Viết bài văn kể lại một trải nghiệm của em: Chiếc cặp sách, người bạn gần gũi của em lớp 61. Dàn ý chi tiết I. Mở bài: Giới thiệu chiếc cặp sách của em (Tại sao em có nó? Có nó vào thời gian nào?) II. Thân bài: - Kể bao quát: Hình dáng, kích thước, màu sắc
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Dàn ý chi tiết I. Mở bài: Giới thiệu chiếc cặp sách của em (Tại sao em có nó? Có nó vào thời gian nào?) II. Thân bài: - Kể bao quát: Hình dáng, kích thước, màu sắc - Kể chi tiết: Tả các bộ phận của chiếc cặp sách - Kể công dụng của chiếc cặp sách trong quá trình học tập của em - Hoạt động hoặc kỉ niệm của em với chiếc cặp sách đó. III. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em với chiếc cặp sách (Em hãy coi nó như là một người bạn của mình). Bài siêu ngắn Mẫu 1 Cách đây ba năm em nhận được một món quà từ nước ngoài gửi về. Đó là một chiếc cặp bác em tặng em nhân ngày khai giảng. Chiếc cặp này bề ngoài in hình chú gấu ngồi câu cá trông thật ngộ nghĩnh, Chiếc cặp có màu đỏ sẫm đẹp mất. Nổi bật trên nền đỏ là hai cái khóa bằng mạ kền sáng bóng, mở ra đóng vào nghe tanh tách thật hay. Chiếc cặp có một cái quai xách thật tiện lợi. Ngoài ra cặp còn có hai dây đeo, khi nào không thích đeo nữa em có thể xách. Nhờ vậy nó giúp em khống bị mỏi tay và vẹo xương sống. Nhưng chưa hết đâu cặp còn có ba ngăn. Ngăn thứ nhất em cất bảng, phấn, giẻ lau. Ngăn thứ hai em chứa hộp bút và những thứ đồ dùng học tập. Ngăn thứ ba to nhất em để sách vở. Mỗi khi đến trường em thường đeo cặp. Lúc này em có cảm tưởng mình như chú bộ đội đang trên đường đi đánh giặc. Em rất yêu quý chiếc cặp vì nó đã gắn bó với em trong suốt ba năm học liền. Em giữ gìn rất cẩn thận, mỗi khi đi học về em treo nó lên tường để dùng được lâu bền.. Bài siêu ngắn Mẫu 2 Kỉ niệm về những giờ phút đầu có chiếc cặp in đậm mãi trong tôi. Đó là ngày tựu trường năm học mới. Chiếc cặp mà mẹ gửi bằng đường bưu điện từ cô đô Huế về cho tôi đúng vào dịp khai trường. Chao ôi! Một chiếc cặp mà tôi hằng mong ước bấy lâu nay. Đó là một chiếc cặp giả da, màu đen huyền, to hơn sổ ghi điểm của cô giáo. Nó vữa có quai đeo vừa cổ quai xách rất tiện lợi. Mặt cặp không trơn bóng như bao chiếc cặp bằng ni lông tổng hợp mà có vẻ nham nham như vảy rồng vảy cá. Trông từ xa, mặt cặp nổi lên những đường vân đều đặn như một mái chùa lợp ngói cổ kính. Phía trước mặt cặp là một ngăn làm bằng tấm mica trong suốt có lồng một bức tranh lụa in hình chiếc cầu Tràng Tiền bắc qua sông Hương. Trên cầu, vài cô nữ sinh áo dài trắng với chiếc nón bài thơ che nghiêng đang lững thững qua cầu. Xung quanh cặp được viền bằng một đường chỉ khâu màu hồng nhạt rất đẹp. Giữa hai mặt cặp là một đường dây kéo nối hai mặt cặp lại với nhau. Phía trong có hai ngăn được lót bằng thứ vải lụa mồng màu mận chín. Ngăn lớn tôi đựng sách giáo khoa và vở học trong ngày. Ngăn còn lại đựng đồ dùng học tập. Tất cả đều được xếp gọn gàng, ngăn nắp. Vậy là ngay từ đầu năm học lớp Bốn, tồi đã có một chiếc cặp sách mới như của Hà của Thủy rồi. Chiếc cặp mới sẽ cùng tôi đến lớp vui niềm vui của ngày hội khai trường. Tôi