Soạn bài Thực hành tiếng Việt: Giữ gìn và phát triển tiếng Việt SGK Ngữ văn 12 tập 2 Cánh diềuVì sao phải giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt? Nội dung nhiệm vụ đó là gì? Thế nào là một ngôn ngữ phát triển? Vấn đề phát triển tiếng Việt có ý nghĩa như thế nào trong bối cảnh hội nhập, toàn cầu hóa hiện nay?
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Câu 1 Trả lời Câu hỏi 1 trang 74 SGK Văn 12 Cánh diều a. Vì sao phải giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt? Nội dung nhiệm vụ đó là gì? b. Thế nào là một ngôn ngữ phát triển? Vấn đề phát triển tiếng Việt có ý nghĩa như thế nào trong bối cảnh hội nhập, toàn cầu hóa hiện nay? Phương pháp giải: Đọc kĩ văn bản để trả lời câu hỏi Lời giải chi tiết: Cách 1 a. - Phải giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt vì: + Bảo vệ và phát huy cái bản sắc, cái tinh hoa của tiếng Việt, không để cho mất đi một cái gì vô cùng quý báu khiến cho tiếng Việt là tiếng Việt. + Ngôn ngữ là một biểu hiện sinh động của văn hóa, lâu đời và gắn liền với sự phát triển của con người từ trước đến nay và từ nay về sau. - Nội dung nhiệm vụ: + “Khi nói đến việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt thì trước hết cần thấy rằng đó là một công việc bình thường, tự nhiên và thường xuyên, lâu dài trong suốt cả quá trình phát triển của tiếng Việt từ trước tới nay và từ nay về sau, nhằm bảo vệ và phát huy cái bản sắc, cái tinh hoa của tiếng Việt, không để cho mất đi một cái gì vô cùng quý báu khiến cho tiếng Việt là tiếng Việt.” + Trong bối cảnh thời đại ngày nay, “tiếng Việt phải có những chuẩn bị, những thay đổi, để có đủ thế và lực giao lưu, tiếp xúc với các ngôn ngữ khác trên thế giới mà không sợ bị tổn thương đến giá trị, bản sắc, đến sự giàu đẹp của nó.” b. - Ngôn ngữ phát triển là sự xuất hiện của nhiều ngôn ngữ du nhập vào trong một quốc gia, không phân biệt đó là loại ngôn ngữ gì, bình đẳng về từ ngữ, không ràng buộc bởi khuôn khổ và trở thành thứ tiếng cần để mọi người có thể giao tiếp tốt hơn. Ngoài ra, ngôn ngữ phát triển cũng có thể hiểu là đó là loại ngôn ngữ mà ai cũng có thể học được dù đó là người trong nước hay nước ngoài. Ngôn ngữ phát triển còn thể hiện sự văn minh trong cách sử dụng ngôn từ và việc có thể giao lưu, tiếp xúc với các ngôn ngữ khác trên thế giới mà không sợ mất giá trị, bản sắc và sự giàu đẹp của nó. - Ý nghĩa: + Khi đất nước có sự chuyển mình, hoà nhập vào đời sống chính trị-kinh tế, và văn hoá-xã hội trên trường quốc tế, thì tiếng Việt càng có được vị thế mới là ngôn ngữ làm việc (langue de travail - có thể qua phiên dịch, và đặc biệt là nó được thừa nhận là một trong các ngôn ngữ chính thức (langue officielle) sử dụng trong các hội nghị, hội thảo quốc tế, nhất là khi chúng được tổ chức tại Việt Nam. + Bảo đảm sự đa dạng về văn hóa và giúp các nền văn hóa có thể giao thoa, trao đổi với nhau. + Tăng cường hợp tác, xây dựng xã hội tri thức toàn diện, bảo tồn các di sản văn hóa và tạo điều kiện tiếp cận với một nền giáo dục có chất lượng cho mọi người. + Trong quá trình phát triển, rất nhiều từ mới, cụm từ mới, thuật ngữ mới thuần Việt đã được ra đời và phục vụ tốt hơn công việc giao tiếp, diễn đạt ý tưởng và phát triển kinh tế, xã hội, khoa học. + Xu thế hội nhập và toàn cầu hóa khiến tiếng Việt có nhiều cơ hội tiếp thu được nhiều yếu tố mới và tiến bộ làm cho tiếng Việt trở nên giàu có. Nhưng mặt khác tiếng Việt cũng phải đối đầu trước nguy cơ hòa tan theo xu hướng áp đảo của chính sách “thế giới phẳng” về ngôn ngữ và văn hóa do một số nước lớn chủ xướng.
