Soạn Nỗi oán của người phòng khuê ngắn gọn nhấtSoạn Nỗi oán của người phòng khuê SGK Ngữ văn 10 tập 1 trang 161 ngắn gọn nhất, giúp tiết kiệm thời gian soạn bài. Video hướng dẫn giải Câu 1 Video hướng dẫn giải Câu 1 (trang 162 SGK Ngữ văn 10 tập 1) Nghệ thuật cấu tứ của bài thơ Khuê oán thể hiện qua quá trình chuyển biến tâm trạng của người khuê phụ: - Cấu tứ theo mạch cảm xúc của bài thơ – cảm xúc của người khuê phụ.
- Người khuê phụ có sự thay đổi nhận thức: Nhìn mình, khuê phụ thấy tuổi trẻ đang bị "trôi" đi. Còn nhìn về phía chinh phu thì mọi thứ mịt mù thăm thẳm.
- Hoàn cảnh ấy khiến người thiếu phụ sầu hận, xót thương.
Câu 2 Video hướng dẫn giải Câu 2 (trang 162 SGK Ngữ văn 10 tập 1) Khi thấy "màu dương liễu" nàng lại hối hận vì đã để chồng đi kiếm tước hầu là vì: - Màu dương liễu vừa gợi mùa xuân, tuổi trẻ vừa là hình ảnh ước lệ tượng trưng cho sự li biệt. Bởi vậy, nhìn thấy màu dương liễu, người thiếu phụ từ trạng thái thanh thản, vô tư đột nhiên hối hận đã để chồng đi kiếm tước phong hầu. Nàng hối hận bởi tước phong hầu có ý nghĩa gì khi nhan sắc và tuổi xuân của nàng trôi đi trong cô đơn lẻ bóng, danh lợi có ý nghĩa gì khi đôi lứa không được ở bên nhau. Và sau cùng, tước phong hầu không phải là hạnh phúc, hạnh phúc là được ở bên người mình yêu thương. Câu 3 Video hướng dẫn giải Câu 3 (trang 162 SGK Ngữ văn 10 tập 1) Khuê oán được coi là bài thơ tiêu biểu cho tinh thần phản đối chiến tranh phi nghĩa của con người thời Đường bởi: Tuy bài thơ không đề cập đến hai từ “chiến tranh” nhưng người đọc vẫn thấy được những hậu quả nặng nề do chiến tranh mang lại: - Phá vỡ hạnh phúc lứa đôi - Tuổi trẻ bị hủy hoại - Vợ mất chồng, mẹ mất con - Làm mất đi niềm vui, niềm lạc quan, yêu đời, niềm tin vào cuộc sống của bao người. => Từ cảm xúc tâm trạng, và sự oán thán của người chinh phụ là giá trị tố cáo chiến tranh phi nghĩa Bố cục Video hướng dẫn giải Bố cục: 2 phần - 2 câu đầu: Sự hồn nhiên, vô tư của cô gái - 2 câu cuối: Nỗi niềm của người chinh phụ ND chính Video hướng dẫn giải
HocTot.XYZ
|