Giải bài Thị Mầu lên chùa trang 33 sách bài tập văn 10 - Cánh diều

Các phát biểu sau đây về đoạn trích Thị Mầu lên chùa là đúng hay sai? Hãy đánh dấu V vào ô phù hợp.

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Các phát biểu sau đây về đoạn trích Thị Mầu lên chùa là đúng hay sai? Hãy đánh dấu V vào ô phù hợp.


Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản để đánh giá tính đúng sai của các phát biểu.


Lời giải chi tiết:

Nội dung phát biểu

Đúng

Sai

(1) Đoạn trích Thị Mầu lên chùa thuộc thể loại kịch bản chèo.

V

 

(2) Mục đích chính của Thị Mầu khi lên chùa là để mang tiền gạo trong gia đình tiến cúng.

 

V

(3) Tiếng đế trong văn bản tỏ thái độ đồng tình với hành động của Thị Mầu khi lên chùa.

 

V

(4) Trong đoạn trích, nhân vật Tiểu Kính đã cư xử đúng  mực theo nguyên tắc của người tu hành.

V

 

Câu 2

Lời nói và câu hát sau của Thị Mầu không thể hiện điều gì?

“THỊ MẦU: Mười ba

(Hát)Tôi lên chùa thấy tiểu mười ba

Thấy sư mười bốn vãi già mười lăm

Tôi muốn cho một tháng đôi rằm.”


Phương pháp giải:

Đọc kĩ câu hỏi và đoạn văn bản.


Lời giải chi tiết:

Đáp án D.

Câu 3

Thông tin nào được nhấn mạnh trong lời đáp dưới đây của Thị Mầu và nhấn mạnh nhằm mục đích gì?

“THỊ MẦU: Têm em ấy à?

Là Thị Mầu, con gái phú ông

Tuổi vừa đôi tám, chưa chồng đấy thầy tiểu ơi!

Chưa chồng đấy nhá!”


Phương pháp giải:

- Đọc kĩ câu hỏi và đoạn văn bản.

- Rút ra kết luận về thông tin được nhấn mạnh.

Lời giải chi tiết:

Đáp án D

Câu 4

So với ca dao, câu hát ghẹo Tiều Kính “Trúc xinh trục mọc sân đình/ Em xinh em đứng một mình chẳng xinh!” có gì khác? Vì sao Thị Mầu lại cố tình hát khác như vậy?


Phương pháp giải:

So sánh ca dao vưới câu hát của Thị Mầu để nhận ra điểm khác biệt.


Lời giải chi tiết:

Cao dao: “Trúc xinh trúc mọc sân đình/ Em xinh em đứng một mình càng xinh!”

Thị Mầu đổi chữ “càng” thành “chẳng” để mong muốn có thể được kết đôi cùng Tiểu Kính, câu hát mang hàm ý được ở cạnh Tiểu Kính thì mới xinh.


Câu 5

Thị Mầu đã sử dụng ngôn ngữ, hành động như thế nào để bày tỏ tình cảm với chú tiểu? Tiếng gọi “thầy tiểu ơi” lặp đi lặp lại nhiều lần có tác dụng gì trong việc biểu lộ nỗi lòng của Thị Mầu? Em thấy ấn tượng nhất với lời bày tỏ tình cảm nào của Thị Mầu? Vì sao? 


Phương pháp giải:

- Đọc và tìm hiểu kĩ tác phẩm để hiểu và thâu tóm được nội dung của văn bản

- Tổng hợp chi tiết ngôn ngữ và hành động của Thị Mầu khi giao tiếp với chú tiểu

- Đánh giá tác dụng của tiếng gọi “thầy tiểu ơi” qua số lần, giọng văn và hành động cụ thể của nhân vật Thị Mầu.


Lời giải chi tiết:

    Những ngôn ngữ, hành động của Thị Mầu khi bày tỏ tình cảm với chú tiểu: khi gặp Mầu đã khen “đẹp như sao băng”, đôi mắt sắc như dao bổ cau liếc đi, liếc lại, đôi môi đỏ mọng lúc nào cũng cười nở như hoa và nhất là lời bóng gió, ẩn ý đầy chất dân gian để “đánh” đi những lượng tin cần thiết mà da diết về phía chú tiểu,  táo bạo hơn nữa, lời nói chưa đủ làm Tiểu Kính rung động, Thị Mầu tiến tới hành động: đợi cơ hội Tiểu Kính ra và nắm tay Tiểu Kính, đòi quét chùa thay Tiểu Kính, lại còn mời mọc. Ta thấy sự táo bạo, mãnh liệt, quyết tâm; không e thẹn, do dự, ngại ngùng.

     Tiếng gọi “thầy tiểu ơi” lặp đi lặp lại nhiều lần đã bộc lộ nỗi lòng say mê, yêu thương tha thiết của Thị Mầu. Em ấn tượng nhất vời tỏ tình của Thị Mầu là:

“Một cành tre, năm bảy cành tre

Phải duyên thời lấy, chớ nghe họ hàng

Ấy mấy thầy tiểu ơi!...

