Soạn Thơ hai - cư của Ba - sô ngắn gọn nhất

Soạn Thơ hai - cư của Ba - sô SGK Ngữ văn 10 tập 1 ngắn gọn nhất, giúp tiết kiệm thời gian soạn bài.

Video hướng dẫn giải

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Video hướng dẫn giải

Câu 1 (trang 157 SGK Ngữ văn 10 tập 1)

Tình cảm thân thiết của nhà thơ với thành phố Ê - đô và nỗi niềm hoài cảm về Kinh đô Ki - ô - tô đẹp đẽ đầy kỉ niệm được thể hiện qua bài 1 và 2:

- Bài 1: Ba-sô quê ở Mi-ê. Ông lên Ê-đô ở được mười năm mới về thăm quê. Ở Ê-đô, Ba-sô rất nhớ quê, nhưng về quê rồi rồi Ba-sô lại thấy nhớ Ê-đô. Có lẽ ông đã coi Ê-đô như quê hương mình, muốn gắn bó với mảnh đất ấy như nơi mình đã sinh ra.

- Bài 2: Ba- sô có nhắc đến chim đỗ quyên ở bài thơ này. Đó là tiếng chim mà ông nghe được khi quay lại Ki-ô-tô sau hai mươi năm. Tiếng chim nghe rất thê thiết vậy nên khi nghe thấy tiếng chim này, nhà thơ lại hoài niệm, nhớ về một Ki-ô-tô của quá khứ, một Ki-ô-tô đã xa xôi.

Câu 2

Video hướng dẫn giải

Câu 2 (trang 157 SGK Ngữ văn 10 tập 1)

Tình cảm của tác giả đối với mẹ, với một em bé bị bỏ rơi thể hiện trong các bài 3, 4:

- Bài 3:

+ Tình cảm của tác giả dành cho mẹ khi mẹ qua đời: sự xót thương, đau đớn.

+ Hình ảnh "làn sương thu": Làn sương thu ở đây là giọt lệ như sương, hay mái tóc của mẹ bạc như sương, hay cuộc đời như giọt sương, ngắn ngủi vô thường,… Sương – tóc – lệ tan hoà, tạo nên hình tượng thơ mờ ảo, đa nghĩa.

 - Bài 4: Bài thơ gợi lại một sự thực nhói đau ở Nhật ngày xưa. Đó là vào những năm mất mùa, đói kém, có nhà không nuôi nổi con phải bỏ con vào rừng, thậm chí còn nhẫn tâm giết đứa trẻ. Bởi vậy khi nghe tiếng vượn hú ông liên tưởng đến tiếng trẻ con khóc. Trong mùa thu, tiếng gió thổi nghe như tiếng mùa thu than khóc cho nỗi buồn đau của con người. Tất cả những âm thanh ấy gợi lên nỗi niềm đau thương khôn nguôn.

Câu 3

Video hướng dẫn giải

Câu 3 (trang 157 SGK Ngữ văn 10 tập 1)

Vẻ đẹp tâm hồn nhà thơ trong bài 5:

- Hình ảnh chú khỉ đơn độc trong bài thơ gợi lên hình ảnh người nông dân Nhật Bản, gợi hình ảnh những em bé nghèo đang co ro trong cơn lạnh.

=> Bài thơ thể hiện lòng từ bi với những sinh vật tội nghiệp và tình thương yêu sâu sắc của nhà thơ đối với những kiếp người nghèo khổ

Câu 4

Video hướng dẫn giải

Câu 4 (trang 157 SGK Ngữ văn 10 tập 1)

Mối tương giao giữa các sự vật hiện tượng trong vũ trụ được thể hiện trong bài 6,7:

- Bài số 6:

+  Hình ảnh hoa anh đào tượng trưng cho mùa xuân

+  Hoa anh đào rụng lả tả làm mặt hồ lăn tăn gợn sóng

=> Chính cảnh tượng đẹp đẽ này lại ẩn chứa một triết lí vô cùng sâu sắc: sự tương giao của mọi vật trong vũ trụ, mọi vật trong thế giới này đều tác động qua lại lẫn nhau, không có vật thể nào tồn tại độc lập. Triết lý thiền tông: đó là sự tương giao của sự vật hiện tượng trong vũ trụ

- Bài số 7

+ Tiếng ve để chỉ mùa hè

+ Những từ chỉ sự vắng lặng u trầm được nhà thơ sử dụng triệt để

+ Tác giả tinh tế đến mức có thể nghe được tiếng ve rền rĩ như thấm vào đá

=> Đó là chuyển đổi cảm giác đầy tình tế của nhà thơ

Câu 5

Video hướng dẫn giải

Câu 5 (trang 157 SGK Ngữ văn 10 tập 1)

Khát vọng sống, khát vọng được lãng du của Ba - sô trong bài 8:

- Bài thơ này Ba-sô viết ở Ô-sa-ka (năm 1694). Đây là bài thơ từ thế của ông. Trước đó, ông đã thấy mình yếu lắm rồi, như một cánh chim sắp sửa bay khuất vào chân trời vô tận. Thế nhưng trước cái chết, Ba-sô không hề bi lụy. Cả cuộc đời mình Ba- Sô đã lang thang, phiêu bạt khắp nơi. Vì thế ngay cả khi sắp từ giã cõi đời, ông vẫn còn lưu luyến lắm, vẫn còn muốn tiếp tục cuộc đi - đi bằng hồn mình. Bài thơ như là một bức thông điệp cho cái tâm nguyện ấy. Và đúng là đọc bài thơ, ta lại như thấy hồn Ba-Sô lang thang trên khắp những cánh đồng hoang vu.

Câu 6

Video hướng dẫn giải

Câu 6 (trang 157 SGK Ngữ văn 10 tập 1)

Qúy ngữ và cách thức thẩm mĩ về cái Vắng lặng, Đơn sơ, U huyền trong các bài 6,7,8:

 

Qúy ngữ

Cách thức thẩm mĩ

 

Bài 6

-         Cánh hoa đào

-          Hình ảnh này gợi lên mùa xuân. Cảm thức thẩm mĩ về cái đơn sơ của bài hai-cư này chính là những triết lí sâu sắc rút ra được từ bức tranh mùa xuân tươi đẹp kia.

 

 

Bài 7

-         Tiếng ve ngâm

-          Đó là âm thanh vang vọng nhất của mùa hè. Và cảm thức thẩm mĩ của bài thơ nằm chính trong sự u huyền, tịch mịch của không gian khi mà tiếng ve rền rĩ kia như từng giọt âm thanh thấm sâu vào từng kẽ đá.

 

 

Bài 8

-         Những cánh đồng hoang vu

-          Từ những cánh đồng hoang vu hiện lên trong giấc mơ khi tuổi già xế bóng, khi tiếng chim kêu đã như sắp lịm đi kia gợi lên một mùa thu hiu quạnh và cảm thức thẩm mĩ của bài hai-cư cũng ẩn sâu trong cái vắng lặng đó.

 

 HocTot.XYZ


Tham Gia Group Dành Cho 2K9 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close