Soạn bài Hướng dẫn tự học trang 134 SGK Ngữ văn 12 tập 1 Cánh diều

Tìm đọc từ sách, báo, Internet,... một số bài văn tế, văn điểu khác của Nguyễn Đình Chiểu: Tế lục tỉnh sĩ dân văn, Văn tế Trương Định, Điếu Phan Văn Tòng,... để thấy được giá trị của bộ phận văn tế trong sự nghiệp văn học Nguyễn Đình Chiểu

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Trả lời Câu hỏi 1 trang 134 SGK Văn 12 Cánh diều

Tìm đọc từ sách, báo, Internet,... một số bài văn tế, văn điểu khác của Nguyễn Đình Chiểu: Tế lục tỉnh sĩ dân văn, Văn tế Trương Định, Điếu Phan Văn Tòng,... để thấy được giá trị của bộ phận văn tế trong sự nghiệp văn học Nguyễn Đình Chiểu

Phương pháp giải:

Tìm đọc trên sách, báo, Internet,...

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Giá trị của bộ phận văn tế trong sự nghiệp văn học Nguyễn Đình Chiểu:

- Giới thiệu về nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu

- Thể loại văn tế: là loại văn gắn với phong tục tang lễ, đọc khi cúng tế người chết, âm điệu thường bi thương, lâm ly, thống thiết, nhằm bày tỏ lòng tiếc thương đối với người mất. Văn tế thường có nội dung cơ bản, gồm 4 đoạn với các tên gọi: lung khởi, thích thực, ai vãn và kết để kể lại cuộc đời công đức phẩm hạnh của người đã mất và bày tỏ tấm lòng xót thương sâu sắc.

- Giá trị của bộ phận văn tế:

+ Góp phần ca ngợi tinh thần yêu nước, tinh thần chính nghĩa, hy sinh vì nhân dân trong giai đoạn kháng chiến chống giặc ngoại xâm

+ Thể hiện tinh thần nhân đạo dành cho các tướng sĩ hi sinh

Xem thêm
Cách 2

Bộ phận văn tế đóng góp nhiều giá trị trong sự nghiệp văn học của Nguyễn Đình Chiểu. Khi Pháp xâm lược, do bệnh tật, Nguyễn Đình Chiểu không thể trực tiếp cần vũ khí để đánh giặc nhưng với tấm lòng yêu nước, thương dân tha thiết và tài năng vượt trội, ông đã cầm bút viết lên những dòng văn chan chứa tình yêu nước, thể hiện nỗi xót thương cho người đã mất và nỗi đau trước cảnh nước mất nhà tan. Những tình cảm, cảm xúc đó được bộc lộ rất rõ thông qua những bài văn tế của ông. Bên cạnh đó, thông qua bộ phận văn tế, đã thể hiện tài năng văn chương độc đáo của ông, mỗi vần thơ của ông là một sự ghi nhận, đánh giá rất công bằng, rõ ràng về công và tội. Có thể xem những bài văn tế của Nguyễn Đình Chiểu chính là điển hình, mẫu mực, tiêu biểu cho thể loại văn tế.

Xem thêm
Cách 2

Câu 2

Trả lời Câu hỏi 2 trang 134 SGK Văn 12 Cánh diều

Tìm đọc thêm các bài thơ trữ tình hiện đại khác

Phương pháp giải:

Tìm đọc trên sách, báo, Internet,...

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Một số bài thơ trữ tình hiện đại: Sóng (Xuân Quỳnh), Hồn xuân (Huy Cận), Vội vàng (Xuân Diệu), ...

Xem thêm
Cách 2

Một số bài thơ trữ tình hiện đại : Sóng (Xuân Quỳnh), Giục giã (Xuân Diệu); Gái quê (Hàn Mặc Tử); Vội vàng (Xuân Diệu) ; Đây thôn Vĩ Dạ (Hàn Mặc Tử);..

Xem thêm
Cách 2

Câu 3

Trả lời Câu hỏi 3 trang 134 SGK Văn 12 Cánh diều

Tập viết và trình bày những so sánh, đánh giá của em về các văn bản thơ

Phương pháp giải:

Tìm đọc trên sách, báo, Internet,...