Mẫu đơn giồng cạnh nhà thờ

Đôi ta chỉ quyết đợi chờ lấy nhau”

     Bởi lời tỏ tình ấy chứa chan mong ước về tự do yêu đương, tự do lựa chọn hôn nhân. Mầu cất lên tiếng nói nữ quyền để lật đổ thành trì lễ giáo cũ kĩ đã trở thành giáo điều, đạp đổ những lệ làng, những đạo đức giả, những quan niệm cổ hủ chà đạp lên thân phận và tước đoạt hạnh phúc con người. Trong dòng nghĩ suy qua lời hát ghẹo của Thị Mầu đã ẩn chứa khát khao chung tình – khao khát chính đáng trong tình yêu.


Câu 6

Qua ngôn ngữ và hành động của Tiếu Kính trong đoạn trích, em có nhận xét gì về nhất vật này?


Phương pháp giải:

- Đọc kĩ tác phẩm để hiểu và thâu tóm được nội dung của văn bản

- Tổng hợp lại những chi tiết thể hiện hành động và ngôn ngữ của nhân vật tiểu Kính trong những hoàn cảnh khác nhau.

- Dựa trên góc nhìn khách quan để đánh giá nhân vật.


Lời giải chi tiết:

Nhân vật Tiểu Kính đẹp trai ngời ngời mà lòng dạ thẳng băng, trơ trơ như gỗ đá, người tĩnh tọa đều đều, liên hồi gõ mõ, niệm Nam mô A di đà Phật, vẻ mặt càng cố tỏ ra bất động, lạnh lùng giỏi nhẫn nhịn, cam chịu.


Câu 7

Dưới đây là một số trích dẫn ngôn ngữ của tác giả dân gian (được thể hiện qua tiếng đế) và nhân vật Thị Mầu:


Tiếng đế

Lời đáp của Thị Mầu

- Ai lại đi khen chú tiểu thế, cô Mầu ơi!

- Có ai như mày không?

- Dơ lắm! Mầu ơi!

- Sao lẳng lơ thế, cô Mầu ơi!

- Đẹp thì người ta khen chứ sao!

- [...] chỉ có mình tao là chín chắn nhất đấy.

- Kệ tao.

- Lẳng lơ đây cũng chẳng mòn / Chính chuyên cũng chẳng sơn son để thờ!

Em có đồng tình với cách đánh giá trên đây của tác giả dân gian (qua tiếng đế về Thị Mầu và thái độ, suy nghĩ của Thi Mầu không? Vì sao?


Phương pháp giải:

- Đọc và tìm hiểu kĩ tác phẩm để hiểu và thâu tóm được nội dung của văn bản

- Cảm nhận tác phẩm theo quan điểm các nhân để đánh giá khách quan nhân vật và các tình huống trong đoạn trích.


Lời giải chi tiết:

Em hoàn toàn đồng tình với cánh đánh giá trên của tác giả dân gian.

    Bởi vì ngay từ đâu Thị Mầu đã được xây dụng là người con gái lẳng lơ, không phải là người con gái theo quan niệm “tam tòng tứ đức” của thời xưa vậy nên, qua lời đề thì những cái dở, cái xấu của Mầu được bộc lộ rõ ràng hơn.

Cái dở đó chỉ duy nhất là sự mù quáng; mà đã yêu đương say đắm và dữ dội đến như thế, thì có mù quáng cũng là dễ hiểu, do đó dễ thông cảm, và hơn nữa, dễ thương mà thôi. Cái mù quáng của Thị Mầu là ở chỗ cô không nhận biết – đối tượng của mình…

Thầy Tiểu mà cô mê thực ra là Thị Kính giả trai. Sự mù quáng của Thị Mầu cùng với cơn yêu đương. Những lời đế ấy không chỉ giúp Mầu thể hiện rõ bản thân của mình mà còn khiến giá trị của những yếu tố trong vở chèo dân gian là cách dùng gậy ông lại đập lưng ông mà văn học dân gian rất thiện nghệ để phê phán, hơn nữa, bóc trần cái đạo đức giả của đạo đức quan phong kiến.


Câu 8

Em biết những tác phẩm văn học nào lấy cảm hứng từ hình tượng nhân vật Thị Mầu trong vở chèo Quan Âm Thị Kính.


Phương pháp giải:

 Tìm hiểu và tổng hợp những tác phẩm văn học lấy cảm hứng từ nhân vật Thị Mầu thông qua sách vở, phương tiện truyền thông và internet


Lời giải chi tiết:

Thị Mầu, Lẳng lơ Thị Mầu, Cãi,... (Trong tập Cưới thơ của Hoàn Nguyễn)

Thị Màu (Anh Ngọc)

Này em Thị Mầu (Ngân Vịnh)

Tham Gia Group Dành Cho 2K9 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close