Soạn bài Nội dung ôn tập SGK Ngữ văn 12 tập 2 Cánh diềuLập bảng so sánh những thể loại và kiểu văn bản đọc hiểu giữa sách Ngữ văn 12, tập một và tập hai. Cấu trúc và các nội dung chính của Bài 6 khác gì so với các bài khác trong Ngữ văn 12, tập hai?
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Đọc hiểu văn bản 1 Trả lời Câu hỏi 1 Đọc hiểu văn bản trang 131 SGK Văn 12 Cánh diều Lập bảng so sánh những thể loại và kiểu văn bản đọc hiểu giữa sách Ngữ văn 12, tập một và tập hai. Phương pháp giải: Xem lại những thể loại và kiểu văn bản đọc hiểu Lời giải chi tiết:
Đọc hiểu văn bản 2 Trả lời Câu hỏi 2 Đọc hiểu văn bản trang 131 SGK Văn 12 Cánh diều Cấu trúc và các nội dung chính của Bài 6 khác gì so với các bài khác trong Ngữ văn 12, tập hai? Phương pháp giải: Đọc lại nội dung chính của Bài 6 Lời giải chi tiết: Cách 1 + Cấu trúc bài 6 được chia theo các văn bản thuộc các khoảng thời gian sáng tác nối tiếp nhau trong sự nghiệp văn học của Bác Hồ và không có sự đề cập đến các tác giả, tác phẩm khác + Nội dung chính là giới thiệu về cuộc đời và sự nghiệp của Bác Hồ, hành trình tìm ra con đường cứu nước của Bác, tinh thần đoàn kết dân tộc mà Bác gửi gắm đến đồng bào và thái độ phê phán những tội ác nhẫn tâm của kẻ thù và những chân lý trong phong cách sống của Bác. + Cấu trúc các bài 7,8,9 được chia theo các thể loại riêng biệt trong nền văn học. Mỗi thể loại đều có những tác giả, tác phẩm khác nhau, nội dung khác nhau nhưng chung quy lại đều thể hiện hình thức của loại hình thể loại đó.
Xem thêm
Cách 2
Cấu trúc và các nội dung của Bài 6 đi theo một tác giả - Nguyễn Ái Quốc với nhiều thể loại của tác giả. Các bài khác đi theo một thể loại và tìm hiểu nhiều tác giả.
Xem thêm
Cách 2
Đọc hiểu văn bản 3 Trả lời Câu hỏi 3 Đọc hiểu văn bản trang 131 SGK Văn 12 Cánh diều Chỉ ra và làm sáng tỏ một số đặc điểm của tiểu thuyết hiện đại, phong cách hiện thực và phong cách hiện đại qua các đoạn trích tiểu thuyết trong bài 7. Phương pháp giải: Đọc lại phần tri thức ngữ văn và các đoạn trích bài 7 Lời giải chi tiết: Cách 1 + Tiểu thuyết hiện đại là tiểu thuyết được sáng tác bởi các nhà văn không chấp nhận các khuôn mẫu của tiểu thuyết truyền thống, muốn cách tân, thể nghiệm những hình thức, kĩ thuật mới. Đây là những tiểu thuyết có nội dung và hình thức khác hẳn với tiểu thuyết chương hồi viết bằng chữ Hán và truyện thơ viết bằng chữ Nôm. Các nhà tiểu thuyết hiện đại Việt Nam tiếp thu tinh thần và hình thức của tiểu thuyết hiện đại phương Tây nhằm không ngừng đổi mới thể loại, phản ánh và góp phần giải quyết những vấn đề phức tạp, những vấn đề nóng của thời đại. + Phong cách hiện thực: Lấy việc miêu tả, tái hiện đời sống chính xác như nó vốn thế làm nguyên tắc thẩm mĩ cơ bản. Các nhà văn có phong cách hiện thực thường đưa vào tác phẩm những chi tiết, sự việc thường ngày, khám phá diễn biến tâm lí khách quan của nhân vật trong mối liên hệ chặt chẽ với hoàn cảnh xã hội. + Phong cách hiện đại: Lấy việc phá vỡ các giới hạn và khuôn mẫu cứng nhắc của những phong cách văn học truyền thống làm nguyên tắc thẩm mĩ cơ bản. Các nhà văn có phong cách hiện đại ưa thích thử nghiệm các kĩ thuật văn học mới lạ như dùng nhiều điểm nhìn trần thuật, thay đổi linh hoạt về giọng điệu, xóa nhòa ranh giới thể loại, kết cấu phi tuyến tính, dòng tâm tư, phương pháp của những tảng băng trôi nhằm phản ánh cuộc sống hiện tại và cách tân, đổi mới văn học.
