Tả con vật trang 19 SGK Tiếng Việt 4 tập 2 Cánh diều

Bài văn sau có mấy đoạn. Nêu tóm tắt nội dung của từng đoạn. Từ bài tập trên, em có nhận xét gì về cấu tạo của bài văn tả con vật. Trình tự miêu tả của bài văn sau có gì khác bài “Con thỏ trắng”.

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Bài văn sau có mấy đoạn? Nêu tóm tắt nội dung của từng đoạn? 

Phương pháp giải:

HS chia đoạn văn và nêu tóm tắt nội dung chính của từng đoạn. 

Lời giải chi tiết:

- Bài văn trên có 4 đoạn: 

+ Đoạn 1: từ đầu đến “khu chăn nuôi”.

+ Đoạn 2: từ “chú thỏ có bộ lông trắng” đến “thỏ là giống vật nghe rất tinh”.

+ Đoạn 3: từ “con thỏ trắng này” đến “nhanh nhẹn, láu táu”.

+ Đoạn 4: đoạn còn lại.

- Nội dung chính của từng đoạn:

+ Đoạn 1: giới thiệu chú thỏ trắng 

+Đoạn 2: miêu tả ngoại hình của chú thỏ 

+ Đoạn 3: miêu tả tính cách của chú thỏ

+ Đoạn 4:  tình cảm của nhân vật trong bài với chú thỏ 

Câu 2

Từ bài tập trên, em có nhận xét gì về cấu tạo của bài văn tả con vật? 

Phương pháp giải:

HS nhận xét và trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

- Cấu tạo bài văn tả con vật bao gồm 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài.

- Nội dung: 

+ Mở bài: giới thiệu về đối tượng miêu tả (con vật,…)

+ Thân bài: miêu tả về ngoại hình,  tính cách, ích lợi của con vật 

+ Kết bài: nêu cảm nghĩ về con vật

Câu 3

Trình tự miêu tả của bài văn sau có gì khác bài “Con thỏ trắng” 

Phương pháp giải:

HS so sánh cấu trúc với bài “Con thỏ trắng” và rút ra nhận xét. 

Lời giải chi tiết:

- Giống nhau: Bài văn vẫn gồm 3 phần: mở bài, thân bài và kết bài

- Khác nhau: về kết cấu 

+ Bài “Con thỏ trắng” kết cấu bài miêu tả đúng so với trình tự mẫu

+ Bài “Điệu múa trên đồng cỏ” có sự thay đổi về trình tự kết cấu 

Con thỏ trắng 

Điệu múa trên đồng cỏ 

Mở bài: giới thiệu chú thỏ trắng 

Mở bài: miêu tả ngoại hình của thiên nga

Thân bài: miêu tả ngoại hình, tính cách của chú thỏ

Thân bài: tính tình, hoạt động của loài thiên nga

Kết bài: tình cảm của nhân vật với chú thỏ  

Kết bài cảm nghĩ của tác giả thông qua ngoại hình của thiên nga. 

  • Xả thân cứu đoàn tàu trang 22 SGK Tiếng Việt 4 tập 2 Cánh diều

    Xả thân cứu đoàn tàu. Tìm trong bài đọc trên các phần sau: mở đầu, nội dung chính, kết thúc. Tìm những chi tiết cho thấy ông Thức đã chủ động đề phòng tai nạn. Ông Thức đã chấp nhận hi sinh để cứu đoàn tàu như thế nào. Tấm Huân chương Dũng cảm thể hiện sự đánh giá thế nào của Nhà nước và Nhân dân về người lái tàu Trương Xuân Thức.

  • Luyện tập về vị ngữ trang 23 SGK Tiếng Việt 4 tập 2 Cánh diều

    Tìm vị ngữ trong các câu sau. Xếp các vị ngữ mà em vừa tìm được ở bài 1 vào nhóm thích hợp. Quan sát hai bức ảnh về đoàn tàu Thống Nhất sau đây và viết 3 câu.

  • Sự thật là thước đo chân lí trang 24 SGK Tiếng Việt 4 tập 2 Cánh diều

    Sự thật là thước đo chân lí. Vì sao Ga-li-lê quyết định làm thí nghiệm về tốc độ của các vật. Nhờ đâu mà ông đã đạt được kết quả nghiên cứu sau lần thất bại đầu tiên. Thí nghiệm của Ga-li-ê về tốc độ rơi của các vật cho thấy ông là người như thế nào. Vì sao từ chỗ phản đối lí thuyết của Cô-péc-ních, Ga-li-lê lại tán thành ý kiến của nhà bác học này. Việc Ga-li-lê thừa nhận sai lầm của mình và kiên quyết bảo vệ lí thuyết của Cô-péc-ních nói lên điều gì về ông.

  • Luyện tập tả con vật trang 26 SGK Tiếng Việt 4 tập 2 Cánh diều

    Đọc và trả lời câu hỏi. Tác giả miêu tả những đặc điểm nổi bật nào về hình dáng con chim gáy? Để miêu tả được đúng, tác giả đã quan sát bằng cách nào. Tác giả miêu tả những đặc điểm nổi bật nào về thói quen và hoạt động của con chim gáy. Ghi lại kết quả quan sát một con vật em yêu thích.

  • Trao đổi: Em đọc sách báo trang 27 SGK Tiếng Việt 4 tập 2 Cánh diều

    Giới thiệu một câu chuyện (bài thơ, bài báo,…) về lòng dũng cảm. Trao đổi về nội dung câu chuyện (bài thơ, bài báo,..) em giới thiệu. Em thích nhân vật (hoặc chi tiết, hình ảnh) nào? Vì sao. Qua câu chuyện (bài thơ, bài báo) đó em hiểu thế nào là dũng cảm.

Tham Gia Group Dành Cho 2K15 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close