Giải bài 2 trang 68 sách bài tập toán 11 - Chân trời sáng tạo tập 2Cho hình chóp tam giác đều S.ABC có cạnh đáy bằng 3a, cạnh bên bằng 2a. Gọi G là trọng tâm của tam giác ABC, M là trung điểm của SC. Tổng hợp đề thi học kì 2 lớp 11 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh Đề bài Cho hình chóp tam giác đều S.ABC có cạnh đáy bằng 3a, cạnh bên bằng 2a. Gọi G là trọng tâm của tam giác ABC, M là trung điểm của SC. a) Tính khoảng cách từ S đến mặt phẳng (ABC). b) Tính khoảng cách từ M đến mặt phẳng (SAG). Phương pháp giải - Xem chi tiết Sử dụng kiến thức về khoảng cách từ điểm đến mặt phẳng để tính: Nếu H là hình chiếu vuông góc của điểm M trên mặt phẳng (P) thì độ dài đoạn thẳng MH được gọi là khoảng cách từ điểm M đến (P), kí hiệu d(M; (P)). Lời giải chi tiết a) Vì S.ABC là hình chóp tam giác đều, G là trọng tâm của tam giác ABC nên SG⊥(ABC). Do đó, d(S;(ABC))=SG Vì tam giác ABC đều nên ^ABC=600. Gọi I là giao điểm của AG và BC. Khi đó, AG=23AI Tam giác ABC đều nên AI là đường trung tuyến đồng thời là đường cao. Do đó, tam giác ABI vuông tại I. Suy ra: AI=AB.sin^ABC=3a√32⇒AG=a√3 Vì SG⊥(ABC),AG⊂(ABC)⇒SG⊥AG Áp dụng định lí Pythagore vào tam giác ASG vuông tại G có: SG=√SA2−AG2=√(2a)2−(a√3)2=a b) Vì SC∩(SAG)=S ⇒d(M,(SAG))d(C,(SAG))=MSCS=12 ⇒d(M,(SAG))=12d(C,(SAG)) Vì CB⊥AI,CB⊥SG⇒CB⊥(SAG). Mà CB∩(SAG)=I Do đó, d(C,(SAG))=CI=12BC=3a2. Vậy d(M,(SAG))=3a4
>> 2K8 Chú ý! Lộ Trình Sun 2026 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi 26+TN THPT, 90+ ĐGNL HN, 900+ ĐGNL HCM; 70+ ĐGTD - Click xem ngay) tại Tuyensinh247.com.Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi.
|