Đề thi học kì 2 Toán 7 - Đề số 12 - Kết nối tri thức

Phần trắc nghiệm (3 điểm) Em hãy chọn phương án trả lời đúng Câu 1: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng?

Đề bài

I. Trắc nghiệm
Câu 1 :

Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng?

  • A
    \(\frac{1}{2} = \frac{{ - 2}}{4}\).
  • B
    \(\frac{1}{2} = \frac{5}{{10}}\).
  • C
    \(\frac{1}{2} = \frac{3}{4}\).
  • D
    \(\frac{1}{2} = \frac{{ - 2}}{{ - 6}}\).
Câu 2 :

Giá trị x thoả mãn tỉ lệ thức: \(\frac{6}{x} = \frac{{ - 10}}{5}\)

  • A
    \( - 30.\)
  • B
    \( - 3.\)
  • C
    \(3 \cdot \)
  • D
    \(30.\)
Câu 3 :

Trong các công thức sau, công thức nào phát biểu: “Đại lượng y tỉ lệ thuận với đại lượng x theo hệ số tỉ lệ 2”?

  • A
    \(y = 2x.\)
  • B
    \(y = \frac{2}{x}.\)
  • C
    \(y = x + 2.\)
  • D
    \(y = {x^2}.\)
Câu 4 :

Biểu thức đại số biểu diễn công thức tính diện tích hình thang có 2 đáy độ dài a, b; chiều cao h ( a, b, h có cùng đơn vị đo độ dài)

  • A
    \(ab.\)
  • B
    \(ah.\)
  • C
    \((a + b)h.\)
  • D
    \(\frac{{(a + b)h}}{2}.\)
Câu 5 :

Hệ số tự do của đa thức \( - {x^7} + 5{x^5} - 12x - 22\) là

  • A
    \( - 22.\)
  • B
    \( - 1.\)
  • C
    \(5.\)
  • D
    \(22.\)
Câu 6 :

Giá trị của đa thức \(g\left( x \right) = {x^8}{\rm{ + }}{x^4} + {x^2} + 1\) tại \(x =  - 1\) bằng

  • A
    \( - 4.\)
  • B
    \( - 3.\)
  • C
    \(3.\)
  • D
    \(4.\)
Câu 7 :

Trong các biến cố sau, biến cố nào là biến cố ngẫu nhiên?

  • A
    Trong điều kiện thường nước sôi ở \({100^o}C.\)
  • B
    Tháng tư có 30 ngày.
  • C
    Gieo một con xúc xắc 1 lần, số chấm xuất hiện trên mặt con xúc xắc là 7.
  • D
    Gieo hai con xúc xắc 1 lần, tổng số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc là 7.
Câu 8 :

Gieo một đồng xu cân đối, đồng chất 1 lần. Xác suất của biến cố “Đồng xu xuất hiện mặt ngửa” là

  • A
    \(\frac{1}{4}.\)
  • B
    \(\frac{1}{3}.\)
  • C
    \(\frac{1}{2}.\)
  • D
    \(1.\)  
Câu 9 :

Cho \(\Delta ABC\) vuông tại A có \(\widehat B = {65^0}.\) Chọn khẳng định đúng.

  • A
    \(AB < BC < AC.\)
  • B
    \(BC > AC > AB.\)
  • C
    \(BC < AC < AB.\)
  • D
    \(AC < AB < BC.\)
Câu 10 :

Cho tam giác \(ABC\) có AM là đường trung tuyến, trọng tâm \(G\). Khẳng định nào sau đây đúng?

  • A
    \(AM = 3AG.\)
  • B
    \(AG = 2GM.\)
  • C
    \(3AM = 2AG.\)
  • D
    \(AG = \frac{1}{2}GM.\)
Câu 11 :

Bộ ba số nào là độ dài ba cạnh của một tam giác?

  • A
    \(4cm,\;5cm,\;10cm.\)
  • B
    \(5cm,\;5cm,\;12cm.\)
  • C
    \(11cm,\;11cm,\;20cm.\)
  • D
    \(9cm,\;20cm,\;11cm.\)
Câu 12 :

Số mặt của hình hộp chữ nhật là

  • A
    \(4.\)
  • B
    \(6.\)
  • C
    \(8.\)
  • D
    \(10.\)
II. Tự luận

Lời giải và đáp án

I. Trắc nghiệm
Câu 1 :

Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng?

  • A
    \(\frac{1}{2} = \frac{{ - 2}}{4}\).
  • B
    \(\frac{1}{2} = \frac{5}{{10}}\).
  • C
    \(\frac{1}{2} = \frac{3}{4}\).
  • D
    \(\frac{1}{2} = \frac{{ - 2}}{{ - 6}}\).

