Giải bài Tự tình II trang 24 sách bài tập văn 10 - Cánh diềuGiải câu hỏi chi tiết bài Tự tình II
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Câu 1 Qua một số hình ảnh, từ ngữ trong bài thơ Tự tình (bài 2) của Hồ Xuân Hương, hãy xác định thời gian mà chủ thể trữ tình thổ lộ tâm trạng của mình. Phương pháp giải: Đọc bài thơ, tìm những từ ngữ, hình ảnh chỉ thời gian. Lời giải chi tiết: - Đêm khuya, trống canh dồn, vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn – Đây là một đêm đầu tháng âm lịch. - Ngán nỗi xuân đi, xuân lại lại- Từ xuân thứ hai chỉ mùa xuân của đất trời, đây là một đêm mùa xuân. Câu 2 Phương án nào sau đấy chỉ ra đặc điểm phong cách nghệ thuật của Hồ Xuân Hương? Phương pháp giải: Đọc phần Chuẩn bị trong SGK và trả lời câu hỏi. Lời giải chi tiết: Đáp án D. Câu 3 Câu nào sau đây không chỉ ra vẻ đẹp nghệ thuật của bài Tự tình 9 (bài 2) Phương pháp giải: Đọc bài và phân tích nghệ thuật sau đó đưa ra đáp án đúng. Lời giải chi tiết: Đáp án C. Câu 4 Những hình ảnh trong bốn câu thơ đầu của bài thơ cho thấy hoàn cảnh và tâm trạng của chủ thể trữ tình như thế nào? Phương pháp giải: - Đọc bài thơ - Ôn lại kiến thức cũ - Áp dụng vào bài thơ để nắm bắt được hoàn cảnh, tâm trạng của nhân vật trữ tình. Lời giải chi tiết: - Câu 1: Thời gian: Đêm khuya đối với những người có thân phận lẽ mọn, quá lứa lỡ, thường gợi những trăn trở, thổn thức, là không gian ngập tràn nỗi cô đơn trống trải. Cùng với âm thanh của tiếng trống vọng về khiến tủi càng thêm tủi, nỗi cô đơn trống trải càng nhân lên, gợ không gian mênh mông, vắng lặng đến rợn ngợp. Tiếng trống canh dồn gợ lên bước đi dồn dập của thời gian và sự rối bới của tâm trạng. - Câu 2: Trơ là trơ trọi, lẻ loi, là tủi hổ, bẽ bàng, hồng nhan mà cứ phải trơ ra → Nỗi niềm tủi hổ, đắng cay, chua xót của kẻ hồng nhan bạc phận. - Câu 3: Mượn rượu giải sầu quên đi nỗi buồn, sự cô đơn, nhưng nỗi sầu ấy quá lớn không thể nào có thể hóa giải được. Chữ “lại” thể hiện sự luẩn quẩn giữa tình và say trong tâm trạng buồn tủi, chua xót, bế tắc. - Câu 4: Hình ảnh tả thực: Vầng trăng đã xế mà vẫn khuyết chưa tròn, ẩn dụ cho tuổi thanh xuân đã trôi qua, cuộc đời sắp xế bóng mà tình yêu vẫn dang dở, hạnh phúc chưa một lần trọn vẹn, viên mãn. Câu 5 Hình ảnh thiên nhiên và nghệ thuật sử dụng từ ngữ, nghệ thuật đối trong hai câu luận có gì độc đáo? Qua đó, thái độ của nhà thơ đã được thể hiện như thế nào? Phương pháp giải: - Đọc bài thơ - Ôn lại kiến thức cũ - Áp dụng vào bài thơ để tìm ra nghệ thuật đối, thái độ của nhà thơ. Lời giải chi tiết: Hình ảnh thiên nhiên và nghệ thuật sử dụng từ ngữ, nghệ thuật đối trong hai câu luận có sự độc đáo là: - Rêu: sự vật yếu ớt, hèn mọn mà cũng không chịu mềm yếu - Đá: im lìm nhưng nay phải rắn chắc hơn, phải nhọn hoắt lên để “đâm toạc chân mây” Động từ mạnh “xiên, đâm” kết hợp với bổ ngữ “ngang toạc” thể hiện sự bướng bỉnh, ngang ngạnh - Nghệ thuật đối, đảo ngữ thể hiện sự phản kháng mạnh mẽ, dữ dội và quyết liệt. Sức sống đang bị nén xuống đã bắt đầu bật lên mãnh mẽ vô cùng Sự phản kháng của thiên nhiên hay cũng chính là sự phản kháng của con người: - Nhà thơ thể hiện thái độ phẫn uất, sự phản kháng mạnh mẽ dự dội, quyết liệt của người phụ nữ, khát vọng “nổi loạn” phá tung, đạp đổ tất cả những trói buộc đang đè nặng lên thân phận mình. Câu 6 Phân tích hai câu kết của bài thơ để thấy được nỗi niềm tâm sự của chủ thể trữ tình? Phương pháp giải: - Đọc hai câu kết bài thơ - Ôn lại kiến thức cũ - Tìm ra nhưng chi tiết về tình - Tìm ra những chi tiết về cảnh - Phân tích mối quan hệ giữa tình và cảnh trong 2 câu kết. Lời giải