Soạn bài Tự đánh giá trang 108 SGK Ngữ văn 12 tập 2 Cánh diềuVăn bản trên có sự kết hợp giữa những phương thức biểu đạt nào? Thông tin trong văn bản được trình bày, sắp xếp theo những cách nào?
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Câu 1 Trả lời Câu hỏi 1 trang 112 SGK Văn 12 Cánh diều Văn bản trên có sự kết hợp giữa những phương thức biểu đạt nào? Phương pháp giải: Đọc kĩ văn bản Nhớ lại kiến thức về các phương thức biểu đạt Lời giải chi tiết: C. Tự sự và thuyết minh Câu 2 Trả lời Câu hỏi 2 trang 112 SGK Văn 12 Cánh diều Thông tin trong văn bản được trình bày, sắp xếp theo những cách nào? Phương pháp giải: Đọc kĩ văn bản Nhớ lại các cách trình bày thông tin trong văn bản Lời giải chi tiết: A. Theo trật tự thời gian và các khía cạnh của đối tượng. Câu 3 Trả lời Câu hỏi 3 trang 112 SGK Văn 12 Cánh diều Nhận định nào không đúng về mục đích của văn bản trên? Phương pháp giải: Đọc kĩ văn bản Phương pháp loại trừ Lời giải chi tiết: D. Phân tích sâu về giá trị của định lí Cô-si – Cô-va-lép-xcai-a Câu 4 Trả lời Câu hỏi 4 trang 112 SGK Văn 12 Cánh diều Thông tin nổi bật nhất trong văn bản là gì? Phương pháp giải: Đọc kĩ văn bản Lời giải chi tiết: D. Những công trình nghiên cứu tiêu biểu của Xô-phi-a Cô-va-lép-xcai-a Câu 5 Trả lời Câu hỏi 5 trang 112 SGK Văn 12 Cánh diều Câu nào sau đây là sự đánh giá đầy đủ nhất của người viết về Xô-phi-a Cô-va-lép-xcai-a? Phương pháp giải: Đọc kĩ văn bản Phương pháp loại trừ Lời giải chi tiết: A. “Xô-phi-a Cô-va-lép-xcai-a không chỉ là một nhà toán học lỗi lạc người Nga, mà còn là một nhà văn và người ủng hộ quyền phụ nữ trong thế kỉ XIX” Câu 6 Trả lời Câu hỏi 6 trang 113 SGK Văn 12 Cánh diều Nguyên nhân nào khiến Xô-phi-a Cô-va-lép-xcai-a không được nhận vào giảng dạy trong trường đại học ở Đức? Phương pháp giải: Đọc kĩ văn bản Lời giải chi tiết: Cách 1 Vì cô là phụ nữ
Xem thêm
Cách 2
Nguyên nhân là ở nước Nga và hầu hết các nước Châu Âu phụ nữ không được phép ghi tên vào trường đại học.
Xem thêm
Cách 2
Câu 7 Trả lời Câu hỏi 7 trang 113 SGK Văn 12 Cánh diều Tác giả bài viết dựa vào thông tin Xô-phi-a Cô-va-lép-xcai-a khao khát được ra nước ngoài tìm cơ hội học tập và được cấp bằng tiến sĩ chủ yếu nhằm nhấn mạnh điều gì? Phương pháp giải: Đọc kĩ văn bản Lời giải chi tiết: Cách 1 Điều mà tác giả muốn nhấn mạnh đó là sự không ngừng cố gắng và vượt qua mọi rào cản của Xô-phi-a Cô-va-lép-xcai-a để có thể đạt được mục tiêu mà bản thân bà mong muốn. Dù cho những khó khăn ngăn cản bà nhưng với ý chí, sự quyết tâm và nền tảng kiến thức vững chắc, bà vẫn có ánh sáng chỉ đường để bà thực hiện ước mơ nghiên cứu về toán học của mình.
