Câu đồng tình với so/too, either/ neitherCác từ "so", "too", "either", "neither" được sử dụng trong những câu khẳng định/phủ định mang ý đồng tình. GÓP Ý HAY - NHẬN NGAY QUÀ CHẤT Gửi góp ý cho HocTot.XYZ và nhận về những phần quà hấp dẫn 1. Phân biệt “too" và “so" Khi người thứ nhất nói một điều khẳng định và người thứ hai nói giống như vậy, có thể dùng hai từ này. 1.1. Cấu trúc câu sử dụng “too”: - S + trợ động từ/động từ khuyết thiếu/to-be, too. - “too” đứng ở cuối câu hoặc mệnh đề và được ngăn cách bởi dấu phẩy (,). Ví dụ: A: I enjoyed going to Blackpink’s concer. (Tôi thích di xem biểu diễn của Blackpink.) B: I did, too. (Tôi cũng vậy.) 1.2. Cấu trúc câu sử dụng “so" - So + trợ động từ/động từ khuyết thiếu/to-be + S. - “So” đứng ở đầu câu hoặc mệnh đề. - Đảo trợ động từ/tobe/modal verb lên trước chủ ngữ. Trợ động từ cũng được chia theo chủ ngữ và thì thích hợp. Ví dụ: A: I enjoyed going to Blackpink’s concert. B: So did I. 2. Phân biệt “either" và “neither" Khi người thứ nhất nói một điều phủ định và người thứ hai nói giống như vậy, có thể dùng hai từ này. 2.1. Cấu trúc sử dụng “either" - S + trợ động từ/động từ khuyết thiếu/to-be + not, either. - Trường hợp sử dụng động từ thường, cần phải mượn trợ động từ và chia thì động từ thích hợp theo chủ ngữ S. - “either” đứng ở cuối câu hoặc mệnh đề và được ngăn cách bởi dấu phẩy (,). Ví dụ: A: I’ m not good. (Tôi không giỏi.) B: I’ m not good, either / I'm not, either. (Tôi cũng không.) 2.2. Cấu trúc sử dụng “neither” - Neither + trợ động từ/động từ khuyết thiếu/to-be + Subject. - Chú ý: Sau “Neither” không có “not”, “neither” = “not” + “either”, đã có “neither” thì không cần “not” nữa. Ví dụ A: I don’t play football. (Tôi không chơi đá bóng.) B: Neither do I. (Tôi cũng không.)
>> Học trực tuyến lớp 8 trên Tuyensinh247.com. Đầy đủ khoá học các bộ sách: Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều. Cam kết giúp học sinh lớp 8 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả. PH/HS tham khảo chi tiết khoá học tại: Link
|