chi tiết: “ngán”: tâm sự chán trường, bất mãn, ngán ngẩm. “xuân đi”: tuổi trẻ của con người cứ trôi qua, thời gian thì không chờ đợi. “xuân lại lại”: vòng tuần hoàn của thời gian vô tận, cứ mỗi mùa xuân đến cũng là lúc tuổi xuân của con người mất đi, quy luật khắc nghiệt của tạo hóa. - Ý thức của bản thân mình với tư cách cá nhân, ý thức về giá trị của tuổi thanh xuân và sự sống: Mùa xuân đi rồi trở lại theo nhịp tuần hoàn còn tuổi xuân của con ngườ cứ đi qua mà không bao giờ trở lại. “mảnh tình”: chút tình cảm nhỏ nhoi, không trọn vẹn. “tí con con”: sự nhỏ bé, không đáng kể. “mảnh tình san sẻ”: mảnh tình vốn đã không trọn vẹn lại còn phải san sẻ. → Số phận éo le, ngang trái của người phụ nữ trong xã hội phong kiến, phải chịu thân phận làm lẽ. Câu 7 Theo em cách dùng từ ngữ, hình ảnh trong tác phẩm Tự tình (bài 2) của Hồ Xuân Hương có gì khác với các bài thơ Đường luật đã học? Phương pháp giải: Liên hệ giữa bài thơ và các tác phẩm khác để thấy được sự khác biệt. Lời giải chi tiết: Cách dùng từ ngữ, hình ảnh trong bài thơ Tự tình (bài 2) của Hồ Xuân Hương có nhiều điểm khác với các bài thơ Đương luật đã học. - Ngôn ngữ được sử dụng trong bài thơ sắc sảo, góc cạnh, mang bản sắc cá tính sáng tạo rất rõ nét, do đó mà làm nổi bật tâm trạng của chủ thể trữ tình. Cách gieo vần độc đáo của Hồ Xuân Hương cũng thể hiện rõ nét cá tính của tác giả. - Những động từ mạnh được đưa lên đầu câu thơ gây ấn tượng mạnh cho người đọc. - Từ ngữ chỉ mức độ sử dụng một cách sinh động: dồn, xế, chưa tròn, mảnh, tí con con,… - Nghệ thuật đối được nhà thơ vận dụng triệt để trong hai câu thực và hai câu luận với các hình ảnh nghịch thanh đối ý (chén rượu >< vầng trăng, rêu từng đám><đá mấy hòn,…) cho thấy được khát khao hạnh phúc cháy bỏng của nhân vật trữ tình. Câu 8 Lựa chọn và phân tích một số hình ảnh tiêu biểu để thấy được sự đối lập giữa cảnh và tình được Hồ Xuân Hương thể hiện trong bài thơ. Phương pháp giải: Đọc kĩ bài thơ, lựa chọn và phân tích một số hình ảnh tiêu biểu để thấy được sự đối lập giữa cảnh và tình được Hồ Xuân Hương thể hiện trong bài thơ. Lời giải chi tiết: Sự đối lập giữa cảnh và tình được Hồ Xuân Hương thể hiện rõ ràng nhất qua hai câu đề, hai câu thực và hai câu kết: - Hai câu đề là sự đối lập giữa cảnh và tình: Đêm khuya đáng ra phải là lúc yên giấc thì chủ thể trữ tình lại thao thức không thể ngủ nổi bới những nỗi niềm riêng tư. Oái oăm là giữa lúc ấy tiếng trông canh liên hồi càng làm cho sự trăn trở thành sự bực bội, càng làm “trơ” ra, thưa ra cái “vô duyên” của người con gái đang mong chờ hạnh phúc. - Hai câu thực: Nỗi buồn ập đến, người phụ nữ mượn chút rượu để quên sầu nhưng ngặt một nỗi là càng uống thì càng tỉnh, bóng trăng xế cũng như đang trêu chọc con người. - Hai câu kết: Thể hiện nỗi chán chường của chủ thể trữ tình trước tình cnarh của mình. Đang tuổi xuân thì khát khao hạnh phúc nhưng đáp lại sự chờ đợi ấy là việc tình cảm mà người phụ nữ có được chỉ là một chút “tí con con”, cho thấy hoàn cảnh bạc bẽo mà người phụ nữ phải gánh chịu. Mùa xuân thì cứ xoay vần, còn tuổi xuân của con người sẽ dần vơi đi, sẽ đến lúc không quay trở lại nữa. Cả bài thơ là một sự đối lập giữa cảnh và tình. Câu 9 Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu câu bên dưới: a. Xác định thể loại và bố cục của bài thơ. b. Bài thơ viết điều gì? Điều ấy có liên quan gì đến vấn đề được phản ánh trong bài thơ Tự tình (bài 2) đã được học ở sách Ngữ văn 10? c. Tâm trạng của nhà thơ được thể hiện như thế nào trong bài thơ? d. Hãy phân tích để thấy được nghệ thuật so sánh mà Hồ Xuân Hương sử dụng trong bài thơ.