Xem thêm
Cách 2
Nhấn mạnh đến ý chí, nghị lực phi thường của nhân vật. Cô mang một khát vọng lớn lao chiếm lĩnh tri thức, tìm mọi cơ hội, đến nhiều quốc gia để có thể thu thập thêm nhiều kiến thức nhằm phục vụ đam mê nghiên cứu toán học của mình.
Xem thêm
Cách 2
Câu 8 Trả lời Câu hỏi 8 trang 113 SGK Văn 12 Cánh diều Chỉ ra tính mạch lạc của văn bản? Phương pháp giải: Đọc kĩ văn bản Nhớ lại kiến thức về tính mạch lạc trong văn bản Lời giải chi tiết: Cách 1 + Giữa các câu, các đoạn, các phần trong văn bản được sắp xếp theo một trật tự hợp lý và rành mạch. + Các phần, các đoạn, các câu xuyên suốt văn bản đều nói về sự phi thường, vượt lên những sự ngăn cản, khó khăn trong hành trình chinh phục toán học và những thành tựu mà Xô-phi-a Cô-va-lép-xcai-a đã để lại cho nhân loại. + Các phần, các đoạn, các câu trong văn bản được tiếp nối theo một trình tự rõ ràng, hợp lý, trước sau hô ứng nhau nhằm làm cho chủ đề liền mạch và gợi ra được nhiều hứng thú cho người đọc.
Xem thêm
Cách 2
- Tính chất mạch lạc của văn bản: + Văn bản có trật tự hợp lí và rành mạch giữa các câu, các đoạn, các phần. + Các phần, các đoạn đều nói về một đề tài và thể hiện một chủ đề chung xuyên suốt, đó là về Xô-phi-a Cô-va-lép-xcai-a và ý chí, nghị lực của cô. + Các phần được triển khai theo một trình tự rõ ràng, hợp lí
Xem thêm
Cách 2
Câu 9 Trả lời Câu hỏi 9 trang 113 SGK Văn 12 Cánh diều Văn bản đưa đến cho em những hiểu biết mới mẻ nào về nhà toán học Xô-phi-a Cô-va-lép-xcai-a và vấn đề bình đẳng giới trong thế kỉ XIX ở nước Nga và châu Âu? Phương pháp giải: Đọc kĩ văn bản Nêu quan điểm của bản thân Lời giải chi tiết: Cách 1 - Về tác giả: Sofia Kovalevskaya là một nhà toán học người Nga nổi tiếng, sinh vào năm 1850. Bà đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trong lĩnh vực toán học, và được coi là một trong những nhà toán học nữ nổi tiếng nhất trong lịch sử. Trước thời kỳ Sofia Kovalevskaya, phụ nữ gặp nhiều khó khăn khi muốn theo đuổi nghề toán học và nghiên cứu khoa học, do xã hội thường quan niệm rằng toán học là lĩnh vực chỉ dành cho nam giới. Tuy nhiên, thông qua sự kiên trì và tài năng của mình, Sofia đã vượt qua mọi khó khăn và chứng minh rằng phụ nữ cũng có thể xuất sắc trong lĩnh vực này. Sự nổi tiếng của Sofia Kovalevskaya đã mở ra cánh cửa cho nhiều phụ nữ khác theo đuổi nghề toán học và khoa học. Đóng góp của bà đã góp phần làm thay đổi quan niệm xã hội về vai trò và khả năng của phụ nữ trong lĩnh vực toán học và nghiên cứu khoa học. - Về vấn đề bình đẳng giới trong thế kỉ XIX ở nước Nga và châu Âu: + Phụ nữ không được coi trọng và con đường đến với tri thức của họ vô cùng khó khăn bởi ở nước Nga và hầu hết các nước Châu Âu phụ nữ không được phép ghi tên vào trường đại học. + Phụ nữ bị tước đoạt quyền tự do. Nếu muốn đi nước ngoài, người phụ nữ bắt buộc phải đi cùng chồng hoặc phải có giấy cho phép của chồng hoặc cha chồng.