thầm cảm ơn mẹ tôi đã chăm lo chu đáo việc học cho tối từ cái nhỏ đến cái lớn. Tôi sẽ Cố gắng học giỏi như mẹ thường mong ước. Bài siêu ngắn Mẫu 3 Kỉ niệm về chiếc cặp mà em đựng sách vở đi học luôn mãi mãi ở trong tâm trí em. Đã một năm trôi qua rồi, thế mà mỗi lần nghĩ đến em vẫn còn cảm thấy nôn nao, bồn chồn đến lạ. Hồi ấy, em đang còn sử dụng chiếc cặp của chị Hai lúc, chị học ở tiểu học. Chiếc cặp vẫn còn sử dụng tốt, chỉ nứt một số đường may ở trong các ngăn cặp và miệng cặp. Sách vở và đồ dùng học tập thường bỏ lẫn với nhau vì chỉ còn lại có một ngăn. Nhưng không phải vì thế mà em buồn. Trái lại em rất quý và rất yêu chiếc cặp vì nó là vật kỉ niệm của chị em. Chị Hai bây giờ là sinh viên năm thứ nhất khoa Quản trị Kinh doanh rồi. Em muốn nâng niu vật kỉ niệm ấy bên mình như thầm hứa với chị Hai sẽ noi theo gương chị. Do vậy mà em không đòi hỏi bố phải mua cặp mới cho em. Nhưng rồi vào một buổi học cuối học kỳ II năm lớp Ba, tan học, mưa tầm tã, sách vở và đồ dùng học tập ngày hôm ấy lại khá nặng. Tất cả đều dồn vào cặp. Nước mưa thấm vào làm đường chỉ khâu dưới đáy cặp bị bung ra. Và thế là bao nhiêu sách vở, đồ dùng học tập rơi xuống mặt đường. Em nhặt sách vở và đồ dùng học tập lên gói chung vào tấm ni lông tất tả chạy về nhà. Thấy em ôm chồng sách vở trên tay, vai đeo chiếc cặp không, bố hỏi: "Sao con không bỏ vào cặp?". Em vừa cởi quai đeo vừa nói với bố: "Cặp hỏng rồi bố ạ!". Bố nhìn em, nhìn chiếc cặp đã thủng đáy, rồi quay sang âu yếm nói: "Đừng buồn nghe con! Bố bận công chuyện quá không để ý đến chiếc cặp của con. Mẹ con lại đi học xa, chắc cũng không biết chuyện này, thông cảm cho bố mẹ. Chiều nay, bố đưa con ra chợ nhà lồng thị xã, mua chiếc khác". Thế là em đành phải từ biệt chiếc cặp, để nó lên giá sách như lưu giữ lại một vật kỉ niệm của chị mình. Chiếc cặp mà em có trong tay bây giờ là một chiếc cặp tuyệt đẹp! Có lẽ nó đẹp thuộc loại nhất, nhì trong lớp, bởi nó vừa mới lại vừa tốt, kiểu cặp trông rất xinh và rất tiện lợi. Chất liệu chiếc cặp được may bằng vải ni lông tông hợp màu xanh lá cây. Chiều dài độ ba mươi lăm xen-ti-mét, chiều rộng chừng hai mươi lăm xen-ti-mét. Phía trên có quai xách. Đằng sau có hai quai đeo làm bằng chỉ dù to bản, vừa chắc lại vừa êm vai. Phía trước cặp có hai khóa móc láng bóng được mạ kền. Chỉ cần bấm nhẹ vào hai cái nút nhô lên như hai đầu đũa, móc bật ra là em có thể mở cặp một cách nhanh chóng, thuận tiện. Phía trong nắp cặp là một đường dây kéo tạo thành một cánh cửa đóng kín ba ngăn cặp. Nắp cặp được làm bằng một miếng mê ca mỏng và được trang trí bằng một tấm hình chụp vị thuyền trưởng Sinbad trong bộ phim "Cuộc phiêu lưu của Sinbad" làm tăng thêm vẻ đẹp của chiếc cặp. Chiếc cặp được cấu tạo ba ngăn. Ngăn giữa rộng hơn, em dùng để toàn bộ sách vở trong buổi học. Còn hai ngăn kia dùng để đồ dùng học tập và tấm vải mưa. Thật là tiện lợi. Đã gần một năm rồi mà chiếc cặp vẫn còn y như mới mua tuần trước. Đi học về, bao giờ em cũng dùng một miếng vải mỏng lau sạch bụi bặm hoặc nước mưa rồi mới để vào góc học tập của mình. Chiếc cặp đã trở thành người bạn