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Có những tác phẩm đọc xong, gấp sách lại là ta quên ngay, cho đến lúc xem lại ta mới chợt nhớ là mình đã đọc rồi. Nhưng cũng có những cuốn sách như dòng sông chảy qua tâm hồn ta để lại những ấn tượng chạm khắc trong tâm khảm. “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” của Nguyễn Đình Chiểu và “Tây Tiến” của Quang Dũng là hai tác phẩm như thế! Trong hai tác phẩm đều có điểm giống và khác nhau về mặt nội dung và nghệ thuật.

Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc được Nguyễn Đình Chiểu viết theo yêu cầu của tuần phủ Gia Định để tưởng nhớ công ơn của những người nông dân đã anh dũng đứng lên chống giặc. Năm 1858, giặc Pháp đánh vào Đà Nẵng, nhân dân Nam Bộ đứng lên chống giặc. Đêm 14/12 năm 1861, nghĩa quân đã tấn công đồn giặc ở Cần Giuộc trên đất Gia Định, gây tổn thất cho giặc, nhưng cuối cùng lại thất bại.Bài văn tế như bức tượng đài bằng ngôn từ, khắc họa hình tượng những người nghĩa sĩ nông dân hào hùng mà bi tráng, tượng trưng cho tinh thần yêu nước, căm thù giặc ngoại xâm của cha ông ta.

Tác phẩm Tây Tiến được viết cuối năm 1948, ở Phù Lưu Chanh (Hà Tây), khi Quang Dũng đã chuyển sang đơn vị khác và nhớ về đơn vị cũ. Binh đoàn Tây Tiến: được thành lập vào năm 1947 với thành phần là phần đông là thanh niên Hà Nội, học sinh, sinh viên. Nhiệm vụ bảo vệ biên giới Việt- Lào và đánh tiêu hao lực lượng quân Pháp. Địa bàn hoạt động khá rộng lớn: Sơn La, Lai Châu, Hòa Bình, miền tây Thanh Hóa ( Việt Nam), Sầm Nưa (Lào)

Nội dung của bài Văn tế Nghĩa sĩ Cần Giuộc (Nguyễn Đình Chiểu) có sự giống nhau với tác phẩm Tây Tiến (Quang Dũng) ở những điểm sau: Trước hết, chủ đề của hai văn bản đều thể hiện tình yêu quê hương, đất nước vô cùng sâu sắc trong thời kì giữ vững, bảo vệ nền độc lập của dân tộc trước giặc ngoại xâm. Tiếp đó, hai tác phẩm đều vô cùng thành công khi xây đựng, khắc họa vẻ đẹp gan dạ, dũng cảm, sẵn sàng chiến đấu, hi sinh vì độc lập dân tộc của nhân dân Việt Nam trong kì kháng chiến. Hình tượng những người chiến sĩ, nghĩa sĩ trong Tây Tiến và Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc phải trải qua những khó khăn trong cuộc chiến đấu: Các nghĩa sĩ Cần Giuộc phải vào trận với các thứ vũ khí thô sơ, thiếu thốn, chỉ là những vật dụng sinh hoạt và lao động hàng ngày: “Ngoài cật có một manh áo vải”/ “Trong tay cầm một ngọn tầm vông”...;người lính Tây Tiến cũng phải chiến đấu trong điều kiện núi rừng hoang sơ, khắc nghiệt, những cơn sốt rét hoành hành. ,

Vì thế, mỗi tác phẩm đều là nguồn cảm hứng cho chủ nghĩa dân tộc và có ý nghĩa như lời kêu gọi hành động đối với nhân dân Việt Nam hãy đoàn kết, đấu tranh vì độc lập, chủ quyền của mình.