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào kiến thức về tỉ lệ thức.

Lời giải chi tiết :

Ta có:

\(\frac{1}{2} = \frac{2}{4} \ne \frac{{ - 2}}{4}\) nên A sai.

\(\frac{1}{2} = \frac{5}{{10}}\) nên B đúng.

\(\frac{1}{2} = \frac{2}{4} \ne \frac{3}{4}\) nên C sai.

\(\frac{1}{2} = \frac{{ - 3}}{{ - 6}} \ne \frac{{ - 2}}{{ - 6}}\) nên D sai.

Đáp án B.

Câu 2 :

Giá trị x thoả mãn tỉ lệ thức: \(\frac{6}{x} = \frac{{ - 10}}{5}\)

  • A
    \( - 30.\)
  • B
    \( - 3.\)
  • C
    \(3 \cdot \)
  • D
    \(30.\)

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào kiến thức về tỉ lệ thức: Nếu \(\frac{a}{b} = \frac{c}{d}\) thì \(ad = bc\).

Lời giải chi tiết :

Ta có: \(\frac{6}{x} = \frac{{ - 10}}{5}\) nên

\(\begin{array}{l}6.5 = \left( { - 10} \right).x\\x = \frac{{6.5}}{{ - 10}}\\x =  - 3\end{array}\)

Đáp án B.

Câu 3 :

Trong các công thức sau, công thức nào phát biểu: “Đại lượng y tỉ lệ thuận với đại lượng x theo hệ số tỉ lệ 2”?

  • A
    \(y = 2x.\)
  • B
    \(y = \frac{2}{x}.\)
  • C
    \(y = x + 2.\)
  • D
    \(y = {x^2}.\)

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Sử dụng kiến thức về hai đại lượng tỉ lệ thuận: Nếu đại lượng y tỉ lệ thuận với đại lượng x theo hệ số tỉ lệ là a thì ta có công thức \(y = ax\)

Lời giải chi tiết :

Đại lượng y tỉ lệ thuận với đại lượng x theo hệ số tỉ lệ 2 nên y = 2x.

Đáp án A.

Câu 4 :

Biểu thức đại số biểu diễn công thức tính diện tích hình thang có 2 đáy độ dài a, b; chiều cao h ( a, b, h có cùng đơn vị đo độ dài)

  • A
    \(ab.\)
  • B
    \(ah.\)
  • C
    \((a + b)h.\)
  • D
    \(\frac{{(a + b)h}}{2}.\)

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Sử dụng công thức tính diện tích hình thang để viết biểu thức.

Lời giải chi tiết :

Biểu thức đại số biểu diễn công thức tính diện tích hình thang có 2 đáy độ dài a, b; chiều cao h ( a, b, h có cùng đơn vị đo độ dài) là: \(\frac{{\left( {a + b} \right).h}}{2}\).

Đáp án D.

Câu 5 :

Hệ số tự do của đa thức \( - {x^7} + 5{x^5} - 12x - 22\) là

  • A
    \( - 22.\)
  • B
    \( - 1.\)
  • C
    \(5.\)
  • D
    \(22.\)

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Hệ số của hạng tử bậc 0 gọi là hệ số tự do của đa thức đó.

Lời giải chi tiết :

Hệ số tự do của đa thức \( - {x^7} + 5{x^5} - 12x - 22\) là – 22.

Đáp án A.

Câu 6 :

Giá trị của đa thức \(g\left( x \right) = {x^8}{\rm{ + }}{x^4} + {x^2} + 1\) tại \(x =  - 1\) bằng

  • A
    \( - 4.\)
  • B
    \( - 3.\)
  • C
    \(3.\)
  • D
    \(4.\)

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Thay \(x =  - 1\) vào đa thức để tính giá trị.

Lời giải chi tiết :

Thay \(x =  - 1\) vào đa thức g(x) ta được:

\(g\left( x \right) = {\left( { - 1} \right)^8}{\rm{ + }}{\left( { - 1} \right)^4} + {\left( { - 1} \right)^2} + 1 = 1 + 1 + 1 + 1 = 4\)

Đáp án D.

Câu 7 :

Trong các biến cố sau, biến cố nào là biến cố ngẫu nhiên?

  • A
    Trong điều kiện thường nước sôi ở \({100^o}C.\)
  • B
    Tháng tư có 30 ngày.
  • C
    Gieo một con xúc xắc 1 lần, số chấm xuất hiện trên mặt con xúc xắc là 7.
  • D
    Gieo hai con xúc xắc 1 lần, tổng số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc là 7.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào kiến thức về các loại biến cố.