thân thiết của em từ dạo đó. Và bây giờ, ngày ngày cặp lại cùng em tung tăng đến trường, rồi lại cùng em trở về nhà trong niềm vui vì những điểm mười mà em đạt được. Bài tham khảo Mẫu 1 Ai cũng biết chiếc cặp sách là người bạn thân thiết của học sinh. Bao nhiêu năm cắp sạch đến trường là bấy nhiêu thời gian chúng ta gắn bó với bảng đen, phấn trắng và gắn bó với chiếc cặp bên mình. Với riêng tôi, chiếc cặp không đơn thuần là vật để đựng sách vở mà còn là nơi chứa cả một miền kí ức. Tuổi thơ tôi với những cay, đắng, ngọt, bùi ẩn vào bên trong chiếc cặp ấy. Năm đó tôi lên lớp 5, cũng là khoảng thời gian gia đình tôi khó khăn. Ba mẹ tôi làm ăn xa, tôi được gửi về quê sống cùng bà ngoại để bà tiện chăm sóc. Mẹ tôi sắm sửa cho tôi đầy đủ dụng cụ học tập, trong đó chiếc cặp là món quà tôi thích nhất. Tôi nhớ mãi cái màu cặp hồng hồng xin xinh vuông vắn rất vừa người. Tôi nhớ như in từng ngăn kéo của chiếc cặp, cặp có 3 ngăn, ngăn nào cũng rộng rãi và được may chắc chắn. Chiếc cặp được may bằng một loại vải cứng và khá dày bao quanh chiếc khung nhựa. Tôi say mê ngắm từng chi tiết trong bức ảnh nàng công chúa được thêu trước cặp rồi tưởng tượng mình chính là cô công chúa xinh đẹp ấy. Không chỉ đẹp chiếc của tôi còn rất hiện đại. Tôi có thể thích thú mang cặp trên lưng như chiếc ba lô cũng có thể kéo cặp bằng bốn bánh xe phía dưới nếu tập sách quá nhiều. Những lúc rảnh rỗi tôi biến chiếc cặp của mình thành giỏ xe chở hàng trong siêu thị. Tôi bày rất nhiều đồ chơi và bỏ chúng vào cặp kéo khắp nhà. Mọi chuyện sẽ tươi đẹp biết mấy nếu không có vụ cháy lần ấy. Do bất cẩn tôi làm rơi hòn than cháy ra ngoài nhà bếp. Hôm ấy tôi và bà đi chợ, căn bếp bằng gỗ của bà tôi bốc cháy và lan ra cả phòng ngủ của tôi. Khi mọi người phát hiện gọi bà tôi về gấp thì lửa đã rất lớn. Hàng xóm giúp bà dập lửa, tôi thấy gương mặt bà bơ phờ, mệt mỏi. Tôi chợt nhớ ra cặp sách của mình vẫn còn bên trong, ôi chiếc cặp thân yêu của tôi, chẳng lẽ tôi phải mất đi nó sao. Tôi hét lên “cặp của con” kèm theo tiếng nấc. Bà chạy vào bên trong bất chấp lửa đang cháy lớn. Tôi hoảng sợ gọi bà, mọi người ai cũng lo lắng cho đến khi bà chạy ra mang theo chiếc cặp cùng mớ quần áo của tôi. Tôi nhìn bà lấm lem tro bụi tôi thấy thương bà vô hạn và ân hận vì mình mà suýt nữa bà gặp nguy hiểm. Tôi khóc và ôm chiếc cặp vào lòng, bà ôm tôi vỗ về. Sau trận cháy đó, bà cháu tôi sang bên dì tôi ở tạm. Cha mẹ và cậu dì gom góp tiền xây cho bà cháu tôi ngôi nhà mới. Mọi của cải trong nhà đều theo ngọn lửa đi mất chỉ còn lại chiếc cặp cháy xém một góc của tôi và tình bà cháu đong đầy. Tôi thương cái dáng cặm cụi của bà khâu sửa lại cho tôi chiếc cặp. Bà tìm một mảnh vải khác vá vào chỗ cháy, bà thêu thêm ít hoa và bướm lên chỗ khâu cho đẹp. Nếu như không có trận cháy kia thì chiếc cặp của tôi vẫn chỉ là một chiếc cặp bình thường. Chiếc cặp của tôi không phải chỉ để đựng sách vở mà còn mang cả sự hi sinh, tấm lòng của người bà dành cho cháu. Ôi những chiếc cặp trên khắp mọi miền quê hương, những chiếc cặp cùng bao lớp học trò đến trường. Cặp có vui không khi lắc lư trên đôi