Ngoài những điểm chung trên thì ở mỗi tác phẩm có sự khác biệt nhật đại diện cho thời kì lịch sử khác nhau cũng như cho tài năng và phong cách sáng tác của mỗi tác giả. Trước hết, cách khai thác vẻ đẹp của người dân Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Pháp của hai tác phẩm khác nhau. Trong bài văn tế, hình tượng nghĩa quân Cần Giuộc được hiện lên không phải là người lính đã quen với việc binh đao, họ đều là những người dân nghèo lương thiện, cui cút làm ăn, ấy thế nhưng một khi tổ quốc cần, thì trái tim họ một lòng hướng về dân tộc.

Cui cút làm ăn; toan lo nghèo khó,

Chưa quen cung ngựa, đâu tới trường nhung;

Chỉ biết ruộng trâu, ở trong làng bộ....”

Ở đây, Nguyễn Đình Chiểu tập trung khắc họa hình tượng người nông dân nghĩa sĩ qua tinh thần gan dạ, dũng cảm, hào hùng, sẵn sàng đứng lên chiến đấu vì độc lập dân tộc. Dẫu trong cuộc chiến, lực lượng của ta và địch có sự chênh lệch lớn, không cân sức nhưng những người nông dân áo vải vẫn xông lên, quyết chiến với thứ vũ khí thô sơ, đơn giản. Vì thế, hình tượng nghĩa sĩ nông dân trở nên thật bi tráng, tựa như một tượng đài sững sừng vào không gian với thời gian để trở thành một tấm gương tiêu biểu cho các thế hệ mai sau. Người nông dân nghĩa sĩ Cần Giuộc tiêu biểu cho hình ảnh người anh hùng chống Pháp thời kì đầu.

Mặt khác, những người lính Tây Tiến của nhà thơ Quang Dũng được khắc họa khi phần lớn xuất thân từ những người thanh niên tri thức ở Hà Nội. Ngoài sự gan góc, dũng cảm, kiên cường vượt qua bao gian khổ trong chiến tranh, binh đoàn Tây Tiến được miêu tả với vẻ đẹp tâm hồn lãng mạn. Người lính Tây Tiến hào hoa, có lòng yêu nước nồng nàn, khát khao lập chiến công. Ngày dõi tầm mắt vượt biên giới mơ lập chiến công, tiêu diệt quân thù. Đêm mơ về Hà Nội có người thân, người yêu.

        “Mắt trừng gửi mộng qua biên giới

Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm"

Trong hoàn cảnh chiến đấu ác liệt gian nan nhưng sự lãng mạn trong những người lính trẻ không hề mất đi. Họ không cứng nhắc, khô khan, cũng có những phút giây họ giành cho người thân gia đình. Họ nhớ về quê hương nơi mà người thân họ vẫn ngày đêm trông mong. Họ nhớ về những bóng dáng thân yêu. Dưới ngòi bút tài hoa của Quang Dũng, những người lính Tây Tiến hiện lên với vẻ đẹp của những chiến sĩ cách mạng thời đại.

Về mặt nghệ thuật, trong bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, nhà văn Nguyễn Đình Chiểu đã sử dụng từ ngữ giản dị, gần gũi và lời ăn tiếng nói hàng ngày của người dân Nam Bộ. Đặc biệt, phép đối được sử dụng rộng rãi, đạt hiệu quả nghệ thuật cao. Những phép đối nói trên đã khắc họa vẻ đẹp bi tráng của người nông dân nghĩa sĩ. Giọng văn thay đổi linh hoạt, phù hợp với nội dung biểu đạt, trạng thái cảm xúc, trên nền âm hưởng chủ đạo là thống thiết. Khi gợi lại cuộc sống lam lũ, nghèo khó của người nông dân: Giọng văn bùi ngùi, trầm lắng còn lúc tái hiện trận công đồn thì nhịp điệu văn nhanh, mạnh, dồn dập, khắc họa những hành động khẩn trương, quyết liệt, gợi tả khí thế sôi động, tâm trạng hào hứng, hả hê: kẻ đâm ngang, người chém ngược, làm cho mã tà, ma ní hồn kinh; bọn hè trước, lũ ó sau, trối kệ tàu sắt, tàu đồng súng nổ. Khi ca ngợi những người nghĩa sĩ xả thân vì nước: Lời văn trở nên trang trọng, tự hào.