Lời giải chi tiết :

Biến cố “Gieo hai con xúc xắc 1 lần, tổng số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc là 7” là biến cố ngẫu nhiên.

Đáp án D.

Câu 8 :

Gieo một đồng xu cân đối, đồng chất 1 lần. Xác suất của biến cố “Đồng xu xuất hiện mặt ngửa” là

  • A
    \(\frac{1}{4}.\)
  • B
    \(\frac{1}{3}.\)
  • C
    \(\frac{1}{2}.\)
  • D
    \(1.\)  

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào kiến thức về xác suất của các biến cố đồng khả năng.

Lời giải chi tiết :

Do đồng xu cân đối nên biến cố “Đồng xu xuất hiện mặt ngửa” và “Đồng xu xuất hiện mặt sấp” là đồng khả năng nên xác suất của 2 biến cố này bằng nhau và bằng \(\frac{1}{2}\).

Đáp án C.

Câu 9 :

Cho \(\Delta ABC\) vuông tại A có \(\widehat B = {65^0}.\) Chọn khẳng định đúng.

  • A
    \(AB < BC < AC.\)
  • B
    \(BC > AC > AB.\)
  • C
    \(BC < AC < AB.\)
  • D
    \(AC < AB < BC.\)

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào mối quan hệ giữa góc và cạnh đối nhau trong một tam giác và định lí tổng ba góc của một tam giác bằng \({180^0}\).

Lời giải chi tiết :

Tam giác ABC vuông tại A có \(\widehat B = {65^0}\) nên

\(\widehat C = {180^0} - \widehat A - \widehat B = {180^0} - {90^0} - {65^0} = {25^0}\).

Vì \(\widehat A > \widehat B > \widehat C\left( {{{90}^0} > {{65}^0} > {{25}^0}} \right)\) nên \(BC > AC > AB\).

Đáp án B.

Câu 10 :

Cho tam giác \(ABC\) có AM là đường trung tuyến, trọng tâm \(G\). Khẳng định nào sau đây đúng?

  • A
    \(AM = 3AG.\)
  • B
    \(AG = 2GM.\)
  • C
    \(3AM = 2AG.\)
  • D
    \(AG = \frac{1}{2}GM.\)

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào kiến thức về trọng tâm của tam giác.

Lời giải chi tiết :

Vì G là trọng tâm của tam giác ABC nên \(AG = \frac{2}{3}AM\) suy ra \(GM = AM - AG = AM - \frac{2}{3}AM = \frac{1}{3}AM\).

Suy ra \(\frac{{GM}}{{AG}} = \frac{{\frac{1}{3}AM}}{{\frac{2}{3}AM}} = \frac{1}{2}\) hay \(AG = 2GM\).

Đáp án B.

Câu 11 :

Bộ ba số nào là độ dài ba cạnh của một tam giác?

  • A
    \(4cm,\;5cm,\;10cm.\)
  • B
    \(5cm,\;5cm,\;12cm.\)
  • C
    \(11cm,\;11cm,\;20cm.\)
  • D
    \(9cm,\;20cm,\;11cm.\)

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào quan hệ giữa các cạnh của một tam giác.

Lời giải chi tiết :

Ta có:

4 + 5 = 9 < 10, ba độ dài \(4cm,\;5cm,\;10cm\) không thỏa mãn một bất đẳng thức tam giác nên không là độ dài ba cạnh của một tam giác.

5 + 5 = 10 < 12, ba độ dài \(5cm,\;5cm,\;12cm\) không thỏa mãn một bất đẳng thức tam giác nên không là độ dài ba cạnh của một tam giác.

11 > 20 – 11 = 9, ba độ dài \(11cm,\;11cm,\;20cm\) thỏa mãn điều kiện của bất đẳng thức tam giác nên đây có thể là độ dài ba cạnh của một tam giác.

11 = 20 – 9, ba độ dài \(9cm,\;20cm,\;11cm\) không thỏa mãn một bất đẳng thức tam giác nên không là độ dài ba cạnh của một tam giác.

Đáp án C.

Câu 12 :

Số mặt của hình hộp chữ nhật là

  • A
    \(4.\)
  • B
    \(6.\)
  • C
    \(8.\)
  • D
    \(10.\)

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào kiến thức về hình hộp chữ nhật.

Lời giải chi tiết :

Hình hộp chữ nhật có 6 mặt.

Đáp án B.

II. Tự luận
Phương pháp giải :

a) Thay \(x = - 2,\;y = \frac{1}{3}\) vào A để tính giá trị biểu thức.

b) Sử dụng các phép tính với đa thức một biến để tìm giá trị của x.