Xem thêm
Cách 2
- Đặc điểm của tiểu thuyết hiện đại là phản ánh và góp phần giải quyết những vấn đề phức tạp, thời sự, cấp thiết của thời đại. Như trong “Hạnh phúc của một tang gia”, tác phẩm đã xây dựng bức tranh hiện thực về xã hội chạy theo lối sống Văn minh Âu hóa, vạch trần bản chất xã hội tư sản thành thị bấy giờ. - Phong cách hiện thực trong văn học lấy việc miêu tả, tái hiện đời sống chính xác như nó vốn có làm nguyên tắc thẩm mĩ cơ bản. Trong “ánh sáng cứu rỗi”, tác giả miêu tả toán lính Mỹ một cách tỉ mỉ, chi tiết và cụ thể: “tên lính da đen mặc áo giáp, đầu đội sắt bọc lưới, chân dận bốt đờ xô, tay nắm đầu sợi dây da.”, - Phong cách hiện đại với nguyên tắc lấy việc phá vỡ các giới hạn và khuôn mẫu, dùng nhiều điểm nhìn trần thuật, kết cấu phi tuyến tính,… Trong “ánh sáng cứu rỗi” đó là sự thay đổi của thời gian, tạo nên kết cấu phi tuyến tính. Kiên trở về quá khứ, dòng hồi tưởng trỗi dậy, những cảm xúc kinh hoàng giờ chỉ có nỗi buồn mênh mang.
Xem thêm
Cách 2
Đọc hiểu văn bản 4 Trả lời Câu hỏi 4 Đọc hiểu văn bản trang 131 SGK Văn 12 Cánh diều Các văn bản thơ trong Bài 8 có đặc điểm chung về hình thức như thế nào? Một số lưu ý về cách đọc các văn bản ấy. Phương pháp giải: Đọc lại phần tri thức ngữ văn và các đoạn trích bài 8 Lời giải chi tiết: Cách 1 - Đặc điểm chung về hình thức: + Có những hình ảnh thơ hư ảo, mơ hồ, trừu tượng, khó hình dung, lí giải một cách tường minh + Cách viết phóng túng, đề cao những liên tưởng tự do + Không sử dụng dấu chấm câu và không tuân thủ trật tự ngữ pháp + Dòng thơ, câu thơ tổ chức theo hướng “lạ hóa”, phi logic với sự kết hợp bất thường của các từ ngữ, hình ảnh. - Lưu ý cách đọc của văn bản: + Ghi lại cảm nhận ban đầu về bài thơ + Chú ý thêm những yếu tố như biểu tượng, yếu tố tượng trưng, siêu thực,...
Xem thêm
Cách 2
- Đặc điểm chung về hình thức: + Đều là thể thơ tự do + Các dòng thơ dài ngắn khác nhau + Bài thơ không có dấu câu giữa các dòng thơ - Một số lưu ý về cách đọc văn bản thơ: + Ghi lại cảm nhận ban đầu về bài thơ + Chú ý thêm những yếu tố như biểu tượng, yếu tố tượng trưng, siêu thực,...