Trong bài Tây Tiến, bằng tài năng sử dụng, kết hợp các từ mới lạ độc đáo, Quang Dũng đã khiến cho bài thơ đậm chất nhạc, chất họa. Chẳng hạn như trong câu thơ:

        “ Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi

        Nhớ về rừng núi, nhớ chơi với

Mở đầu là nỗi nhớ Tây Tiến “chơi vơi”, vừa xa xăm, sâu lắng, vừa thiết tha, quyến luyến: “Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!”. Từ “ơi” kết hợp với từ láy “chơi vơi” tạo nên âm hưởng ngân vang, tha thiết. Ngoài ra,tác giả sử dụng nhiều từ ngữ tạo hình, kết hợp với nghệ thuật tương phản và những nét vẽ gân guốc: khúc khuỷu, thăm thẳm, heo hút, súng ngửi trời, ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống…đã vẽ được một bức tranh núi rừng Tây Bắc hiểm trở, dữ dội. Xen vào những nét vẽ gân guốc giàu tính tạo hình là những nét vẽ mềm mại, gam màu lạnh của màu khói cơm, màu sương mờ ảo làm xoa dịu cả khổ thơ. Giữa khung cảnh thiên nhiên là hình ảnh con người tuy nhỏ nhưng hiện lên với tư thế hiên ngang, làm chủ thiên nhiên

Có thể nói rằng, “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” của Nguyễn Đình Chiểu và “Tây Tiến” của Quang Dũng đều là một trong những tác phẩm vô cùng đặc sắc trong văn học kháng chiến cách mạng, để lại ấn tượng sâu sắc cho độc giả về lòng yêu nước sâu sắc cũng như vẻ đẹp của con người Việt Nam trong thời kì giữ vững, bảo vệ nền độc lập dân tộc.

Xem thêm
Cách 2

Sóng của Xuân Quỳnh và Vội vàng của Xuân Diệu tuy viết về hai chủ đề khác nhau nhưng 2 bài thơ trên đều là những tác phẩm thể hiện những khát vọng mãnh liệt, mạnh mẽ. Hai bài thơ đều bộc lộ cảm xúc mãnh liệt, những suy ngẫm trước cuộc đời, đều là hai đoạn thơ có sự kết hợp giữa cảm xúc, triết lí.

      Đặc biệt, về phong cách thơ, hai tác giả mang hai phong cách khác nhau. Với Xuân Diệu, lời thơ của ông mang chất sôi nổi, mãnh liệt đầy nam tính. Ngược lại với điều đó, lời thơ Xuân Quỳnh thủ thỉ, tâm tình, đầy nữ tính. Hai bài thơ còn có sự khác biệt trong thái độ của tác giả trước sự “chảy trôi” của thời gian. Nếu Xuân Diệu chọn sống gấp gáp, tận hưởng, mở rộng hết mình để thu lấy những gì đẹp đẽ nhất, vội vã trước khi “xuân đi qua”, thì Xuân Quỳnh lại thể hiện khát vọng muốn được tan hòa cái riêng vào cái chung để tình yêu trở thành bất tử.

Xem thêm
Cách 2

Câu 4

Trả lời Câu hỏi 4 trang 134 SGK Văn 12 Cánh diều

Tham khảo các bài phân tích, bình giảng thơ của các nhà nghiên cứu, phê bình văn học.

Phương pháp giải:

Tìm đọc trên sách, báo, Internet,...

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Đọc các bài phân tích, bình giảng thơ của nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Tư, nhà nghiên cứu Trần Thị Băng Thanh, nhà phê bình văn học Hoài Thanh….

Xem thêm
Cách 2

Một số bài phân tích, bình giảng thơ của các nhà nghiên cứu, phê bình văn học : Xuân diệu - từ quan niệm nghệ thuật đến sáng tạo thơ ( Vũ Thị Thu Hương); Chống chủ nghĩa cải lương ( Trường Chinh) ; Một bức tranh độc đáo về tiểu thuyết Việt Nam hiện đại (Trần Đình Sử);…

Xem thêm
Cách 2

Group Ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí

close