Lời giải chi tiết :

a) Tại \(x = - 2,\;y = \frac{1}{3}\) ta có

\(\begin{array}{l}A = \left[ {2 \cdot ( - 2) + \frac{1}{3}} \right]\left[ {2 \cdot ( - 2) - \frac{1}{3}} \right]\\ = \left( { - 4 + \frac{1}{3}} \right)\left( { - 4 - \frac{1}{3}} \right)\\ = \frac{{ - 11}}{3}.\frac{{ - 13}}{3}\\ = \frac{{143}}{9}.\end{array}\)

b) \(x(3x - 2) - 3{x^2} = \frac{3}{4}\)

\(\begin{array}{l}3{x^2} - 2x - 3{x^2} = \frac{3}{4}\\ - 2x = \frac{3}{4}\\x = \frac{{ - 3}}{8}.\end{array}\)

Vậy \(x = \frac{{ - 3}}{8}\).

Phương pháp giải :

Gọi số tấm thiệp của ba lớp 7A, 7B, 7C lần lượt là \(x,y,z\left( {x,y,z \in {\mathbb{N}^ * }} \right)\)

Viết phương trình dựa vào đề bài.

Áp dụng tính chất dãy tỉ số bằng nhau để tìm x, y, z.

Lời giải chi tiết :

Gọi số tấm thiệp của ba lớp 7A, 7B, 7C lần lượt là \(x,y,z\left( {x,y,z \in {\mathbb{N}^ * }} \right)\)

Vì có 40 tấm thiệp nên x + y + z = 40

 Vì số học sinh tỉ lệ với số thiệp cần làm nên ta có \(\frac{x}{{45}} = \frac{y}{{42}} = \frac{z}{{33}}\).

Áp dụng tính chất dãy tỉ số bằng nhau ta có:

\(\frac{x}{{45}} = \frac{y}{{42}} = \frac{z}{{33}} = \frac{{x + y + z}}{{45 + 42 + 33}} = \frac{{40}}{{120}} = \frac{1}{3}\)

Từ đó ta tính được \(\left( {x,y,z} \right) = \left( {15;14;11} \right)\).

Vậy số tấm thiệp của ba lớp 7A, 7B, 7C lần lượt là 15; 14; 11.

Phương pháp giải :

Thực hiện tính toán với đa thức một biến.

Lời giải chi tiết :

a) \(A\left( x \right) = 5{x^4} - 7{x^2} - 3x - 6{x^2} + 11x - 30\)

\(\begin{array}{l} = 5{x^4} + \left( { - 7{x^2} - 6{x^2}} \right) + \left( { - 3x + 11x} \right) - 30\\ = 5{x^4} - 13{x^2} + 8x - 30\end{array}\)

\(B\left( x \right) =  - 11{x^3} + 5x - 10 + 13{x^4} - 2 + 20{x^3} - 34x\)

\(\begin{array}{l} = 13{x^4} + \left( { - 11{x^3} + 20{x^3}} \right) + \left( {5x - 34x} \right) + \left( { - 10 - 2} \right)\\ = 13{x^4} + 9{x^3} - 29x - 12\end{array}\)

b) \(A\left( x \right) - B\left( x \right) = \left( {5{x^4} - 13{x^2} + 8x - 30} \right) - \left( {3{x^4} + 9{x^3} - 29x - 12} \right)\)

\(\begin{array}{l} = 5{x^4} - 13{x^2} + 8x - 30 - 3{x^4} - 9{x^3} + 29x + 12\\ = \left( {5{x^4} - 3{x^4}} \right) - 9{x^3} - 13{x^2} + \left( {8x + 29x} \right) + \left( { - 30 + 12} \right)\\ = 2{x^4} - 9{x^3} - 13{x^2} + 37x - 18\end{array}\)

Phương pháp giải :

a) Chứng minh \(\Delta ABH = \Delta ACK\) theo trường hợp cạnh huyền – góc nhọn. suy ra AH = AK nên tam giác AKH là tam giác cân.

b) Chứng minh \(\widehat {{P_1}} = \widehat {{N_1}}\) nên \(\Delta AKI = \Delta AHI\) theo trường hợp cạnh huyền – cạnh góc vuông suy ra \(\widehat {AIK} = \widehat {AIH}\)

Từ đó ta có \(\widehat {CIM} = \widehat {BIM}\) nên IM là phân giác của góc BIC

c) Từ tam giác cân ABC và AHK ta có \(\widehat {ABC} = \frac{{180^\circ - \widehat A}}{2}\), \(\widehat {AKH} = \frac{{180^\circ - \widehat A}}{2}\) nên \(\widehat {ABC} = \widehat {AKH}\).