Xem thêm
Cách 2
Đọc hiểu văn bản 5 Trả lời Câu hỏi 5 Đọc hiểu văn bản trang 131 SGK Văn 12 Cánh diều Tác dụng của phần Tổng kết lịch sử văn học được nêu trong bài 10. Phân tích yêu cầu của việc học nội dung này. Phương pháp giải: Đọc lại phần tri thức ngữ văn bài 10 Lời giải chi tiết: - Tác dụng: + Hệ thống hóa được những vấn đề cơ bản của lịch sử văn học Việt Nam. + Hệ thống hóa kiến thức về tiếng Việt đã học ở trường phổ thông + Hiểu và biết cách vận dụng các kĩ năng đọc hiểu, viết, nói và nghe vào học tập và sinh hoạt hằng ngày - Phân tích các yêu cầu: + Nhận thức và hệ thống hóa những vấn đề cơ bản của lịch sử văn học (Các bộ phận văn học, thời kì, giai đoạn văn học, tác giả, tác phẩm, thể loại, ngôn ngữ văn học,…) để vận dụng sắp xếp các tác phẩm, tác giả theo tiến trình lịch sử văn học, biết đặt tác phẩm trong bối cảnh sáng tác và bối cảnh hiện tại để có đánh giá phù hợp. + Hệ thống hóa kiến thức về tiếng Việt đã học ở trường phổ thông để có thể vận dụng được một số kiến thức vào thực tế.
Xem thêm
Cách 2
- Tác dụng: + Hệ thống hoá các thời kì, giai đoạn văn học, qua đó có cái nhìn toàn diện hoặc so sánh, đánh giá văn học trong các thời kì hoặc từng giai đoạn. + Thể hiện mối quan hệ mật thiết giữa hiện thực đời sống và văn học thông qua sự tác động của bối cảnh lịch sử lên nền văn chương của thời kì đó. - Yêu cầu: + Nhận biết và hệ thống hoá được những vấn đề cơ bản của lịch sử văn học Việt Nam + Vận dụng được kiến thức về lịch sử văn học và kĩ năng tra cứu để sắp xếp một số tác phẩm, tác giả lớn theo tiến trình lịch sử văn học + Biết đặt tác phẩm trong bối cảnh sáng tác và bối cảnh hiện tại để phân tích, đánh giá tác phẩm. + Trân trọng, giữ gìn và phát huy những giá trị của văn học Việt nam, của tiếng Việt
Xem thêm
Cách 2
Viết Trả lời Câu hỏi 6 Viết trang 131 SGK Văn 12 Cánh diều Yêu cầu về hình thức viết của bài 6,7,8 và 9 trong sách Ngữ văn 12 có gì giống và khác nhau? Phương pháp giải: Đọc lại kiến thức phần Viết bài 6,7,8,9 Lời giải chi tiết: + Giống nhau: Cần tuân thủ quy tắc về cấu trúc rõ ràng, logic, ngữ pháp, dấu câu và chọn lựa từ ngữ một cách chính xác, sắp xếp ý tưởng một cách hợp lý để truyền đạt thông điệp một cách dễ hiểu. + Khác nhau: - Bài nghị luận về quan niệm yêu nước của tuổi trẻ thường đề cập đến ý kiến cá nhân và quan điểm về lòng yêu nước của mỗi cá nhân, có thể bao gồm những ví dụ cụ thể hoặc nghiên cứu khoa học để bảo vệ quan điểm của bản thân. - Bài thư trao đổi công việc hoặc một vấn đề đáng quan tâm sẽ có một cấu trúc chính xác theo định dạng thư, bao gồm các phần giới thiệu, thân thư và kết thúc, nói rõ ràng về mục đích và mong muốn của việc viết thư. - Bài nghị luận so sánh và đánh giá hai tác phẩm thơ sẽ tập trung vào việc phân tích, suy luận, lập luận, đánh giá và so sánh các đặc điểm của hai tác phẩm, bao gồm ý nghĩa, cấu trúc, ngôn ngữ và cảm xúc mà các tác phẩm đem lại cho người đọc. - Phát biểu trong lễ phát động một phong trào hoặc một hoạt động xã hội có thể sẽ chứa nhiều yếu tố khích lệ, động viên và thuyết phục để khích lệ người nghe tham gia vào hoạt động xã hội hoặc phong trào đó.
