Luyện tập viết tên riêng của cơ quan, tổ chức trang 118 SGK Tiếng Việt 4 tập 2 Cánh diều

Tìm tên riêng của cơ quan, tổ chức Việt Nam và nước ngoài được nêu trong bài đọc Một trí tuệ Việt Nam. Viết lại những tên riêng sau cho đúng. Chọn 1 trong 2 đề sau. Viết đoạn văn ngắn về một bảo tàng (hoặc một thư viện) mà em biết. Viết đoạn văn ngắn về một đội bóng (hoặc một đoàn nghệ thuật) mà em yêu thích.

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Tìm tên riêng của cơ quan, tổ chức Việt Nam và nước ngoài được nêu trong bài đọc Một trí tuệ Việt Nam.

Phương pháp giải:

HS tự đọc bài và tìm tên riêng của cơ quan, tổ chức Việt Nam và nước ngoài được nêu trong bài đọc “Một trí tuệ Việt Nam”.

Lời giải chi tiết:

Các tên riêng của cơ quan, tổ chức Việt Nam và nước ngoài được nêu trong bài đọc Một trí tuệ Việt Nam là: Trường Đại học Pa-ri, Viện Hàn Lâm Phẫu thuật Pa-ri, Bệnh viện Phủ Doãn. 

Câu 2

Viết lại những tên riêng sau cho đúng:

- Trường tiểu học Nam Thành Công

- trường Trung học cơ sở Trần Văn Ơn

- Phòng giáo dục và đào tạo quận Ba Đình

- Sở Giáo dục và đào tạo tỉnh Nam Định

- Hội khuyến học tỉnh Hưng yên

- hội Chữ thập đỏ Việt Nam

- Quỹ bảo vệ Môi trường Việt Nam

- quỹ nhi đồng Liên hợp quốc

Phương pháp giải:

Em suy nghĩ và hoàn thành bài tập. 

Lời giải chi tiết:

- Trường Tiểu học Nam Thành Công

- Trường Trung học cơ sở Trần Văn Ơn

- Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Ba Đình

- Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Nam Định

- Hội Khuyến học tỉnh Hưng yên

- Hội Chữ thập đỏ Việt Nam

- Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam

- Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc

Câu 3

Chọn 1 trong 2 đề sau:

a, Viết đoạn văn ngắn về một bảo tàng (hoặc một thư viện) mà em biết.

b, Viết đoạn văn ngắn về một đội bóng (hoặc một đoàn nghệ thuật) mà em yêu thích.

Phương pháp giải:

HS chọn một trong hai đề để làm bài 

Lời giải chi tiết:

     Với lịch sử 100 năm hình thành và phát triển (1919 - 2019), Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng trở thành điểm đến hấp dẫn, là niềm tự hào của người dân Đà Nẵng cùng những giá trị văn hóa, di sản mà nơi này đang lưu giữ. Bảo tàng điêu khắc Chămpa, thường được dân chúng gọi là “Bảo tàng Chàm” nằm ở giao điểm đường Bạch Đằng và đường Trần Phú, thuộc quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng. 

     Ngôi nhà được mô phỏng theo đường nét kiến trúc kiểu tháp Chăm cổ, nằm trong khuôn viên có nhiều cây sứ cổ thụ. Theo lịch sử hình thành, tòa nhà đầu tiên của Bảo tàng Điêu khắc Chăm được xây dựng vào năm 1915 – 1919. Lần đầu tiên, Bảo tàng mở cửa trưng bày với 160 cổ vật. Việc thu thập những tác phẩm điêu khắc Chăm bắt đầu từ những năm cuối thế kỷ XIX là công lao của những người Pháp yêu ngành khảo cổ học, đặc biệt là của những người làm việc cho Trường Viễn Đông Bác Cổ của Pháp. Bảo tàng được mở rộng lần thứ nhất vào những năm giữa thập kỷ 1930 nhằm đủ chỗ để trưng bày thêm những hiện vật mới được thu thập trong những năm 1920, 1930. Hiện, bảo tàng sở hữu hơn 2.000 hiện vật lớn nhỏ; trong đó, có 288 hiện vật đang trưng bày bên trong nhà bảo tàng, 187 hiện vật trưng bày ngoài sân vườn và hơn 1.200 hiện vật lưu giữ trong kho. 

     Tìm hiểu và khám phá Bảo tàng Điêu khắc Chăm, chúng ta như lạc vào một kho tàng văn hóa phong phú, độc đáo không chỉ của thành phố Đà Nẵng, của Việt Nam, mà còn của cả thế giới. Đến bảo tàng, như thấy lại cả quá khứ vàng son của một dân tộc mà lòng say mê và khả năng sáng tạo nghệ thuật đều ở một trình độ rất cao. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, sự tiếp biến của thời gian, những giá trị về văn hóa, khảo cổ mà Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng đang trưng bày, lưu giữ, chưa bao giờ thôi hấp dẫn người dân, du khách. Văn hóa, nhìn từ góc độ bảo tàng, là giá trị còn lại vĩnh cửu trước thời gian.

Tham Gia Group Dành Cho 2K15 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close