Tìm ý cho đề văn: So sánh cách miêu tả, thể hiện nhân vật Trịnh Tông trong đoạn trích Kiêu binh nổi loạn và Quang Trung trong đoạn trích Quang trung đại phá quân Thanh (Hoàng Lê nhất thống trí – Ngô gia văn phái).


Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức đã học để hoàn thành bài.


Lời giải chi tiết:

Quang Trung và Trịnh Tông là hai nhân vật hoàn toàn trái ngược:

+ Quang Trung: anh hùng, danh thơm, giỏi giang, kín đáo, khiển tướng, kiêu căng, kế hoạch, mưu lược mạnh mẽ, có ý chí, tài năng, thắng thếm trí tuệ, tầm nhìn, tính cách,…

+ Trịnh Tông: bù nhìn, bất lực, bất tại, châm biếm, e ngại, hợm hĩnh, hữu dũng vô mưu, nhu nhược, ô nhục, xấu xa, vô dụng,… 


Câu 5

Lập dàn ý cho đề văn: Phân tích tính cách hai nhân vật Trương Phi và Quan Công trong Hồi trống Cổ Thành (trích Tam quốc diễn nghĩa) của La Quán Trung.

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức và kĩ năng đã học để hoàn thành bài.


Lời giải chi tiết:

Mở bài

Giới thiệu tác giả La Quán Trung (tên tác giả, con người, sự nghiệp văn học) và đoạn trích “Hồi trống cổ thành” (vị trí, nội dung đoạn trích). Giới thiệu nhân vật Trương Phi và Quan Công: Là nhân vật chính của đoạn trích.

Thân bài

*Trương Phi:

Người kể chuyện tập trung thể hiện tính cách bộc trực, ngay thẳng của Trương Phi thông qua việc miêu tả hình dáng, cứ chỉ, thái độ, lời nói và hành động.

Hình dáng, cử chỉ: “mắt tròn xoe, râu vểnh ngược”, “hò hét như sấm”, “hăm hở lại đâm”….

Lời nói: xưng hô mày – tao, lớn tiếng kết tội Quan Công; gạt bỏ mọi lời khuyên can của hai phu nhân và Tôn Càn.

Thái độ: nóng nảy, giận giữ.

Hành động: Chẳng nói năng gì, lập tức mặc áo giáp vác mâu lên ngữa, dẫn một nghìn quân, đi tắt ra cửa Bắc, hai lần xông lại đâm Quan Công; ra điều kiện thách thức Quan Công.

Sau khi biết được nỗi khổ tâm 

*Quan Công:

- Khi đối diện với Trương Phi, Quan Công có thái độ khiên nhường nhũn nhặn, điều này được thể hiện qua lời nói, thái độ và hành động.

Lời nói: ôn tồn giải thích với Trương Phi, khôn khéo cầu cứu hai chị dâu.

Thái độ: bình tĩnh, không cố chấp.

Hành động: né tránh, đỡ đòn xà mâu của Trương Phi.

- Khí phách và tài nghệ của Quan Công còn được thể hiện thông qua tình huống chấp nhận thách thức chém đầu Sái Dương của Trương Phi.

→ Từ chi tiết Trương Phi “rỏ nước mắt khóc, thụp xuống lạy Vân Trường”, em đã thấy được vẻ đẹp của Trương Phi trong đoạn trích này. Vốn là một người nóng nảy, cương trực nên Trương Phi đã có những hành động bồng bột với Quan Công để rồi cuối cùng phải “rỏ nước mắt” vì điều đó. Giọt nước mắt của Trương Phi là giọt nước mắt của sự ăn năn, hối lỗi chân thành. Tuy tính tình nóng nảy nhưng khi hiểu hết câu chuyện và hoàn cảnh của Quan Công, Trương Phi đã tin tưởng, phục thiện. Từ hành động ấy ta thấy được tình cảm chân thành của người em cương trực, thẳng thắn, nghĩa dũng đối với người anh của mình. Cả hai nhân vật Quan Công và Trương Phi tuy tính cách trái ngược nhưng đều xứng đáng là bậc anh hùng trọng nghĩa khí. 

* Nghệ thuật xây dựng nhân vật

– Khắc họa nhân vật qua lời nói và hành động

– Xây dựng những diễn biến tình tiết độc đáo, kịch tính để nhân vật bộc lộ tính cách.

– Xây dựng nhân vật theo hướng điển hình hóa, Trương Phi đại diện cho những con người nóng nảy nhưng trọng nghĩa, khảng khái.

– Ngôn ngữ sinh động, cách kể chuyện hấp dẫn.

Kết bài: Khái quát lại nội dung, nghệ thuật và cảm nghĩ về hai nhân vật.


Tham Gia Group Dành Cho 2K9 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close