Soạn bài Hướng dẫn tự học trang 82 SGK Ngữ văn 12 tập 2 Cánh diều

Tìm đọc thêm các bài thơ trữ tình hiện đại khác Tập viết và trình bày những so sánh, đánh giá của em về các văn bản thơ

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Trả lời Câu hỏi 1 trang 82 SGK Văn 12 Cánh diều

Tìm đọc thêm các bài thơ trữ tình hiện đại khác

Phương pháp giải:

Tìm kiếm thông tin trên sách, báo, internet,...

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Gợi ý một số tác phẩm sau: 

+ “Đi giữa đường thơm” (Huy Cận), 

+ “Huyền diệu”, “Nguyệt cầm” (Xuân Diệu), 

+ “Chơi giữa mùa trăng” (Hàn Mặc Tử), 

+ “Màu thời gian” (Đoàn Phú Tứ), 

+ “Nhạc”, “Đồ mi hoa”, “Hiện hình” (Bích Khê),…

Xem thêm
Cách 2

Chiều thu (Nguyễn Bính)

Thăm thẳm trời xanh lộng đáy hồ,
Mùi hoa thiên lý thoảng chiều thu.
Con cò bay lả trong câu hát,
Giấc trẻ say dài nhịp võng ru.

….

Người hàng xóm ( Nguyễn Bính)

Nhà nàng ở cạnh nhà tôi, 
Cách nhau cái giậu mồng tơi xanh rờn. 
Hai người sống giữa cô đơn, 
Nàng như cũng có nỗi buồn giống tôi. 
Giá đừng có giậu mùng tơi, 
Thế nào tôi cũng sang chơi thăm nàng.

Giục giã (Xuân Diệu)

Mau với chứ, vội vàng lên với chứ,
Em, em ơi, tình non đã già rồi; 
Con chim hồng, trái tim nhỏ của tôi, 
Mau với chứ! Thời gian không đứng đợi. 
…. 

Xem thêm
Cách 2

Câu 2

Trả lời Câu hỏi 2 trang 82 SGK Văn 12 Cánh diều

Tập viết và trình bày những so sánh, đánh giá của em về các văn bản thơ.

Phương pháp giải:

Đọc lại kiến thức phần viết

Lời giải chi tiết:

Cách 1

“Thời gian” là một bài thơ tiêu biểu cho phong cách sáng tạo của nhà thơ. Ở đấy ta thấy Văn Cao thể hiện rất tinh tế quan niệm của mình về thời gian và cái đẹp, đồng thời cũng là một tình yêu nồng nàn, tha thiết, tin yêu với cuộc sống.  Với sự từng trải của mình và cuộc sống đã được “hồi sinh”, trái tim vốn rất đa cảm và yêu thương mãnh liệt của thi nhân sớm hòa nhịp với cuộc đời và lại cất lên những tiếng lòng tha thiết, đầy triết lý về những quy luật của muôn đời: thời gian và cái đẹp; trường tồn và tàn phai. Bài thơ rất ngắn, chỉ có 7 câu với 42 chữ, chia thành 12 dòng nhưng là một cấu trúc nghệ thuật độc đáo mang đến cho người đọc một sự thưởng thức khá thú vị bằng thị giác, xúc giác và thính giác nhưng cũng khá vất vả bởi trí tưởng tượng phải phong phú để mở ra các trường liên tưởng nhằm giải mã các tín hiệu nghệ thuật mà nhà thơ đã ký thác vào đó những triết luận và những thông điệp mang một ý nghĩa nhân sinh vô cùng sâu sắc. Qua những lời thơ giản dị, đầy hàm súc đó, Văn Cao muốn gửi gắm tới bạn đọc sự tri ân với thời gian, tri ân những điều xưa cũ và ghi nhớ về những điều đẹp đẽ, đó chính là nét nghệ thuật mãi mãi trường tồn.

Xem thêm
Cách 2

Tình yêu, một đề tài muôn thuở tạo nên bao bài thơ đặc sắc, mỗi tác phẩm lại mang một sắc thái và quan niệm về tình yêu thi vị và độc đáo. Như bài thơ “Sóng” của Xuân Quỳnh và “Vội vàng” của Xuân Diệu cũng vậy. Hai bài thơ đều là tiếng nói của một cái tôi giàu cảm xúc với khát khao giao cảm với đời, với người. Cùng với đó là khát vọng yêu đương cháy bỏng của những trái tim giàu khao khát yêu đương với cuộc đời, những xúc cảm dào dạt và bùng cháy. Nếu như “Sóng” thể hiện một tình yêu đầy nữ tính, khát khao dâng hiến, tận hiến và bất tử hóa với tình yêu thì “Vội vàng” lại đưa ta đến một quan niệm sống rất hiện đại: sống vội vàng, sống cuống quýt để tận hưởng hết thảy mọi vẻ đẹp trên đời và bởi vì tuổi trẻ chẳng có cơ hội thắm lại lần hai. Có thể nói rằng “Sóng” như một bản giao hưởng tình yêu còn “Vội vàng” là khúc vĩ thanh về khát vọng sống vội vã với cuộc đời tươi đẹp. Qua đó ta nhận ra Xuân Quỳnh với trái tim yêu đầy nữ tính và Xuân Diệu với sự hối hả và mãnh liệt trong cảm xúc – mỗi người đều đã ghi tên mình vào dòng chảy của thời gian, của lòng người.

Xem thêm
Cách 2

Câu 3

Trả lời Câu hỏi 3 trang 82 SGK Văn 12 Cánh diều

Tham khảo các bài phân tích, bình giảng thơ của các nhà nghiên cứu, phê bình văn học. 

Phương pháp giải:

Tìm kiếm thông tin trên sách, báo, internet,...

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Bài bình “Một hướng tiếp cận bài thơ “Đàn ghita của Lorca”  của tác giả Mai Thị Xí

Xem thêm
Cách 2

Xuân diệu - từ quan niệm nghệ thuật đến sáng tạo thơ ( Vũ Thị Thu Hương); Chống chủ nghĩa cải lương ( Trường Chinh) ; Hồ Xuân Hương – Người lạ mặt (Nguyên Sa Trần Bích Lan),…

Xem thêm
Cách 2

Group Ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí

close