Tuổi Ngựa trang 5 SGK Tiếng Việt 4 tập 1 Cánh diều

Trò chơi hỏi đáp: Mỗi em đặt 5 câu hỏi để tìm hiểu về bạn. Qua trò chơi trên, em hiểu " Chân dung của em" nghĩa là gì. Tuổi Ngựa. Ở khổ thơ 1, bạn nhỏ hỏi mẹ điều gì? Mẹ trả lời thế nào. Bạn nhỏ tưởng tượng " ngựa con" sẽ theo ngọn gió đi những đâu. Theo em, vì sao bạn nhỏ tưởng tượng mỗi vùng đất có một màu gió riêng. Em thích những hình ảnh nào trong khổ thơ 3.

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Phần I

Chia sẻ:

Câu 1:

Trò chơi hỏi đáp: Mỗi em đặt 5 câu hỏi để tìm hiểu về bạn:

- Trò chơi bạn thích nhất là gì?

- Món ăn bạn thích nhất là món nào?

- Bạn thích học môn nào nhất?

- Bạn không thích điều gì?

- Nếu tự vẽ mình, bạn sẽ chú ý tới đặc điểm nào? 

Phương pháp giải:

HS tự đặt câu hỏi theo mẫu. 

Lời giải chi tiết:

Dựa trên ví dụ trên em có thể đặt các câu hỏi phù hợp để hỏi bạn mình.

- Bạn thích nhất là màu sắc nào?

- Bạn thích làm gì vào thời gian rảnh?

- Bạn thích nhất bộ phận nào trên cơ thể mình?

- Bạn không thích môn học nào?

- Bạn thích con vật nào nhất?

Câu 2

Qua trò chơi trên, em hiểu " Chân dung của em" nghĩa là gì?

Phương pháp giải:

Em tự liên hệ bản thân và nói lên suy nghĩ của mình. 

Lời giải chi tiết:

Qua trò chơi trên, em có thể hiểu " Chân dung của em" là tất cả những đặc điểm về ngoại hình, tính cách, sở thích .... của riêng em, là nét riêng của em mà không nhầm lẫn với ai được.

Nội dung bài đọc

Bài thơ kể về một cậu bé tuổi ngựa. Cậu bé thích khám phá những vùng đất mới nhưng luôn nhớ đường về với mẹ.

Phần II

Bài đọc:

Tuổi Ngựa

- Mẹ ơi, con tuổi gì? 

- Tuổi con là tuổi Ngựa

Ngựa không yên một chỗ 

Tuổi con là tuổi đi….

- Mẹ ơi con sẽ phi 

Qua bao nhiêu ngọn gió

Gió xanh miền trung du 

Gió hồng vùng đất đỏ 

Gió đen hút đại ngàn

Mấp mô triền núi đá…

Con mang về cho mẹ 

Ngọn gió của trăm miền…

Ngựa con sẽ đi khắp 

Trên những cánh đồng hoa

Lóa màu trắng hoa mơ

Trang giấy nguyên chưa viết 

Con làm sao ôm hết 

Mùi hoa huệ ngọt ngào

Gió và nắng xôn xao 

Khắp đồng hoa cúc dại…

Tuổi con là tuổi Ngựa

Nhưng mẹ ơi đừng buồn 

Dẫu cách núi cách rừng 

Dẫu cách sông cách bể 

Con tìm về với mẹ

Ngựa con vẫn nhớ đường. 

Phần III

Đọc hiểu:

Câu 1: 

Ở khổ thơ 1, bạn nhỏ hỏi mẹ điều gì? Mẹ trả lời thế nào? 

Phương pháp giải:

Em đọc bài đọc để trả lời câu hỏi. 

Lời giải chi tiết:

Ở khổ thơ 1, bạn nhỏ hỏi mẹ mình tuổi gì trong câu " Mẹ ơi, con tuổi gì?". Mẹ trả lời Bạn nhỏ tuổi Ngựa. Mẹ bảo tuổi ấy là tuổi đi. Tuổi không chịu ở yên một chỗ. 

Câu 2

Bạn nhỏ tưởng tượng " ngựa con" sẽ theo ngọn gió đi những đâu? 

Phương pháp giải:

Em dựa vào bài đọc để trả lời. 