Xem thêm
Cách 2
- Giống: Yêu cầu về hình thức viết dạng bài nghị luận xã hội Khác: + Bài 6: Viết bài nghị luận về quan niệm yêu nước tuổi trẻ + Bài 7: Viết thư trao đổi công việc hoặc một vấn đề đáng quan tâm + Bài 8: Viết bài nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm thơ + Bài 9: Viết bài phát biểu trong lễ phát động một phong trào hoặc một hoạt động xã hội.
Xem thêm
Cách 2
Nói và nghe Trả lời Câu hỏi 7 Nói và nghe trang 132 SGK Văn 12 Cánh diều Các nội dung chính được rèn luyện trong phần Nói và nghe ở sách Ngữ văn 12, tập hai là gì? Xác định kĩ năng trọng tâm trong phần nói và nghe của mỗi bài học. Phương pháp giải: Đọc lại kiến thức phần Nói và nghe sách Ngữ văn 12, tập hai Lời giải chi tiết: - Nội dung chính cần rèn luyện trong phần Nói và nghe: + Xác định được vấn đề mà yêu cầu đề bài hướng đến + Xác định được hướng trình bày phù hợp + Suy nghĩ để tìm ý hoặc bổ sung những ý mới cho phần viết trước, điều chỉnh dàn ý cho phù hợp, lựa chọn điểm nhấn cho bài nói + Rèn luyện kĩ năng nghe, nhận xét và đánh giá - Trọng tâm bài 6: Người nghe thuyết trình một vấn đề xã hội cần nắm bắt được thông tin cơ bản của bài thuyết trình, từ đó nêu lên và khẳng định những ưu điểm cũng như những hạn chế của bài thuyết trình cả về nội dung và cách thức trình bày. - Trọng tâm bài 7: Suy nghĩ kĩ để tìm ý hoặc bổ sung ý mới, điều chỉnh dàn ý cho mạch lạc, phù hợp, chọn điểm trọng tâm để tập trung trình bày, tạo điểm nhấn cho bài thuyết trình. Xác định mục đích, bối cảnh, đối tượng nghe thuyết trình để có hình thức trình bày phù hợp. - Trọng tâm bài 8: Xác định được hai văn bản thơ chứa đựng những phương diện có thể so sánh và đánh giá. Chú ý các yêu cầu về trình bày bằng lời trước tập thể. - Trọng tâm bài 9: Xác định chính xác vấn đề cần tranh luận, thu thập thông tin về vấn đề đó, nêu ra được quan điểm, chứng kiến của bản thân, tìm những lí lẽ, dẫn chứng để bảo vệ quan điểm và bác bỏ quan điểm đối lập.
Xem thêm
Cách 2
- Các nội dung chính được rèn luyện trong phần Nói và nghe + Rèn luyện nội dung, cách thức và thái độ, tình cảm khi nói, khi nghe + Thực hành quy trình: chuẩn bị, tìm ý và lập dàn ý, nói và nghe, kiểm tra và chỉnh sửa - Kĩ năng trọng tâm trong phần nói và nghe của mỗi bài học: + Bài 6: Nghe thuyết trình một vấn đề xã hội + Bài 7: Tranh luận về một vấn đề có những ý kiến trái ngược nhau + Bài 8: Trình bày về so sánh, đánh giá hai tác phẩm thơ + Bài 9: Tranh luận về một vấn đề có những ý kiến trái ngược nhau
Xem thêm
Cách 2