Xem thêm
Cách 2
a) - Cần phải giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt vì “nhằm bảo vệ và phát huy cái bản sắc, cái tinh hoa của tiếng Việt, không để cho mất đi một cái gì vô cùng quý báu khiến cho tiếng Việt là tiếng Việt.” - Nội dung nhiệm vụ: Đây là một nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài trong suốt cả quá trình phát triển của tiếng Việt từ trước tới nay và từ nay về sau. Cụ thể ba khâu cần phải làm: + Giữ gìn và phát triển vốn chữ của tiếng ta; nói và viết đúng phép tắc của tiếng ta. + Giữ gìn bản sắc, phong cách của tiếng ta trong mọi thể văn (văn học, chính trị, khoa học, kĩ thuật,...) + Có những đổi mới, phát triển, làm cho tiếng ta ngày thêm giàu trên cơ sở vốn cũ của tiếng ta. b) - Một ngôn ngữ được đánh giá là phát triển khi nó ngày càng có tính chất “trí tuệ hoá và quốc tế hoá”. - Ý nghĩa phát triển tiếng Việt: Để có đủ thế và lực giao lưu, tiếp xúc với các ngôn ngữ khác trên thế giới mà không sợ bị tổn thương đến giá trị, bản sắc, đến sự giàu đẹp của nó.
Xem thêm
Cách 2
Câu 2 Trả lời Câu hỏi 2 trang 75 SGK Văn 12 Cánh diều Từ hiểu biết và kinh nghiệm cá nhân, hãy nêu một số biểu hiện cụ thể của việc sử dụng tiếng Việt thiếu trong sáng, không chuẩn mực. Phương pháp giải: Dựa vào kinh nghiệm của bản thân Lời giải chi tiết: Cách 1 + Sự lai căng tiếng nói, chữ viết của nước ngoài ngày một tăng. Dường như ngày càng có nhiều người, nhất là lớp trẻ, khi nói và viết tiếng Việt thường chen tiếng nước ngoài. Biểu hiện dễ thấy nhất là việc sử dụng thường xuyên những từ như: show (biểu diễn), live-show (biểu diễn trực tiếp), nhạc classic (nhạc cổ điển), nhạc country (nhạc đồng quê), nhạc dance (nhạc nhảy), các fan (người hâm mộ)… thay cho chữ Việt vốn đã có sẵn, đủ nghĩa, dễ hiểu, trong sáng. + Những câu nói không hề có âm sắc, những từ ngữ mà chỉ có giới trẻ mới hiểu. Giới trẻ không nói chuyện, nhắn tin với nhau bằng tiếng Việt chuẩn nữa, mà thay vào đó là những từ không có dấu.