Lời giải chi tiết:

Bạn nhỏ tưởng tượng "ngựa con" theo ngọn gió rong chơi qua mọi miền đất nước, từ miền trung du xanh ngắt, qua những cao nguyên đất đỏ, những rừng đại ngàn đan triền núi đá. "Ngựa con" mang về cho mẹ gió của trăm miền.

Câu 3

Theo em, vì sao bạn nhỏ tưởng tượng mỗi vùng đất có một màu gió riêng?

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ bài đọc để trả lời câu hỏi. 

Lời giải chi tiết:

 Vì mỗi vùng đất có một loại hoa riêng. Mỗi loại hoa sẽ có một mùi và màu sắc khác nhau.

Câu 4

Em thích những hình ảnh nào trong khổ thơ 3? 

Phương pháp giải:

Em đọc bài đọc để trả lời câu hỏi. 

Lời giải chi tiết:

Có rất nhiều hình ảnh như: Những cánh đồng hoa lóa màu trắng hoa mơ, đồng hoa cúc dại....

Câu 5

Hãy nêu cảm nghĩ của em về nhân vật bạn nhỏ trong bài thơ.

Học thuộc lòng các khổ 3 và 4

Phương pháp giải:

Em suy nghĩ và trả lời.  

Lời giải chi tiết:

Bạn nhỏ trong bài thơ là một cậu bé tuổi Ngựa thích bay nhảy, thích du ngoạn khắp nơi, nhưng cậu rất yêu mẹ, dù đi đâu cũng vẫn nhớ về mẹ.

  • Viết đoạn văn về một nhân vật trang 7 SGK Tiếng Việt 4 tập 1 Cánh diều

    Đoạn văn viết về nội dung gì. Câu mở đầu của đoạn văn trên (câu mở đoạn) có tác dụng gì. Dựa theo quy tắc Bàn tay, hãy nêu những việc cần làm để viết một đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về nhân vật bạn nhỏ trong bài thơ Tuổi Ngựa.

  • Cái răng khểnh trang 9 SGK Tiếng Việt 4 tập 1 Cánh diều

    Cái răng khểnh. Tại sao bạn nhỏ trong câu chuyện không thích cái răng khểnh. Khi nghe bạn nhỏ giải thích, người bố đã nói gì. Em có suy nghĩ gì về điều người bố nói. Vì sao bạn nhỏ kể cho cô giáo nghe bí mật của mình. Em nghĩ như thế nào về "nét riêng" (ngoại hình, giọng nói, cách ăn mặc,....) của mỗi người.

  • Danh từ trang 10 SGK Tiếng Việt 4 tập 1 Cánh diều

    Tìm các từ chỉ sự vật trong các câu sau. Xếp các từ nói trên vào nhóm thích hợp. Tìm danh từ trong câu sau. Viết một câu chuyện về bản thân hoặc về một người bạn. Chỉ ra danh từ mà em đã sử dụng.

  • Luyện tập viết đoạn văn về một nhân vật trang 11 SGK Tiếng Việt 4 tập 1 Cánh diều

    Tìm ý và sắp xếp ý cho 1 trong 3 đoạn văn sau. Nêu cảm nghĩ của em về nhân vật bạn nhỏ trong bài thơ Tuổi Ngựa. Nêu cảm nghĩ của em về nhân vật Hồng trong câu chuyện Làm chị. Nêu cảm nghĩ của em về nhân vật bạn nhỏ trong câu chuyện Chiếc răng khểnh. Trao đổi với bạn để hoàn chỉnh kết quả tìm ý và sắp xếp ý.

  • Vệt phấn trên mặt bàn trang 12 SGK Tiếng Việt 4 tập 1 Cánh diều

    Vệt phấn trên mặt bàn. Những đặc điểm nào của người bạn mới khiến Minh chú ý. Vì sao Thi Ca thường đụng vào tay Minh khi đang viết. Minh dùng phấn kẻ một đường chia đôi bề mặt bàn để làm gì. Khi cô giáo cho biết Thi Ca phải vào bệnh viện, Minh đã nhớ lại những gì. Câu chuyện muốn nói với em điều gì.

Tham Gia Group Dành Cho 2K15 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close