Soạn bài Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ - Ngắn gọn nhấtSoạn Văn lớp 10 ngắn gọn tập 2 bài Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ - Đặng Trần Côn. Câu 1: - Trong những đêm cô đơn, buồn hổ, người thiếu phụ chỉ có ngọn đèn vô tri vô giác chia sẻ bao nỗi ưu tư.
Video hướng dẫn giải Câu 1 Video hướng dẫn giải Câu 1 (trang 88 SGK Ngữ văn 10 tập 2) - Hiên vắng (không gian mênh mông, vắng lặng) - Trong những đêm cô đơn, buồn hổ, người thiếu phụ chỉ có ngọn đèn vô tri vô giác chia sẻ bao nỗi ưu tư. Nhà thơ tả ngọn đèn leo lét nhưng chính là để tả không gian mênh mang và sự cô đơn trầm lặng của con người. - Tiếng gà là âm thanh duy nhất trong đêm nhưng nó ngay lập tức bị chìm đi trong cái cô tich của đêm. - Bóng cây hòe gợi ra thêm cảm giác hoang vắng và đáng sợ mà thôi. => Cảnh vật quạnh hiu bởi lòng người đang sầu đau tê tái vì nỗi nhớ mong và sự khát khao hạnh phúc đang tràn ngập trong lòng. Câu 2 Video hướng dẫn giải Câu 2 (trang 88 SGK Ngữ văn 10 tập 2) - Những dấu hiệu cho thấy nỗi cô đơn của người chinh phụ là những hành động lặp đi lặp lại, ngồi rủ rèm chờ đợi; thức cùng ngọn đèn leo lét trong đêm, hành động gượng gạo, chán chường. - Trong đoạn trích này, hình ảnh người chinh phụ từng bước thầm lặng ngoài hiên vắng, và đặc biệt là hình ảnh con người ấy một mình ngồi với ngọn đèn trong phòng riêng vắng lặng là những dấu hiệu cực tả nỗi cô đơn trong cảnh lẻ lo của người chinh phụ. - Từ ngữ trầm buồn : bi thiết, buồn rầu nói chẳng nên lời, đằng đẵng, mối sầu dằng dặc, hương gượng đốt, gương gượng soi, gượng gảy ngón đàn,… Cùng với câu hỏi tu từ : đèn biết chăng? Câu 3 Video hướng dẫn giải Câu 3 (trang 88 SGK Ngữ văn 10 tập 2) Người chinh phụ buồn đau thất vọng, vì: - Người chinh phụ càng khao khát đoàn tụ, khao khát cuộc sống vợ chồng bao nhiêu lại càng rơi vào tình cảnh tuyệt vọng bấy nhiêu. Đó là bi kịch khiến người chinh phụ đau khổ, bất hạnh. - Nguyên nhân sâu xa dẫn đến nỗi đau khổ của người chinh phụ chính là cuộc chiến tranh phi nghĩa. Câu 4 Video hướng dẫn giải Câu 4 (trang 88 SGK Ngữ văn 10 tập 2) - Trong đoạn trích, người chinh phụ hầu như không nói. Vì thế ngôn ngữ của nhân vật chủ yếu là ngôn ngữ nội tâm hoặc là thứ ngôn ngữ kiểu nửa trực tiếp. Dù không trực tiếp bộc lộ tâm trạng của mình qua lời nói nhưng thông qua cảnh vật và sự bối rối trong hành động. Câu 5 Video hướng dẫn giải Câu 5 (trang 88 SGK Ngữ văn 10 tập 2) - Với thể thơ song thất lục bát, tất cả tiếng lòng sầu thương ai oán của người chinh phụ đã được tấu lên với giọng cao thấp, bổng trầm mà khó có thể thơ nào có thể diễn tả được như thế. - Ngoài nhạc điệu vốn có của thể thơ song thất lục bát, giọng sầu thương bi thiết còn được tạo nên bởi cách sử dụng ngôn ngữ, hình ảnh có giá trị gợi tả nỗi buồn, tình cảnh lẻ loi; các từ láy cùng với biện pháp điệp từ ngữ, lối đối cũng góp một phần không nhỏ vào việc tạo nên giọng điệu sầu bi ấy. Luyện tập Câu hỏi (trang 88 SGK Ngữ văn 10 tập 2) Các biện pháp nghệ thuật được miêu tả trong đoạn thơ trên: - Tả ngoại cảnh biểu hiện nội tâm - Tả nội tâm qua ngoại hình - Tả nội tâm qua hành động, cử chỉ, điệu bộ HS cần vận dụng các biện pháp nghệ thuật trên một cách linh hoạt. Nếu là tả tâm trạng vui thì tất cả đều phải ngược lại với tả tâm trạng buồn: ngoại cảnh sẽ tươi sáng, sinh động, tràn ngập màu sắc và ánh sáng, ngoại hình cũng như mọi cử chỉ, hành động phải tràn đầy sức sống, nhanh nhẹn, hoạt bát... Bố cục Video hướng dẫn giải Bố cục: 2 phần - Phần 1 (16 câu đầu): Nỗi cô đơn của người chinh phụ - Phần 2 (còn lại): Nỗi thương nhớ chồng nơi xa ND chính Video hướng dẫn giải
HocTot.XYZ
|