Xem thêm
Cách 2
- Biểu hiện cụ thể của việc sử dụng tiếng Việt thiếu trong sáng, không chuẩn mực: + Ngôn ngữ “Chat” có nhiều kiểu viết tối nghĩa, biến âm, biến nghĩa tràn lan trên mạng xã hội, được giới trẻ ưa dùng, tạo nên một thứ tiếng Việt không chuẩn mực. VD: "tình yêu" thành "tềnh iu", "buồn ngủ" thành "bùn ngủ", "biết rồi" thành "bít òy", "không" thành "hông",... + Lạm dụng tiếng nước ngoài, nhiều nhất vẫn là tiếng Anh. Đặc biệt, đối với giới trẻ thường xuyên lai căng ngôn ngữ trong cả lúc nói và lúc viết, dù cho tiếng Việt vốn có sẵn nghĩa. VD: đồng ý - ok, dễ thương – cute, người hâm mộ - fan, tạm biệt – bye bye,…
Xem thêm
Cách 2
Câu 3 Trả lời Câu hỏi 3 trang 75 SGK Văn 12 Cánh diều Viết một đoạn văn (khoảng 10 – 12 dòng) phân tích vẻ đẹp của tiếng Việt thể hiện trong một bài thơ em đã học. Phương pháp giải: Dựa vào văn bản đọc ở trên Dựa vào kĩ năng viết đoạn văn đã được học Lời giải chi tiết: Cách 1 Trong bài thơ Tiếng Việt, nhà thơ Lưu Quang Vũ viết: Tiếng tha thiết, nói thường nghe như hát Kể mọi điều bằng ríu rít âm thanh Như gió nước không thể nào nắm bắt Dấu huyền trầm, dấu ngã chênh vênh. Đoạn thơ trên nói về sự đa dạng phong phú của thanh điệu tiếng Việt. Tiếng Việt là thứ ngôn ngữ hay, giàu âm điệu nhưng cũng rất khó bởi hệ thống thanh điệu với 6 dấu thanh: thanh ngang, thanh huyền, thanh sắc, thanh hỏi, thanh ngã và thnah nặng. Những thanh điệu này khiến cho lời nói có giai điệu gợi hình, gợi thanh, gợi cảm, có ý nghĩa sâu xa, có khả năng diễn tả mọi phương diện, mọi cung bậc cảm xúc của cuộc sống, con người Việt một cách giản dị, gần gũi. Cũng nhờ có dấu thanh mà tiếng nói trầm bổng như bản nhạc tha thiết, nói nghe như hát “Đất nước mình ôi đẹp biết bao/ từng ngọn núi, con sông mang trong mình cái tên bất bủ/ Tôn Đức Thắng, Hồ Chí Minh vẫn còn vang vọng…”. Mỗi lời nói cũng giống như lời hát thì thầm, trầm bổng vang vọng giữa đất trời, ấy là nhờ sự giàu có, phong phú của thanh điệu Tiếng Việt. Bản thân mỗi người cần có ý thức trách nhiệm trong việc gìn giữ, bảo vệ và phát triển Tiếng Việt.
Xem thêm
Cách 2
Viết về tiếng Việt, đã có biết bao nhà thơ, nhà văn cảm nhận về giá trị và vẻ đẹp của nó, Lưu Quang Vũ cũng vậy, với bài thơ “Tiếng Việt” ông đã đưa ta trở về với nguồn gốc của tiếng Việt, qua đó thể hiện lên sự giàu đẹp của nó. Với những vần thơ giàu sức gợi, cho người đọc thấy được đời sống sinh hoạt, lao động của người Việt - nơi thai nghén, hình thành và nuôi dưỡng tiếng nói dân tộc. Những câu thơ như Dấu huyền trầm, dấu ngã chênh vênh./Dấu hỏi dựng suốt ngàn đời lửa cháy, đã thể hiện một hệ thống phong phú các thanh điệu với những âm độ, âm vực, qua đó tiếng Việt có khả năng tạo ra nhiều giai điệu khác nhau: du dương trầm bổng, hào hùng, mạnh mẽ, sâu lắng, thiết tha…Những sắc thái trong tiếng Việt chính là sức sống mãnh liệt của con người Việt Nam cần cù, nhẫn nại; ân nghĩa, thủy chung; kiên cường, bất khuất.
Xem thêm
Cách 2
|