Soạn bài Phú sông Bạch Đằng - Ngắn gọn nhấtSoạn Văn lớp 10 ngắn gọn tập 2 bài Phú sông Bạch Đằng - Trương Hán Siêu. Câu 1: - Bố cục: 4 phần + Đoạn 1 - “Khách có lẻ… luống còn lưu”: giới thiệu nhân vật khách và tráng trí của ông, cảm xúc của khách hi du ngoạn qua sông Bạch Đằng. Video hướng dẫn giải Câu 1 Video hướng dẫn giải Câu 1 (trang 7 SGK Ngữ văn 10 tập 2) - Bố cục: 4 phần + Đoạn 1: “Khách có kẻ… luống còn lưu”: giới thiệu nhân vật khách và tráng trí của ông, cảm xúc của khách khi du ngoạn qua sông Bạch Đằng. + Đoan 2: “Bên sông các bô lão… chừ lệ chan”: cuộc gặp gỡ bên sông và câu chuyện của các bô lão. + Đoạn 3: “Rồi vừa đi… lưu danh”: lời bình luận của các bô lão. + Đoạn 4: còn lại: lời kết - bình luận của nhân vật khách - tác giả. - Vị trí: có vị trí lịch sử quan trọng của dân tộc, là một đề tài quen thuộc của thơ ca dân tộc. Câu 2 Video hướng dẫn giải Câu 2 (trang 7 SGK Ngữ văn 10 tập 2) - Mục đích dạo chơi thiên nhiên, chiến địa: “khách” giương buồm gió lướt bể chơi trăng nhưng mục đích không chỉ để thưởng thức vẻ đẹp thiên nhiên mà còn tìm hiểu mảnh đất từng ghi nhiều dấu ấn chiến công của dân tộc. - Khách xuất hiện với tư thế của người đi nhiều, hiểu biết rộng, có tâm hồn phóng khoáng, chí hướng lớn lao: “Nơi có người đi… bốn phương vẫn còn tha thiết”. Câu 3 Video hướng dẫn giải Câu 3 (trang 7 SGK Ngữ văn 10 tập 2) Khách có cảm giác vừa vui vừa buồn, vừa tự hào vừa nuối tiếc => Khách có tráng chí bốn phương, yêu nước, tự hào dân tộc. - Khách vui, tự hào: vì cảnh bát ngát, thướt tha, nước trời một sắc => cảnh non sông hùng vĩ, như thơ, như mộng. Tự hào vì dòng sông ghi bao chiến công hiển hách. - Khách buồn, nuối tiếc: vì những dấu tích oanh liệt ngày xưa nay đìu hiu, ảm đạm. Dòng thời gian đang vùi lấp dần bao giá trị vào quá khứ. Câu 4 Video hướng dẫn giải Câu 4 (trang 7 SGK Ngữ văn 10 tập 2) * Vai trò của các bô lão: - Các bô lão là người dân địa phương, là hình ảnh tập thể, xuất hiện như một lời hô ứng. Các bô lão đóng vai trò là người kể chuyện, là người bình luận các chiến tích xưa. - Tạo không khí đối đáp tự nhiên, giúp “khách” bộc lộ tâm tình mình. * Thái độ, giọng điệu các bô lão: - Thái độ, giọng điệu: đầy nhiệt huyết, tự hào, là cảm hứng của người trong cuộc. - Lời kể: ngắn gọn, súc tích nhưng vẫn khái quát được đầy đủ, sinh động không khí của trận đánh, chiến trường. - Qua lời bình luận của các bô lão: yếu tố con người là yếu tố quyết định, giữ vai trò quan trọng nhất làm nên chiến thắng Bạch Đằng. Câu 5 Video hướng dẫn giải Câu 5 (trang 7 SGK Ngữ văn 10 tập 2) - Lời ca của các vị bô lão: vừa tổng kết, vừa thể hiện chân lý sáng ngời: bất nghĩa thì tiêu vong, chỉ có người nhân nghĩa thì được lưu danh thiên cổ. - Lời ca của khách: + Ca ngợi sự anh minh của hai vị thánh quân, chiến tích sông bạch đằng, khẳng định chân lý: Nhân kiệt là yếu tố quyết định thắng lợi. + Thể hiện niềm tự hào dân tộc và tư tưởng nhân văn cao đẹp. Câu 6 Video hướng dẫn giải Câu 6 (trang 7 SGK Ngữ văn 10 tập 2) - Giá trị nội dung: bài phú thể hiện lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc về truyền thống anh hùng bất khuất và truyền thống đạo lý nhân nghĩa sán ngời của dân tộc Việt Nam. Tác phẩm thể hiện tư tưởng nhân văn cao qua việc đề cao vai trò, vị trí của con người. - Giá trị về nghệ thuật: kết cấu chủ (bô lão) – khách (tác giả) đối đáp: bố cục rõ ràng, đơn giản mà chặt chẽ; hình tượng nghệ thuật sống động. Luyện tập Câu 2 (trang 7 SGGK Ngữ văn 10 tập 1) So sánh đoạn kết bài Phú sông Bạch Đằng với bài thơ Sông Bạch Đằng (Nguyễn Sưởng). * Tương đồng: - Cùng ca ngợi chiến thắng Bạch Đằng thời Trùng Hưng - Cùng ca ngợi các yếu tố thiên nhiên và con người làm nên chiến thắng. - Cùng nhấn mạnh thiên nhiên hiểm trở, hùng tráng, càng nhấn mạnh yếu tố con người. - Cùng viết bằng chữ Hán. * Khác biệt: - Thể loại: Sông Bạch Đằng được viết theo thể thơ Đường luật (ngắn); Bạch Đằng giang phú viết theo thể phú cổ thể (dài). - Trương Hán Siêu đề cao vai trò con người hơn “cốt mình đức cao”, còn Nguyễn Sưởng thì san bằng “Nửa do sông núi, nửa do người”. ND chính
HocTot.XYZ
|