Dấu ngoặc kép trang 55 SGK Tiếng Việt 4 tập 1 Cánh diều

Tìm các dấu ngoặc kép trong bài đọc "Những trang sách tuổi thơ". Các dấu ngoặc kép trong bài đọc nói trên được dùng để làm gì. Chép lại một câu kể tên các tập truyện, tập thơ hoặc bài thơ trong đoạn văn sau; dùng dấu ngoặc kép để đánh dấu tên các tác phẩm ấy. Hãy chép lại một câu có chữ in nghiêng dưới đây, dùng dấu ngoặc kép để đánh dấu tên các bức tranh. Viết một đoạn văn ( khoảng 4-5 câu) nói về một câu chuyện hoặc một bài văn, bài thơ mà em đã đọc trong tháng này.

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Nhận xét

Câu 1:

Tìm các dấu ngoặc kép trong bài đọc "Những trang sách tuổi thơ". 

Phương pháp giải:

Em đọc bài đọc để hoàn thành bài tập. 

Lời giải chi tiết:

Các dấu ngoặc kép trong bài đọc "Những trang sách tuổi thơ" là: "Tấm cám", "Thạch Sanh", "Cây tre trăm đốt", "Đôi hài bảy dặm", "Tôn Ngộ Không", "Nghìn lẻ một đêm", "Không gia đình", "Những người khốn khổ".

Câu 2

Các dấu ngoặc kép trong bài đọc nói trên được dùng để làm gì? 

Phương pháp giải:

Em suy nghĩ và trả lời. 

Lời giải chi tiết:

Các dấu ngoặc kép trong bài đọc nói trên được dùng để đánh dấu các tên tác phẩm truyện. 

Luyện tập

Câu 1:

Chép lại một câu kể tên các tập truyện, tập thơ hoặc bài thơ trong đoạn văn sau; dùng dấu ngoặc kép để đánh dấu tên các tác phẩm ấy.

      Phạm Hổ thành công hơn cả trong lĩnh vực viết cho thiếu nhi, đặc biệt là lứa tuổi nhi đồng. Các tập truyện chính của ông: Bê và Sáo, Chuyện hoa chuyện quả, Lửa vàng lửa trắng,... Các tập thơ: Em thích em yêu, Những người bạn nhỏ, Bạn trong vườn,... Nhiều bài thơ thiếu nhi của Phạm Hổ có được sắc thái của đồng dao, vui tươi ngộ nghĩnh, dễ hiểu dễ nhớ, giàu tưởng tượng, có nhạc điệu, phù hợp với tâm lý trẻ thơ: Ngủ rồi, Xe chữa cháy, Chú bò tìm bạn,...

Phương pháp giải:

Em đọc bài đọc để hoàn thành bài tập. 

Lời giải chi tiết:

- Các tập truyện chính của ông: "Bê và Sáo", "Chuyện hoa chuyện quả", "Lửa vàng lửa trắng",...

- Các tập thơ: "Em thích em yêu", "Những người bạn nhỏ", "Bạn trong vườn,"..

Câu 2

Trong sách in, người ta có thể đánh dấu tên tác phẩm bằng cách in nghiêng. Hãy chép lại một câu có chữ in nghiêng dưới đây, dùng dấu ngoặc kép để đánh dấu tên các bức tranh: 

Phương pháp giải:

Em suy nghĩ và hoàn thành bài tập. 

Lời giải chi tiết:

Câu có chữ in nghiêng: “Cá chép trông trăng”, “Công múa”

Câu 3

Chọn 1 trong 2 đề sau:

a, Viết một đoạn văn ( khoảng 4-5 câu) nói về một câu chuyện hoặc một bài văn, bài thơ mà em đã đọc trong tháng này.

b, Viết một đoạn văn ( khoảng 4-5 câu) nói về một bộ phim mà em đã xem trong tháng này.

Phương pháp giải:

Em chủ động hoàn thành bài tập. 

Lời giải chi tiết:

Gợi ý: 

     Tối chủ nhật vừa rồi, em cùng với anh trai đã ngồi xem bộ phim hoạt hình: “Chú khủng long tốt bụng” trên tivi. Đây là bộ phim hoạt hình của Mỹ. Nội dung chính kể về cuộc hành trình của chú khủng long xanh Arlo tìm về với gia đình của mình. Và trong hành trình đó chú kết bạn với cậu bé loài người nhỏ xíu. Em thích nhất nhân vật chú khủng long. Chú vốn dĩ rất nhút nhát, sợ sệt mọi thứ, nhưng khi trải qua thử thách, chú trở nên mạnh mẽ và dũng cảm hơn rất nhiều. Nhất là khi chú cùng với bạn mình vượt qua móng vuốt của loài khủng long ăn thịt, sống sót sau dòng lũ hung dữ, bạo tàn. Câu chuyện về tình bạn và tình yêu gia đình của Arlo để lại cho em nhiều cảm xúc và bài học thật quý giá.

  • Luyện tập tả cây cối trang 56 SGK Tiếng Việt 4 tập 1 Cánh diều

    Xếp các đoạn mở bài dưới đây vào nhóm thích hợp. Viết mở bài cho bài văn tả cây cối mà em đã lập dàn ý.

  • Người thu gió trang 57 SGK Tiếng Việt 4 tập 1 Cánh diều

    Người thu gió. Hoàn cảnh gia đình và làng quê của Uy-li-am khó khăn như thế nào. Uy-li-am đã đọc và ứng dụng được điều gì trong sách. Sáng chế của Uy-li-am đã thay đổi cuộc sống của gia đình và quê hương như thế nào. Vì sao, Uy-li-am được xếp vào danh sách những người dưới ba mươi tuổi thay đổi thế giới. Vì sao nhiều trường đại học của Mỹ khuyến khích sinh viên đọc cuốn sách viết về Uy-li-a.

  • Luyện tập tả cây cối trang 58 SGK Tiếng Việt 4 tập 1 Cánh diều

    Nội dung và số câu trong đoạn kết của bài văn dưới đây có gì khác đoạn kết của bài văn Cây si ( trang 35). Viết kết bài cho bài văn tả cây cối em đã lập dàn ý. Một đoạn kết bài mở rộng. Một đoạn kết bài không mở rộng.

  • Trao đổi: Em đọc sách báo trang 59 SGK Tiếng Việt 4 tập 1 Cánh diều

    Giới thiệu một câu chuyện (hoặc bài thơ, bài văn, bài báo) đã đọc ở nhà về việc đọc sách và ích lợi của sách. Trao đổi về nội dung câu chuyện (hoặc bởi thơ, bởi văn, bài báo) mà bạn em giới thiệu: Em thích nhân vật (hoặc chỉ tiết, hình ảnh) nào? Vì sao. Câu chuyện (hoặc bài thơ, bài văn, bài báo) đó nói lên điều gì.

  • Mỗi lần cầm sách giáo khoa trang 59 SGK Tiếng Việt 4 tập 1 Cánh diều

    Mỗi lần cầm sách giáo khoa. Bài thơ là lời của ai. Nhân vật trong bài thơ nhớ những kỉ niệm gì thời đi học. Tìm những câu thơ nói lên cảm nghĩ của nhân vật ấy đối với sách giáo khoa đầu đời. Nhân vật trong bài thơ mong muốn điều gì ở con cháu.

Tham Gia Group Dành Cho 2K15 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close