Tiếng Việt 1 Trả lời Câu hỏi 8 Tiếng Việt trang 132 SGK Văn 12 Cánh diều Phân tích tác dụng của một trong các yếu tố: ngữ âm, từ vựng, các biện pháp tu từ, các kiểu câu,… trong một văn bản văn học tự chọn. Phương pháp giải: Đọc lại kiến thức phần yếu tố: ngữ âm, từ vựng, các biện pháp tu từ, các kiểu câu,… Lựa chọn một văn bản Lời giải chi tiết: Cách 1 Trong bài thơ Ngắm Trăng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, các yếu tố ngữ âm, từ vựng, biện pháp tu từ và kiểu câu được sử dụng để tạo ra cảm xúc sâu sắc và thể hiện tinh thần lạc quan, lãng mạn của nhân vật trữ tình: + Ngữ âm: Trong bài thơ, Chủ tịch Hồ Chí Minh sử dụng ngữ âm nhẹ nhàng, uyển chuyển để tạo ra không gian thoáng đãng, yên bình, như một cảm giác êm đềm khi ngắm trăng. + Từ vựng: Từ vựng trong bài thơ thường mang tính tượng trưng, sử dụng các từ có ý nghĩa sâu sắc như "trăng", "rượu", "hoa", "khe cửa", để mô tả cảnh đẹp tự nhiên và tâm trạng của người viết. + Biện pháp tu từ: Trong bài thơ, Chủ tịch Hồ Chí Minh sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa ánh trắng như con người khi trăng “nhòm qua khe cửa” để “ngắm nhà thơ” tạo ra hình ảnh thơ đẹp và sâu sắc + Kiểu câu: Câu trong bài thơ thường ngắn gọn, đơn giản nhưng đầy ý nghĩa, thể hiện được cảm xúc và tâm trạng của tác giả
Xem thêm
Cách 2
* Trong bài “Tuyên ngôn Độc lập” của Nguyễn Ái Quốc: - Từ ngữ: sử dụng các động từ mạnh như "thẳng tay chém giết", "tắm trong bể máu", "bóc lột nhân dân đến tận xương tủy". Bằng cách sử dụng các hình ảnh này, Người đã bộc lộ rõ tính dã man, tàn bạo của bọn thực dân. - Biện pháp tu từ: điệp từ, so sánh và liệt kê làm nổi bật sự tàn ác của Pháp đối với dân tộc ta, tăng giá trị biểu đạt cho tác phẩm : + Biện pháp tu từ so sánh: "nhà tù nhiều hơn trường học" + Biện pháp điệp từ “chúng” + Biện pháp liệt kê: Liệt kê những hành động tàn bạo của quân xâm lược đối với nhân dân ta “chúng lập ra….Chúng thẳng tay….Chúng tắm các cuộc…” - Cấu trúc câu: Cách sử dụng câu văn ngắn gọn, rõ ràng giúp truyền đạt thông tin một cách nhanh chóng, dễ hiểu, tạo nên giọng điệu của sự kêu gọi mạnh mẽ. - Câu khẳng định: Lời tuyên bố với cả thế giới về nền độc lập của dân tộc ta: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập…”
Xem thêm
Cách 2
Tiếng Việt 2 Trả lời Câu hỏi 9 Tiếng Việt trang 132 SGK Văn 12 Cánh diều Nội dung tổng kết tiếng Việt và tổng kết phương pháp đọc, viết, nói, nghe ở bài 10 có tác dụng gì? Phương pháp giải: Đọc lại kiến thức phần tiếng Việt và tổng kết phương pháp đọc, viết, nói, nghe ở bài 10 Lời giải chi tiết: Cách 1 Nội dung tổng kết tiếng Việt ở bài 10 giúp học sinh khái quát lại kiến thức đã học trong bài, từ đó giúp họ nhớ lâu hơn và áp dụng kiến thức vào bài tập. Phương pháp đọc, viết, nói, nghe ở bài 10 giúp học sinh phát triển cả 4 kỹ năng ngôn ngữ: đọc, viết, nói, nghe. Việc tổng kết và áp dụng phương pháp này giúp học sinh hiểu rõ hơn về nội dung bài học, cũng như cải thiện khả năng giao tiếp tiếng Việt của họ.
Xem thêm
Cách 2
- Tác dụng: + Hệ thống hoá kiến thức về tiếng Việt đã học ở Trung học phổ thông + Nhắc lại các nội dung chính được rèn luyện trong phần đọc, viết, nói, nghe, giúp ôn lại kiến thức và biết cách vận dụng các kĩ năng đọc hiểu, viết, nói – nghe vào học tập, sinh hoạt hằng ngày.
Xem thêm
Cách 2
|