Xem thêm
Cách 2
- Về nhà toán học Xô-phi-a Cô-va-lép-xcai-a: + Xô-phi-a Cô-va-lép-xcai-a không chỉ là một nhà toán học mà còn là một nhà văn và người ủng hộ quyền phụ nữ. Bà là người mở rộng cánh cửa vào các trường đại học cho phụ nữ + Bà trở thành người phụ nữ đầu tiên là giáo sư chính thức tại một trường đại học của châu Âu + Bên cạnh thành tựu toán học vĩ đại, bà xuất bản tập hồi kí “Thời thơ ấu của một đứa trẻ Nga” và vở kịch “Cô gái theo tuyết hư vô” - Về vấn đề bình đẳng giới trong thế kỉ XIX ở nước Nga và châu Âu: + Phụ nữ không được coi trọng và con đường đến với tri thức của họ vô cùng khó khăn bởi ở nước Nga và hầu hết các nước Châu Âu phụ nữ không được phép ghi tên vào trường đại học. + Phụ nữ bị tước đoạt quyền tự do. Nếu muốn đi nước ngoài, người phụ nữ bắt buộc phải đi cùng chồng hoặc phải có giấy cho phép của chồng hoặc cha chồng.
Xem thêm
Cách 2
Câu 10 Trả lời Câu hỏi 10 trang 113 SGK Văn 12 Cánh diều Từ văn bản trên kết hợp với những hiểu biết của bản thân, em hãy cho biết làm thế nào để khắc phục hiện tượng phân biệt đối xử với phụ nữ một cách có hiệu quả? Phương pháp giải: Vận dụng những kiến thức mà em tìm hiểu được để trả lời câu hỏi Lời giải chi tiết: Cách 1 Để khắc phục hiện tượng phân biệt đối xử với phụ nữ một cách hiệu quả, cần thay đổi quan điểm và hành động của cả xã hội. Dưới đây là một số biện pháp có thể áp dụng: + Giáo dục và tạo nhận thức: Tăng cường giáo dục về bình đẳng giới, tôn trọng và đánh giá cao vai trò của phụ nữ trong xã hội. + Thúc đẩy việc đào tạo và nghề nghiệp cho phụ nữ: Hỗ trợ phụ nữ tiếp cận cơ hội học tập, nghề nghiệp và thăng tiến trong công việc. + Xây dựng chính sách pháp luật cấp thiết: Đảm bảo việc thực thi pháp luật về bình đẳng giới và chống phân biệt đối xử với phụ nữ. + Khuyến khích sự hỗ trợ và đồng thuận từ phía nam giới: Tiếp tục tạo điều kiện để nam giới tham gia vào cuộc trò chuyện và hành động nhằm thúc đẩy bình đẳng giới. + Lan tỏa thông điệp tích cực qua truyền thông và các phương tiện truyền thông xã hội: Tạo ra những chiến dịch thông tin và truyền thông tích cực về bình đẳng giới và đánh giá cao vai trò của phụ nữ.
Xem thêm
Cách 2
- Giải pháp khắc phục hiện tượng phân biệt đối xử với phụ nữ: + Giáo dục nâng cao nhận thức về bình đẳng giới trong cộng đồng bằng cách lồng ghép vấn đề bình đẳng giới vào nội dung giảng dạy ở các cấp học, thông qua phát thanh, truyền hình, băng rôn, khẩu hiệu, sách, báo. + Xây dựng, hoàn thiện và thực hiện tốt hệ thống luật pháp, chính sách về bình đẳng giới, tạo điều kiện cho sự phát triển của phụ nữ. + Tổ chức các chiến dịch cộng đồng về vấn đề bình đẳng giới, thay đổi nhận thức trong cả nam giới và nữ giới. + Lên án và phê bình, xử lý làm gương trước cộng đồng những hành động phân biệt đối xử, bạo hành, ngược đãi với phụ nữ
Xem thêm
Cách 2
|