vai cô gái nhỏ, cặp có thích không khi nũng nịu trên đôi tay của anh chàng chăm học và có buồn không trong những ngày hè? Mặc dù không nói gì nhưng tôi biết chắc chiếc cặp cũng mang nhiều tâm sự. Đó là nỗi lòng của một đứa học trò nghèo không đủ sách mang đi hay niềm vui của những điểm 10 đỏ thắm. Chúng tôi gửi bao kỉ niệm vui buồn vào túi cặp hãy giữ giùm tôi nhé, đừng lãng quên ngày tháng mơ mộng học trò. Đã 2 năm trôi qua,mẹ tôi đã mua cho tôi thêm nhiều cặp mới nhưng chiếc cặp kỉ niệm ấy tôi vẫn giữ bên mình. Đối với tôi, nếu có một chiếc cặp nào đẹp nhất trên đời thì đó là chiếc cặp ngày nào, chiếc cặp bà đã gửi vào đấy bao nhiêu tình thương cháu trong từng đường kim, mũi chỉ. Chiếc cặp đã đi theo tôi qua những nụ cười và nước mắt. Tôi thầm hứa sẽ giữ gìn nó, trân trọng nó như trân trọng tình cảm người bà. Bài tham khảo Mẫu 2 Năm nay, tôi cần mang nhiều sách vở mà chiếc cặp tôi dùng đã bé nên bố mẹ mua tặng tôi một chiếc cặp sách mới to hơn. Nhưng dù gì tôi vẫn thích chiếc cặp cũ. Sao thế nhỉ? Khi bố mẹ mang cặp sách mới về, tôi thích lắm. Tôi mang cặp mới vào phòng riêng, ngắm nghía. Chiếc cặp này to đùng, được may bằng vải dù, chắc chắn từ trong ra ngoài. Với những đường may khéo léo, chiếc cặp có thể dùng rất bền. Cặp có nhiều ngăn: ngăn để sách, ngăn để vở, ngăn để đồ dùng học tập, ngăn đựng nước. Cặp được trang trí đơn giản nhưng rất thể thao, mạnh mẽ. Những chiếc khóa mạ vàng nhỏ kia sẽ giúp cặp giữ sách vở cẩn thận. Cặp mới này thật tiện lợi. Tôi thích cặp lắm! Tôi cứ ôm chiếc cặp mới, không cho đứa em nào đụng tới. Tôi cứ tấm tắc khen cặp đẹp và sao bố mẹ tâm lí thế, chọn cặp đúng sở thích của tôi. Tôi chuẩn bị sách vở từ chiếc cặp cũ chuyển sang cặp mới. Tôi lên gác xép lấy chiếc cặp cũ chuẩn bị sách vở. Ôi, chiếc cặp cũ dầy bụi. Khi chuyển sách sang cặp mới, tôi nhớ lại những kỉ niệm của tôi và cặp cũ. Tôi nhớ cách đây ba năm, khi tôi vừa tròn mười một tuổi và tôi cũng đạt được danh hiệu học sinh giỏi thì bố đi công tác về. Bố tặng cho tôi một chiếc cặp. Cái cặp có hình nhân vật hoạt hình ngộ nghĩnh Đi-xnây ỗ nắp cặp và những ngăn cũng khá rộng đủ để số sách của tôi. Lúc ấy, tôi nhìn chiếc cặp cũ đó và thấy nó rất đẹp, rất tốt và vẫn có thể sử dụng. Nó vẫn chưa rách, hỏng và đặc biệt nó còn được mua tại Mĩ nữa. Ngày trước, tôi đã rất thích chiếc cặp này. Tôi thường coi nó là người bạn đồng hành khá thân thiết trên chặng đường đi học. Nó giúp tôi mang sách vở đến trường, nó chia vui sẻ buồn với tôi. Tôi thấy mình thật quá đáng nếu vứt bỏ chiếc cặp kỉ niệm một cách đáng thương như vậy. Nếu bỏ chiếc cặp đi thì không chỉ thật phí mà còn có mới nói củ, điều bà vẫn bảo tôi đừng bao giờ như thế. Tôi nghĩ mãi, cuối cùng quyết định: chiếc cặp mới tôi dùng để dựng sách vở tại trường vì nó có thể chứa được nhiều sách còn chiếc cặp cũ tôi lau sạch sẽ và dùng cặp này đi học thêm. Như vậy, tôi và “bạn đồng hành” sẽ vẫn là bạn tốt, chiếc cặp cũ vẫn sẽ cùng tôi tới trường. Chiếc cặp sách cũ của tôi là một người bạn tốt thuở học trò. Ôi, có những thứ dù đã cũ kĩ mà trong lòng ta, nó vẫn mãi mới. Sao thế nhỉ?
|