Phương pháp giải: a. Xem lại kiến thức về thể loại của thơ Đường luật ở phần Kiến thức ngữ văn để trả lời câu hỏi. b. Đọc và so sánh nội dung hai bài thơ.
c. Đọc kĩ bài thơ và nắm bắt tâm trạng của nhà thơ.
d. Đọc bài thơ và phân tích nghệ thuật của văn bản.
Lời giải chi tiết: a. - Thể thơ: Thất ngôn bát cú Đường luật. - Bốc cục: 4 phần (hai câu đề, hai câu thực, hai câu luận, hai câu kết). b.
- Tự tình (bài 3) phản ánh số phận gian truân, chím nổi, phụ thuộc của người phụ nữ trong xã hội phong kiến, qua đó thể hiện mong ước về một cuộc sống bình đẳng, hạnh phúc. - Với một chủ đề như vậy thì rõ ràng Tự tình (bài 3) có liên quan chặt chẽ với những nội dung được phản ánh trong Tự tình (bài 2) vì đều là tiếng nói của những người phụ nữ mong muốn có cuộc sống hôn nhân, gia đình hạnh phúc trong xã hội nam quyền. c.
- Ở bài thơ này, ta thấy tâm trạng của nhà thơ có vẻ nặng nề hơn bài Tự tình (bài 2). Sự thách thức, sẵn sàng đương đầu với sô phận không cong mạnh mẽ nữa. Tuy nhiên, không vì vậy mà nỗi khát khao hạnh phúc, sự tự chủ trong tình yêu, hôn nhân bị suy giảm. Cuộc đấu tranh cho sự bình đẳng, hạnh phúc của người phụ nữ vẫn luôn mạnh liệt trong “Bà chúa thơ Nôm”. d.
Trong bài thơ, tác giả đã so sánh chiếc thuyền với thân phận mỏng manh, thụ động, chìm nổi của người phụ nữ trong xã hội nam quyền. Chiếc thuyền là vật vô tri vô giác, tuỳ thuộc vào người sử dụng nó, dù người đó đưa thuyền lên thác, xuống ghềnh hay tham chiếc thuyền mới đẹp, tôt shown mà bàn đi chiếc thuyền đã gắn bó với mình thì thân phận người phụ nữ cũng giống như vậy, hoàn toàn nằm trong tay người khác. Cuộc đời học như chiế thuyền “nổi nênh” trên “lênh đênh” sông nước. Dù họ có sống tình nghĩa, thuỷ chung thì điều đó gần như cũng vô nghĩa vì nó phụ thuộc vào sự nhìn nhận và quyết định của kẻ khác. Họ giống như một đồ vật để người có thể mua đi bán lại. Việc so sánh thân phận người phụ nữ với chiếc thuyền cho thấy nghệ thuật độc đáo của bài thơ. Điều quan trọng nữa là việc ý thức được thân phận thực sự của mình để đấu tranh cho sự công bằng, để nói lên tiếng nói thương mình là một sự tiến bộ rất lớn về tư tưởng trong cuộc đấu tranh cho sự bình đẳng, bình quyền trong xã hội phong kiến của nhà thơ.
|