Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Trường hoa (Tago) lớp 61. Dàn ý chi tiết a. Mở đoạn: - Giới thiệu tác giả, tác phẩm và nêu cảm xúc của em về bài thơ "Trường hoa". b. Thân đoạn:
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Dàn ý chi tiết a. Mở đoạn: Bài siêu ngắn Mẫu 1 "Trường Hoa" của Ta-go là một bài thơ hay và giàu ý nghĩa. Nhân vật trong tác phẩm đã bày tỏ tình cảm yêu thương với mẹ qua câu chuyện của những bông hoa. Với biện pháp tu từ nhân hóa, nhà thơ đã giúp người đọc tưởng tượng những bông hoa như những đứa trẻ, cánh đồng hoa là trường học của các em. Cánh hoa nhiều màu sắc bay lên không trung như các em nhỏ mong muốn trở về nhà với mẹ sau một ngày học tập ở trường "Và lũ hoa con nít trong những bộ áo đỏ, trắng và hồng chạy ra ào ào". Bằng nghệ thuật kể chuyện độc đáo, cách miêu tả phong phú, cách triển khai bài thơ bằng câu chuyện, những em bé "hoa" được hiện lên một cách đáng yêu, hồn nhiên và vui tươi. Qua đó, thể hiện cái nhìn trìu mến của nhà thơ với trẻ em. Bài thơ đã để lại trong em những suy nghĩ sâu sắc. Bên cạnh đó, ta có thể nhận thấy được tài năng của tác giả qua nghệ thuật kể chuyện, các chi tiết miêu tả và cách triển khai bài thơ bằng câu chuyện. Bài siêu ngắn Mẫu 2 Bài thơ "Trường hoa" của Ta-go đã để lại trong em những rung động sâu sắc. Em bé trong bài đang kể với mẹ câu chuyện tưởng tượng về ngôi trường của các loài hoa. Em bé nghĩ rằng các loài hoa cũng đi học ở ngôi trường bên dưới mặt đất "Mẹ ơi, con nghĩ hoa cũng đi học ở những ngôi trường bên dưới mặt đất kia". Khi tan học, những bông hoa bay lên không trung như mấy em nhỏ hăm hở về nhà với mẹ. Chúng bay vội vã vì nghĩ rằng có mẹ đang chờ ở nhà, chúng muốn được sà vào vòng tay của mẹ. Biện pháp nhân hóa được tác giả sử dụng khiến chúng ta hình dung những cánh hoa như những đứa trẻ. Bằng nghệ thuật kể chuyện độc đáo, cách miêu tả phong phú, cách triển khai bài thơ bằng câu chuyện, nhà thơ đã thể hiện cái nhìn yêu thương với trẻ em. Đối với tác giả, trẻ em hồn nhiên, đáng yêu, vui tươi và luôn mong đợi sự yêu thương. Bài thơ đã đem đến cho em những cảm nhận sâu sắc về vai trò của tình cảm gia đình đối với trẻ em. Không chỉ vậy, qua nghệ thuật kể chuyện, những chi tiết miêu tả và cách triển khai bài thơ bằng câu chuyện ta thấy được sự tài năng và cảm nhận tinh tế của nhà thơ. Bài tham khảo Mẫu 1 Bài thơ "Trường hoa" của Ta-go đã cho chúng ta cảm nhận được tình yêu thương của tác giả đối với trẻ thơ. Qua câu chuyện về những bông hoa, em bé trong bài đã bày tỏ tình cảm của mình đối với mẹ. Em bé cho rằng những bông hoa cũng có trường học bên dưới lòng đất, mỗi khi tan học, các bạn "hoa" hăm hở về nhà để lao vào vòng tay mẹ. Biện pháp nhân hóa được nhà thơ sử dụng giúp chúng ta tưởng tượng cánh đồng hoa chính là trường học, những cánh hoa là những em nhỏ đang học tập trong ngôi trường đó. Với nghệ thuật kể chuyện độc đáo, cách miêu tả phong phú, cách triển khai bài thơ bằng câu chuyện, nhà thơ đã thể hiện thái độ trân trọng, nâng niu với trẻ em. Nhà thơ thấu hiểu và khắc họa trong thơ của mình một thế giới trẻ thơ hồn nhiên, trong sáng. Qua