Mà hai góc này ở vị trí đồng vị nên HK // BC.

Lời giải chi tiết :

a) Xét \(\Delta ABH\) và \(\Delta ACK\) có:

\(\widehat {AHB} = \widehat {AKC} = 90^\circ \) (vì \(BH \bot AC;CK \bot AB\))

AB = AC (\(\Delta ABC\) cân);

góc A chung;

Do đó: \(\Delta ABH = \Delta ACK\) (cạnh huyền – góc nhọn).

\( \Rightarrow AH = AK \Rightarrow \Delta AHK\) cân tại A (đpcm).

b) Xét \(\Delta AKI\) và \(\Delta AHI\) có: \(\widehat {AKI} = \widehat {AHI} = 90^\circ \) (vì \(BH \bot AC;CK \bot AB\))

AK = AH (\(\Delta AHK\) cân tại A);

cạnh AI chung;

Do đó: \(\Delta AKI = \Delta AHI\) (cạnh huyền – cạnh góc vuông).

\( \Rightarrow \widehat {AIK} = \widehat {AIH}\).

Mà: \(\widehat {AIK} = \widehat {CIM};\widehat {AIH} = \widehat {BIM}\) (2 góc đối đỉnh).

Do đó: \(\widehat {CIM} = \widehat {BIM}\)\( \Rightarrow IM\)là phân giác của góc BIC (đpcm).

c) \(\Delta ABC\) cân tại A nên: \(\widehat {ABC} = \frac{{180^\circ - \widehat A}}{2}\) .

\(\Delta AHK\) cân tại nên: \(\widehat {AKH} = \frac{{180^\circ  - \widehat A}}{2}\) .

Suy ra \(\widehat {ABC} = \widehat {AKH}\).

Mà 2 góc này ở vị trí đồng vị.

Do đó: KH // BC (đpcm).

Phương pháp giải :

Biến đổi \(\frac{{2z - 4x}}{3} = \frac{{3x - 2y}}{4} = \frac{{4y - 3z}}{2}\) thành \(\frac{{6z - 12x}}{9} = \frac{{12x - 8y}}{{16}} = \frac{{8y - 6z}}{4}\).

Áp dụng tính chất dãy tỉ số bằng nhau để suy ra \(\frac{{2z - 4x}}{3} = \frac{{3x - 2y}}{4} = \frac{{4y - 3z}}{2} = 0\)

Từ đó ta có \(6z = 12x = 8y\).

Đặt \(6z = 12x = 8y = 24k\left( {k > 0} \right) \Rightarrow \left( {x;y;z} \right) = \left( {2k;3k;4k} \right)\)

Tìm k dựa vào \(200 < {y^2} + {z^2} < 450\)

Từ đó tính được x, y, z.

Lời giải chi tiết :

Ta có \(\frac{{2z - 4x}}{3} = \frac{{3x - 2y}}{4} = \frac{{4y - 3z}}{2}\) nên

\(\begin{array}{l}\frac{{3\left( {z - 4x} \right)}}{{3.3}} = \frac{{4\left( {3x - 2y} \right)}}{{4.4}} = \frac{{2\left( {4y - 3z} \right)}}{{2.2}}\\\frac{{6z - 12x}}{9} = \frac{{12x - 8y}}{{16}} = \frac{{8y - 6z}}{4}\end{array}\)

Áp dụng tính chất dãy tỉ số bằng nhau, ta có:

\(\frac{{6z - 12x}}{9} = \frac{{12x - 8y}}{{16}} = \frac{{8y - 6z}}{4} = \frac{{6z - 12x + 12x - 8y + 8y - 6z}}{{9 + 16 + 4}} = \frac{0}{{29}} = 0\)

Do đó \(\left\{ \begin{array}{l}6z - 12x = 0\\12x - 8y = 0\\8y - 6z = 0\end{array} \right.\) hay \(6z = 12x = 8y\).

Đặt \(6z = 12x = 8y = 24k\left( {k > 0} \right)\) ta được \(\left( {x;y;z} \right) = \left( {2k;3k;4k} \right)\)

Theo giả thiết \(200 < {y^2} + {z^2} < 450\) hay \(200 < 9{k^2} + 16{k^2} < 450\)

suy ra \(200 < 25{k^2} < 450 \Rightarrow k \in \left\{ {3;4} \right\}\)

Từ đó tìm được \(\left( {x;y;z} \right) \in \left\{ {\left( {6;9;12} \right);\left( {8;12;16} \right)} \right\}\)

close