cái nhìn yêu thương của nhà thơ, trẻ em đã thể hiện lên với sự ngây ngô, thông minh và sáng tạo. Ta cũng cảm phục trước tài năng của tác giả qua nghệ thuật kể chuyện, các chi tiết miêu tả và cách triển khai bài thơ bằng câu chuyện. Bài tham khảo Mẫu 2 Ngay khi đọc nhan đề bài thơ “Trường hoa”, Ta-go đã mở ra cho chúng ta những liên tưởng thú vị. Đó là một trường học có nhiều hoa rất đẹp; ngôi trường của các loài hoa; ngôi trường đẹp như hoa hay cũng có thể hiểu là ngôi trường của các em bé đẹp như hoa vậy. Trong bài thơ, em bé đang nói chuyện với mẹ và kể cho mẹ một câu chuyện tưởng tượng thú vị về các loài hoa. Đó là một ngôi trường hoa trong lòng đất. Ở đó, hoa cũng đi học. Mùa mưa là mùa nghỉ hè, các loài hoa đột nhiên ùa ra sân chơi, ấy là mặt đất. Các loài hoa mặc áo rực rỡ đủ sắc màu, nhảy múa, chơi đùa vui vẻ như các em học sinh. Buổi chiều hoa tàn, các cánh hoa theo gió bay lên không trung nên em bé tưởng tượng rằng, hoa cũng như em, tan học, hoa vội về nhà của hoa ở trên trời. Chúng đi rất vội vã vì biết rằng có vòng tay mẹ đang mở rộng chờ đón ở nhà. Em bé trong bài thơ mượn câu chuyện của hoa để nói lên tình yêu đối với mẹ của các em bé nói chung và của em nói riêng. Trong những dòng thơ kể về hoa, nhà thơ đã dùng biện pháp tu từ nhân hóa khiến người đọc liên tưởng những bông hoa với các em bé, cánh đồng hoa với trường học của các em bé. Giữa các em bé và những bông hoa có nhiều điểm tương đồng nên không phải ngẫu nhiên mà người ta gọi tuổi thơ là “tuổi hoa”, “hoa niên”,… Trẻ em tươi đẹp, rực rỡ, sinh động như hoa. Hoa rung rinh trong gió như các em vui say ca múa. Hoa xuất hiện trên mặt đất theo mùa như các em được nghỉ ngơi, vui chơi theo kì (nghỉ hè). Những cánh hoa tàn theo gió bay lên không trung như các em bé hăm hở về nhà với mẹ sau một ngày đi học ở trường. Nghệ thuật nhân hóa nhấn mạnh vẻ đáng yêu và dễ thương của cả hoa và các em bé. Với bài thơ “Trường hoa” có thể thấy nhà thơ Ta-go rất yêu trẻ thơ, ông nâng niu, trân trọng những gì đẹp đẽ trong các em với một tấm lòng bao dung, độ lượng và cái nhìn thiết tha trìu mến. Qua cái nhìn ấy, trẻ em hiện lên với tất cả sự ngây thơ, trong sáng, giàu tình cảm, thông minh và sáng tạo, như là những thiên sứ mang thông điệp yêu thương đến với mặt đất này. Bài tham khảo Mẫu 3 Bài thơ "Trường hoa" của Ta-go đã để lại trong em những ấn tượng sâu sắc. Từ câu chuyện về bông hoa, em bé đã bày tỏ tình cảm với mẹ của mình. Em cho rằng các loài hoa cũng có trường học bên dưới mặt đất: "Mẹ ơi, con nghĩ hoa cũng đi học ở những ngôi trường bên dưới mặt đất kia". Khi tan học, những cánh hoa nhiều màu sắc bay lên như các em nhỏ háo hức được về nhà với mẹ. Với bút pháp nhân hóa, người đọc tưởng tưởng các em cũng như các bông hoa, và vườn hoa chính là trường học. Đối với tác giả, trẻ em hồn nhiên, trong sáng, vui tươi và luôn xứng đáng được yêu thương. Từ đó, em nhận thức sâu sắc được tầm quan trọng của tình cảm gia đình đối với trẻ nhỏ, thôi thúc trong mình tình yêu thương với các em nhỏ. Đồng thời cũng thấy được tài năng qua nghệ thuật kể chuyện, nghệ thuật miêu tả và tấm lòng cao cả của nhà thơ.
|